Nội dung chính của bài viết
Kinh doanh trên Shopee ngày càng khó khăn với từ đối thủ cạnh tranh đến chính sách bán hàng của Shopee. Vậy giờ đây còn có cách bán hàng trên Shopee nào giúp bạn thành công được không?
Tìm cách bán hàng trên Shopee 2021 – Liệu đã quá trễ để bắt đầu?
Trước khi trả lời xem năm 2021 mới tìm cách bán hàng trên Shopee đã trễ chưa? Hãy cùng xem qua thống kê lượng truy cập của 4 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam.
Thống kê lượng truy cập top 4 sàn TMDT tại Việt Nam
Với khoảng cách gấp hơn 2 lần so với vị trí thứ 2 Thế giới di động vào QI/2021, Shopee đang gần như không có đối thủ trong cuộc đua của các sàn TMDT hiện nay.
Bên cạnh những con số thống kê ấn tượng, dịch Covid-19 cũng đã và đang thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng thậm chí là người lớn – đối tượng khó tiếp cận nhất. Từ đó, ta có thể thấy không sớm thì muộn Shopee sẽ thay thế hầu hết các hình thức bán hàng truyền thống.
Những phong cách bán hàng trên Shopee phổ biến hiện nay
Tiềm năng phát triển của shopee còn rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các cách bán hàng trên Shopee vẫn đang khá nhỏ lẻ và thiếu chuyên nghiệp. Trong đó phổ biến nhất là 2 phong cách sau:
Dropshipping – Phong cách bán hàng trên Shopee không cần vốn
Dropshipping có thể hiểu đơn giản là bạn sẽ chỉ thực hiện khâu bán hàng và chăm sóc khách hàng. Mọi hoạt động vận hành từ kho bãi, hàng hóa và vận chuyển sẽ có một cửa hàng hay nhà xưởng khác sẽ thực hiện.
Mô hình bán hàng Dropshipping
Với Dropshipping, người bán sẽ có một cửa hàng giống một tiệm bách hóa với đủ thứ đồ mà không lo về tồn kho hay vốn nhập. Đó cũng là lợi thế giúp phong cách bán hàng trên Shopee này phổ biến trong khoảng thời gian từ 2017-2018.
Do khi mới khai thác Việt Nam, Shopee đổ tiền quảng cáo để hút khách hàng vào dùng ứng dụng. Vậy nên, họ ưu tiên những cửa hàng bán đủ mọi thứ đồ như kiểu Dropship nơi khách hàng dễ dàng chọn được mọi đồ mà họ muốn.
Cửa hàng Dropshipping với đa dạng mặt hàng
Tuy nhiên, khi Shopee dần phổ biến các nhà bán hàng khác đã tự phân phối sản phẩm để bớt chi phí hoa hồng phải trả cho Dropship.
Thêm vào đó, Shopee đang dần chuyển mục tiêu số lượng khách sang trải nghiệm mua sắm của từng khách nên dần dần Dropshipping cũng đang dần thoái trào nhường chỗ cho hình thức dưới đây.
Nhập hàng về bán lại (buôn)
Nhập hàng và bán lại (buôn hàng) là phong cách bán hàng trên Shopee phổ biến nhất hiện nay.
Khác với Dropshipping, người bán hàng cần phải bỏ vốn nhập hàng, quản lý tồn kho và theo dõi quá trình vận chuyển đơn hàng.
Với phong cách này, người bán sẽ giảm được giá vốn nhờ số lượng nhập lớn từ đó có khả năng cạnh tranh về giá tốt hơn. Bên cạnh đó, người bán sẽ hoàn toàn chủ động về lượng tồn kho. Qua đó giảm thiểu rủi ro cháy hàng..
Tuy nhiên, lợi thế lớn nhất của phong cách bán hàng trên Shopee này là việc xây dựng quan hệ với khách hàng thông qua:
- Xây dựng shop tập trung vào một thị trường ngách với chân dung khách rõ ràng.
- Xây dựng tên tuổi và tạo mối quan hệ với khách hàng.
Một gian hàng theo ngách mỹ phẩm nội địa Trung
Việc tập trung một ngách nhỏ cùng với chú trọng quan hệ với khách giúp các shop theo phong cách này có thể tạo trải nghiệm tốt và thu hút người mua quay lại.
Cùng với sự thay đổi chiến lược của Shopee khi tập trung vào trải nghiệm của người dùng. Lượng truy cập được Shopee phân phối vào các shop này cũng vượt trội so với Dropshipping.
2 phong cách bán hàng Shopee sẽ thành xu hướng trong những năm tới
Gần đây, Shopee đang liên tục bổ sung thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho các gian hàng Shopee Mall (Cửa hàng có thương hiệu) như những chiến dịch quảng cáo, tăng hiển thị trên trang chủ hay giảm phí dịch vụ. Nhiều chuyên gia đánh giá động thái này của Shopee đang cho thấy họ đang nâng cấp chất lượng người bán.
Shopee ưu tiên gian hàng có thương hiệu lên trang chủ
Bên cạnh đó, quan sát những gì đã từng diễn ra 6 năm trước với Taobao và Tmall (thuộc công ty mẹ Tencent của Shopee) ta có thể rút ra 2 phong cách bán hàng trên Shopee có thể sẽ sớm thành xu hướng mới:
Phong cách Whitelabels
Whitelabels là việc bạn đặt nhà máy sản xuất riêng các lô hàng hóa với logo của bạn được in trên sản phẩm và bao bì.
Để làm Whitelabels đòi hỏi từ người bán phải chuẩn bị những yếu tố sau:
- Vốn: Người bán cần nhập hàng với số lượng lớn (tùy yêu cầu của từng đối tác).
- Marketing: Người bán cần phải triển khai các chiến dịch Marketing đặc biệt là Branding để người mua tiếp cận, tin tưởng và mua hàng của thương hiệu mới.
- Kiến thức Shopee: Người bán cần phải hiểu sâu các chính sách của Shopee để có thể đưa shop lên Shopee Mall nhanh nhất có thể.
Tại sao Whitelabels sẽ là phong cách bán hàng trên shopee thịnh hành trong những năm tới:
Thứ nhất, shop Whitelabels cam kết trách nhiệm của người bán với sản phẩm họ phân phối cao hơn. Việc này giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng và tránh những tai tiếng lùm xùm như case shop mỹ phẩm uy tín doanh số tiền tỷ một tháng nhưng lại bán mỹ phẩm the Ordinary giả khiến khách hàng quay lưng với Shopee.
Thứ hai, shop Whitelabels giúp Shopee giữ chân được khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới miễn phí. Hàng ngày Shopee vẫn mất rất nhiều tiền để thu hút thêm khách mới. Do vậy, với một nền tảng tối ưu cộng với một thương hiệu mạnh shop theo phong cách này sẽ dễ dàng tạo ra khách hàng trung thành.
Thứ ba, shop Whitelabels ít thoát khỏi cuộc cạnh tranh về giá bán thảm khốc. Trong khi các shop nhập hàng bán lại tập trung vào cuộc đua giảm giá để có khách. Các shop theo phong cách bán hàng trên Shopee Whitelabels thậm chí có thể tăng giá để tăng lợi nhuận biên khi họ đã có thương hiệu đủ mạnh.
Gian hàng Whitelabels với giá cao và bán được nhiều hơn so với các đối thủ
Với những lợi thế trên, phong cách bán hàng trên Shopee với Whitelabels sẽ sớm trở thành xu hướng chủ đạo cho các nhà thương mại trong thời gian ngắn tới.
Phong cách D2C
D2C là cách thức phân phối sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối không qua trung gian là các đại lý hay nhà phân phối.
Trong ngày mùng 9.9 vừa qua chỉ với 1h Sales gian hàng chính hãng của Apple đã bán sạch tất cả các mặt hàng từ Iphone, Ipad cho đế Macbook, Macone.
Liệu đây có phải là áp lực khiến TGDD mở gian hàng trên Shopee dù cho chuỗi bán lẻ này sở hữu website TMDT mạnh nhất Việt Nam.
Gian hàng Thế giới di động trên Shopee
Không chỉ những người khổng lồ như Apple mà hiện nay chính những xưởng nhỏ tại Việt Nam cũng đã chuyển từ phân phối đại lý sang bán trực tiếp đến khách hàng cuối. Đặc biệt là ngành túi ví da, dệt may hay thậm chí thực phẩm khô.
Nhà máy có lợi thế về giá sản phẩm và chủ động khâu sản xuất. Cùng với khả năng tiếp cận khách hàng không bị giới hạn về không gian, thời gian, ngôn ngữ của TMDT, không có lý do gì để các nhà máy tham bỏ bớt chi phí trung gian cho các đại lý.
Một số công ty đã rất chủ dộng chuyển đổi mô hình sang sản xuất. Tiêu biểu như Erosska&Co với iền thân là hãng giày dép nữ Zapas nhập từ Trung Quốc. Sau khi nắm được xu hướng mới, giám đốc công ty đã xây dựng nhà xưởng, thiết kế đẻ sản xuất trực tiếp ra sản phẩm cho cửa hàng bán lẻ trên Shopee và các sảnTMDT khác của mình.
D2C sẽ dần dần trở thành một trong những phong cách bán hàng trên Shopee ưu việt nhất đối với một số ngành trong tương lai. Do vậy, hãy lên kế hoạch để có thể nắm bắt cơ hội tốt nhất nhé.