[Cẩm nang] Giúp con thông minh hơn với 12 trò chơi kích thích trí não

Để có thể phát triển toàn diện, trẻ em cần được phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức, và các mối quan hệ xã hội. Trong bài này, KidPod sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh cẩm nang 12 trò chơi tập trung phát triển khía cạnh trí tuệ của trẻ em.

Theo Luật Trẻ em 2014 - Điều 6
Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ. Điều Luật này đã bao gồm đầy đủ những mục đích hướng tới của các phương pháp giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.

Tại sao trẻ cần trò chơi kích thích trí não?

Theo như phát biểu của tổ chức UNICEF tại Việt Nam
UNICEF tin rằng mọi trẻ em đều có quyền có được sự khởi đầu tốt nhất và phát triển tối đa tiềm năng của mình, tất cả trẻ em đều có quyền học tập, phát triển đầy đủ, được lắng nghe và tích cực tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến cuộc sống của các em.

Phát triển toàn diện cho trẻ cần một quãng thời gian dài, và nên được bắt đầu từ sớm và thường xuyên. Như cơ thể cần vận động thể thao để có thể phát triển và duy trì tình trạng thể chất tốt nhất, não bộ cũng cần những bài tập, trò chơi để não “tập thể dục”. KidPod xin chia sẻ cho các bậc phụ huynh 12 trò chơi kích thích trí não, có sử dụng đạo cụ hoặc không.

Trò chơi kích thích trí não cho trẻ 2-6 tuổi

Diễn kịch với đồ chơi: Trò chơi kích thích trí não thú vị

Trò diễn kịch với đồ chơi đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức và xã hội của trẻ. Trò chơi đóng vai giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ, xã hội và cảm xúc của trẻ, nuôi dưỡng trí tưởng tượng và nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Trò chơi đóng vai giúp gợi ý các câu hỏi mở và kích thích quá trình tư duy.

Trò chơi kích thích trí não cho trẻ 3-8 tuổi

Nghe kể chuyện, nghe nhạc: Trẻ tự chủ, vừa chơi vừa học

Mỗi trẻ ở giai đoạn khác nhau cần ba mẹ thiết kế trò chơi khác nhau sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ. Điều này đôi khi khá khó khăn cho nhiều ba mẹ khi không biết phải thiết kế sao cho hấp dẫn, thu hút con, hoặc đơn giản là ba mẹ không có quá nhiều thời gian để có thể chơi cùng con mọi lúc. Trong trường hợp này, ba mẹ có thể tìm đến sự trợ giúp của thiết bị điện tử không màn hình KidPod.
 
KidPod là máy nghe nhạc, kể chuyện trẻ em, với mục đích giúp trẻ thỏa thích khám phá các câu chuyện cổ tích, bài hát một cách ấn tượng, qua đó phát triển vốn từ, kỹ năng ngôn ngữ và trí tưởng tượng cùng tư duy độc lập. 
 

Lợi ích khi dùng KidPod:

  • Thư viện nội dung cho trẻ lớn nhất Việt Nam: 1000+ truyện kể, bài hát, tiếng Việt và tiếng Anh
  • Hướng dẫn bé trong các tình huống khẩn cấp hoặc nguy hiểm hay gặp phải của cuộc sống đô thị
  • Ba mẹ & người thân yêu có thể sáng tạo thêm những nội dung riêng bằng cách ghi lời ghi âm của mình vào máy
  • Ba mẹ hoàn toàn kiểm soát nội dung bé tiếp xúc và không quảng cáo
  • KidPod có thể trở thành đèn ngủ và còn chứa âm thanh trắng (white noise) giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn
  • Vì máy không có màn hình, và chỉ có nút bấm vật lý, trẻ chỉ cần chạm nhân vật KidPad lên máy nghe nhạc KidPod là máy sẽ tự động phát những mẩu chuyện được ba mẹ cài sẵn vào KidPal. Như vậy, trẻ có thể độc lập sử dụng máy mà ba mẹ không phải lo hại cho mắt trẻ.

Trò chơi kích thích trí não cho trẻ 3-4 tuổi

Với trẻ 3-4 tuổi, môi trường xung quanh thực sự hấp dẫn với trẻ, bởi đó chứa nhiều điều kì bí, thú vị tạo nên sự ngạc nhiên, tò mò đối với trẻ. Ở đó thế giới động thực vật rất phong phú, đa dạng và thực sự gần gũi với trẻ. Ba mẹ có thể tận dụng điều này để giúp con gia tăng vốn từ một cách chủ động và hào hứng.

Dùng tranh ảnh để học tên động thực vật

Ba mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ được tích cực, chủ động, khám phá, trải nghiệm và diễn đạt lời nói về thế giới động thực vật. Bằng cách cho trẻ sách trang ảnh cùng tên của động thực vật. Ba mẹ sẽ nói cho con nghe hình ảnh nào có tên gì, và đặt câu hỏi như “Con chỉ bạn gấu ở đâu nào?” hay “Đây là bạn cây gì nhỉ?”  lặp đi lặp lại để con dần thuộc tên.

Tiếp xúc trực tiếp với động thực vật

Nếu có thể, hãy cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp với động thực vật đó. Vì như vậy, không chỉ thị giác của trẻ được kích thích, tay trẻ được chạm vào động thực vật sẽ kích thích xúc giác của trẻ, từ đó trẻ sẽ ghi nhớ từ tốt hơn. 
Ngoài ra, khi dạy tên gọi, ba mẹ có thể lồng vào đó những từ miêu tả màu sắc mà trẻ thấy, hay miêu tả xúc giác mà bé cảm nhận được. Từ đó, trẻ sẽ ghi nhớ toàn bộ từ ngữ về động thực vật đó. Sau đó, ba mẹ sẽ hỏi tập miêu tả lại để thực hành sử dụng từ ngữ.

Âm nhạc

Ba mẹ có thể sử dụng âm nhạc để phát triển vốn từ trái cây cho trẻ. Hãy dạy trẻ các bài hát về các loại quả. Mỗi khi ba mẹ cho trẻ ăn trái cây, có thể nhắc lại bài hát này, dần dần trẻ sẽ phản xạ ghi nhớ hình ảnh trái cây đó cùng với toàn bộ từ ngữ trong bài hát.

Trò chơi “Chiếc túi kì lạ”

Ba mẹ có thể gia tăng thêm yếu tố bất ngờ bằng cách cho trái cây vào trong túi và yêu cầu trẻ lấy ra một quả bằng đặt câu hỏi “Trái gì đang ở trong túi thần kỳ?”. Việc bất ngờ, không dự đoán trước sẽ gây thú vị cho trẻ. Ba mẹ cũng cần đặt những câu hỏi sáng tạo khác để giữ sự chú ý của trẻ.
(Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Châu (2018). PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THẾ GIỚI THỰC VẬT. Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 – 9/2018), tr 23-27)
Xuyên suốt trong những cách ứng dụng trên, ba mẹ cần chú ý sử dụng hệ thống các câu hỏi mở, để trẻ có thể nói ra nhiều ý tưởng hơn, và làm cho trẻ được thường xuyên nhắc lại các từ khó, từ mới.

Trò chơi kích thích trí não cho trẻ 4-5 tuổi

Kể chuyện

Trẻ từ 3 tuổi có thể đã được đến trường mẫu giáo. Ở đây trẻ sẽ được gặp bạn bè, thầy cô, từ đó tình huống xảy ra sẽ rất nhiều. Ba mẹ có thể gợi mở, khuyến khích con kể cho ba mẹ những câu chuyện con gặp ở trường hàng ngày. Đây là cách vừa giúp con sử dụng từ ngữ thông thạo hơn, vừa giúp ba mẹ nắm được tình hình ở lớp của con, và hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của con nhiều hơn.
 
Ngoài ra, ba mẹ vẫn có thể hỏi trẻ kể lại cho ba mẹ nghe những mẩu truyện con xem trên thiết bị điện tử, hay những câu chuyện ba mẹ đã kể, hoặc chính câu chuyện mà bé tự nghĩ ra.
Việc kích thích não bộ diễn đạt ngôn ngữ, sắp xếp câu chuyện theo trật từ thời gian, lồng ghép cảm xúc vào câu chuyện sẽ giúp con tăng khả năng tư duy ngôn ngữ.

Đóng vai nhân vật 

Ba mẹ cùng chơi trò đóng vai với con. Ba mẹ có thể để trẻ đóng vai những nhân vật trong các câu chuyện ba mẹ đã kể cho bé, hay đóng vai làm một bạn gấu bông nào của trẻ để kích thích trí tưởng tượng của bé. Ngoài ra, trẻ có thể đóng vai của người lớn xung quanh trẻ, và xưng hô theo đúng cách của người lớn để trẻ hiểu mối quan hệ giữa những người thân xung quanh mình, và cũng như gợi cho trẻ nhớ lại những cuộc hội thoại mà trẻ đã nghe thấy trong cuộc sống hàng ngày.

Hạn chế từ ngữ tiêu cực

Lưu ý trong giai đoạn này trẻ thường bắt chước người lớn sử dụng tất cả từ ngữ mà trẻ nghe được. Nếu ba mẹ vô tình để trẻ học được những từ không hay và nói ra thành lời. Ba mẹ đừng phản ứng quá mạnh mẽ mà hãy giải thích cho bé hiểu những từ đó không nên nói. Vì nếu ba mẹ tỏ vẻ bất ngờ, hay thể hiện bất cứ trạng thái cảm xúc gì khác với thường ngày trên gương mặt, trẻ sẽ cảm thấy thú vị và càng muốn lặp lại từ ngữ này để làm bất ngờ ba mẹ lần nữa. 
Lặp đi lặp lại
Ba mẹ hãy kiên trì lặp lại một từ vựng mới bằng cách này hay cách khác, hoặc đọc đi đọc lại một cuốn sách để giúp những từ ngữ này hằn sâu vào trí nhớ của trẻ hơn, và giúp trẻ dễ dàng sử dụng từ ngữ ấy.

Trò chơi kích thích trí não cho trẻ 5 tuổi trở đi

Nếu trẻ đã được ba mẹ dạy bảng chữ cái, ba mẹ có thể thiết kế trò chơi tìm từ cùng âm, vần để đố trẻ.

Tìm từ cùng âm đầu

Gợi ý bé tìm ra những thứ có âm thanh bắt đầu với chữ “b” (bánh), “g” (gấu), “x” (xe) hay bất kỳ chữ nào mà trẻ vừa nhìn thấy.
Vật đó có thể ở quanh trong nhà, bạn có thể để trẻ đi quanh trong nhà, vừa là cách vận động, vừa mang lại cảm giác khám phá của trẻ. Nếu trẻ đoán không ra, bạn có thể cho trẻ thêm nhiều đầu mối khác như “Bắt đầu bằng chữ “g”, rất êm, hay ngủ cùng con, con thích ôm bạn ấy”, để bé suy nghĩ tìm câu trả lời. Đáp án là “gấu”.

Tìm từ cùng vần

Tương tự với trò chơi tìm từ cùng âm, trong trò này, bạn gợi ý cho con tìm những từ kết thúc bằng âm thanh giống với từ bạn đưa ra. Ví dụ, đưa ra từ “ba” sẽ có từ cùng vần là “ca”, giống vần a. Bạn có thể để trẻ tự tìm cặp từ để giảm độ khó trò chơi.

Hát đồng dao

Những bài đồng dao rất có ích cho trẻ được luyện phát âm từ vựng. Nhiều trẻ phát âm chưa chính xác chủ yếu là do cơ quan phát âm của trẻ chưa linh hoạt, nhạy cảm. Trẻ được tập đi tập lại nhiều lần, thường xuyên trong quãng thời gian dài sẽ tăng khả năng điều chỉnh hơi thở, cách phát âm từ ngữ và giọng nói cho phù hợp với nội dung nói.

 

Trò chơi toán học

Trò chơi trí não cùng toán học ở độ tuổi 5-6 tuổi có thể giúp trẻ nhận dạng số, cách đếm, so sánh số lớn hơn, nhỏ hơn và trẻ sẽ giải được các vấn đề cơ bản khác của toán học khi não bộ của trẻ phát triển dần. Một vài trò chơi toán đơn giản để giúp trẻ em cải thiện kỹ năng tính toán: chơi cùng những vật có thể đếm và có thể chạm được để trẻ dễ hình dung.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *