Nội dung chính của bài viết
Bạn đang muốn tìm mua một chiếc xe đạp điện cho riêng mình hoặc cho bố mẹ, con cái. Dưới đây là một số thông tin hữu ích và câu hỏi gợi ý để giúp bạn tìm được chiếc xe đạp điện đúng với nhu cầu của mình.
1. Các quy định khi sử dụng xe đạp điện
Xe đạp điện – Electric bicycles: là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250W và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40kg.
Bao nhiêu tuổi thì được sử dụng xe đạp điện?
Trong các quy phạm tại Nghị định 171/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không có quy định về hành vi điều khiển xe đạp điện đối với dưới 16 tuổi. Do đó, hiện nay không có quy định về độ tuổi được sử dụng xe đạp điện.
Đi xe đạp điện có cần bằng lái và đội mũ bảo hiểm không?
Trong Luật Giao thông đường bộ tại Điểm 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ thì xe đạp điện được phân vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Do đó, đi xe đạp điện hay xe máy điện thì không cần bằng lái, người sử dụng chỉ phải chấp hành đội mũ bảo hiểm và các quy định về an toàn giao thông theo đúng quy định. Tuy nhiên, để điều khiển được xe máy điện, người điều khiển cũng cần đủ 16 tuổi trở lên theo quy định.
Đi xe đạp điện có cần đăng ký biển số không?
Xe đạp điện được phân vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Vì vậy, khi mua xe đạp điện bạn sẽ không phải đăng kí xe nhưng đối với xe máy điện thì bạn phải tiến hành đăng kí xe và gắn biển số.
2. Lưu ý cần phải biết khi mua xe đạp điện
Công suất động cơ của xe đạp điện là bao nhiêu?
Động cơ xe đạp điện có chức năng chính là điều khiển và kiểm soát các thiết bị điện của xe, qua đó giúp vận hành chính xác và tiết kiệm năng lượng. Động cơ của xe được vận hành nhờ pin hoặc bình ắc quy. Thông thường động cơ được đặt ở vị trí bánh sau, có thiết kế khép kín, có khả năng chống nước cao.
Sức mạnh của động cơ được xác định bằng cách nó tạo ra bao nhiêu watt điện. Hầu hết các động cơ xe đạp điện rơi vào khoảng 250 – 750 watt. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại động cơ khác, người mua nên dựa vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại động cơ cho phù hợp.
Nếu bạn chủ yếu sử dụng xe ở địa hình bằng phẳng, quãng đường thường xuyên di chuyển không quá xa thì nên chọn động cơ xe đạp điện có công suất vừa phải, pin/ắc quy cũng vừa phải để tiết kiệm chi phí.
Động cơ khoảng 250-500 watt là đủ để mang lại cho người dùng trải nghiệm đi xe tuyệt vời. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên đi xa, hoặc di chuyển ở địa hình có nhiều đồi dốc thì nên lựa chọn xe đạp điện có động cơ lớn hơn (500-750 watt) để có thể nhanh chóng leo dốc hay đi được đường xa dễ dàng.

Tốc độ tối đa của xe đạp điện là bao nhiêu?
Hầu hết các dòng xe đạp điện trên thị trường hiện nay đều có vận tốc tối đa từ 25km/h với quãng đường tối đa cho 1 lần sạc pin trung bình khoảng từ 40-60km. Những dòng xe này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu di chuyển gần của học sinh, sinh viên, người lớn tuổi. Ngoài ra, hiện nay cũng có các dòng xe có tốc độ tối đa lên đến 70-80 km/h.
Tuy nhiên, xe đạp điện có khả năng đạt tốc độ hợp pháp tối đa là 25 km/h được chứng minh là tiện lợi và an toàn nhất, cho phép người dùng hoàn thành các tuyến đường đi làm và các quãng đường ngắn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Do đó, để đảm bảo an toàn giao thông, người đi xe đạp điện nên duy trì tốc độ ở mức 25km/h.
Điều 7 Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia QCVN năm 2015
Vận tốc lớn nhất của xe khi vận hành bằng động cơ điện phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và không được lớn hơn 25km/h.
Bộ phận điều khiển xe đạp điện như thế nào?
Xe đạp điện có nhiều cơ chế khác nhau để người dùng sử dụng và điều khiển động cơ. Xe có hệ thống bảng điều khiển giúp chuyển đổi các hoạt động điều khiển của người dùng thành các tín hiệu điện và tạo dòng điện phù hợp nhất để động cơ hoạt động.
Hệ thống điều khiển này nhận tín hiệu từ tay ga để chuyển xuống động cơ, giúp động cơ quay một cách chính xác và an toàn. Nhờ đó, người lái xe có thể điều khiển xe đi với tốc độ nhanh chậm khác nhau, sử dụng phanh xe, bật đèn, hay các tín hiệu xi nhan khi cần thiết.

Nguyên lý hoạt động dựa trên cảm biến từ kết hợp với nam châm giúp quét qua cảm biến khi người dùng vặn tay ga và giúp xe di chuyển.
Bên cạnh đó, tay ga cho phép người dùng điều khiển tốc độ của xe, đảm bảo an toàn khi lái xe. Ngoài ra, xe đạp điện còn có màn hình hiển thị các thông số, mức năng lượng hay tốc độ của xe, giúp người lái xe có trải nghiệm tốt hơn.
Người mua cần hiểu chính xác các tính năng và cách thức điều khiển của dòng xe cụ thể nào đó để xác định xem nó có mang lại cho bạn trải nghiệm mà mình đang tìm kiếm hay không.
Nguồn cung cấp năng lượng của xe đạp điện?
Thông thường, các dòng xe đạp hiện nay sử dụng pin và ắc quy là nguồn cung cấp năng lượng cho xe. Việc hiểu rõ về pin/ắc quy sẽ giúp người dùng thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Việc phân biệt được pin và ắc quy trên xe giúp cho người dùng hiểu rõ các đặc tính về nguồn năng lượng trên xe, cách sạc và những quy tắc sử dụng đúng cách để giữ an toàn và kéo dài tuổi thọ cho xe.
Ngoài ra, các dòng xe điện sẽ sử dụng các pin/ắc quy khác nhau. Người dùng cần phân biệt pin/ ắc quy rõ để có thể thay thế hoặc sửa chữa khi pin/ắc quy bị hỏng. Có xe sử dụng pin, có xe sử dụng ắc quy nên việc nhầm lẫn giữa pin và ắc quy có thể gây hại cho xe điện nếu người dùng thay thế pin hoặc ắc quy không đúng.
Nên lựa chọn xe đạp điện chạy bằng ắc quy hay bằng pin?
Lựa chọn xe đạp điện chạy pin hay ắc quy luôn là câu hỏi hóc búa đối với người mua xe bởi cả hai đều có những ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm của xe đạp điện chạy pin và ắc quy để có thể hiểu rõ và đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bạn.

Chế độ bảo hành cho xe đạp điện như thế nào?
Một trong những điều tuyệt vời khi đi xe đạp điện là phần lớn việc sửa chữa có thể được thực hiện khá dễ dàng tại các cửa hàng sửa xe đạp. Tuy nhiên, vì xe đạp điện cũng có các bộ phận riêng biệt, rõ ràng nhất là động cơ và pin, người mua nên mua một chiếc xe đạp điện có chế độ bảo hành tốt — đề phòng có bất kỳ sự cố nào xảy ra.
Hiện nay, có nhiều nhà phân phối xe đạp điện với các chế độ bảo hành riêng. Có nhà phân phối có chế độ bảo hành toàn bộ sản phẩm từ 1-3 năm. Bên cạnh đó, cũng có nhà phân phối có chế độ bảo hành riêng cho từng bộ phận. Trong trường hợp này, người mua cần chú ý đến các quy định về bảo hành đối với khung xe, động cơ và pin.
3. Mua xe đạp điện ở đâu uy tín?
Hệ thống Xe Điện TỐT Online.
Rất nhiều mẫu xe đạp điện cho bạn tham khảo tại website của Xe Điện Tốt tại website: xedientot.vn

Hoặc ghé thăm trang Fanpage Xe điện Tốt – Chuỗi bán lẻ xe điện để được cập nhật nhanh chóng các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Hoặc số hotline: 0888337000
Hệ thống Xe Điện TỐT Offline.
Hệ thống Xe Điện TỐT hiện đã có mặt tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Lạng Sơn. Chúng tôi tin với sự tin tưởng của quý khách hàng Xe Điện TỐT sẽ có mặt trên nhiều tỉnh thành khác nữa.

Tại Hà Nội:
– Chi nhánh Láng Hạ: Số 3 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội (cách ngã tư Giảng Võ – La Thành 50m).
– Chi nhánh Cầu Giấy: 201 Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội (cách Đường Phạm Văn Đồng 50m).
– Chi nhánh Lê Văn Lương: 43 Lê Văn Lương, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội (Chân cầu vượt Láng Hạ – Lê Văn Lương).
– Chi nhánh Hoài Đức: Đường 32, Khu 6 Thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội (cạnh Công An Huyện Hoài Đức).
Tại Hồ Chí Minh:
– Chi nhánh Thủ Đức: 920-922 Kha Vạn Cân, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP HCM (Cạnh Chợ Thủ Đức).
– Chi nhánh Hữu Lũng: Số 2 đường 19/8 khu An Ninh TT Hữu Lũng Tỉnh Lạng Sơn (Ngã tư thị trấn Mẹt).
– DKBike Brand Shop Bà Triệu: 303 Bà Triệu, P. Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn.
– DKBike Brand Shop Minh Khai: Số 1 Minh Khai, P. Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn.
Bất kể bạn mua xe đạp điện ở đâu, điều quan trọng là bạn phải biết những câu hỏi quan trọng để hỏi trước khi mua hàng. Làm như vậy sẽ đảm bảo rằng cuối cùng khi bạn sẽ mua được chiếc xe đạp điện đáp ứng tốt nhất nhu cầu, sở thích và mong đợi riêng của mình.