5 Kinh nghiệm xương máu viết blog bằng tiếng Anh

Viết lách nói chung và viết blog nói riêng vốn không phải là một việc dễ dàng gì. Đặc biệt là viết blog bằng tiếng Anh, không phải ngôn ngữ mẹ đẻ.

Để viết thì rất dễ, nhưng để viết sao cho bài bản chỉn chu, cho có thể kiếm được tiền từ nội dung mà mình viết ra, thì đó lại là cái tầm của “người viết”.

Tiếng Việt đã vậy rồi, mà người Việt viết bằng tiếng Anh nữa thì lại càng khó. Nếu không phải là Việt kiều hoặc được sống trong môi trường tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với ngoại ngữ thì việc đùng một cái có thể viết content bằng tiếng Anh là chuyện không dễ.

Tuy nhiên, bài viết hôm nay sẽ là tập hợp những chia sẻ & kinh nghiệm cá nhân của mình để luyện viết content bằng tiếng Anh trong suốt quá trình từ hồi còn học tiếng Anh cho tới khi viết blog song ngữ, trở thành freelance writer tiếng Anh.

Điều quan trọng trước tiên đó là là rèn luyện kỹ năng viết bằng tiếng Anh.

5 Kinh nghiệm luyện viết blog bằng tiếng Anh

1. Đọc càng nhiều viết tiếng Anh càng tốt

Mẹo Hay Để Cải Thiện Kỹ Năng Đọc Tiếng Anh Thật Tốt | HelloChao

Ngay cả với tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt thì việc đọc là một trong những điều cần thiết để giúp bạn có thể viết tốt hơn. Đọc để có thêm kiến thức (về lĩnh vực mà bạn đang đọc), học hỏi thêm về cách viết, ngôn ngữ, ngữ pháp, v.v… rồi từ đó, bạn có thể gạn lọc và áp dụng vào những bài viết của riêng mình.

Với tiếng Anh (hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác) cũng vậy. Bên cạnh việc học hỏi về kiến thức chuyên môn (từ nội dung của sách) thì đọc bằng tiếng Anh còn là cách giúp bạn rèn được kỹ năng viết, học hỏi về ngôn ngữ cũng như cách làm thế nào mà người bản xứ diễn đạt một ý tưởng bằng ngôn ngữ của chính họ.

Nói vậy là vì nhiều người Việt khi viết tiếng Anh vẫn mắc lỗi diễn đạt Việt – Anh, nghĩa là nghĩ ra một câu bằng tiếng Việt, sau đó dịch lại qua tiếng Anh. Điều này khiến cho câu văn đọc lên nghe “giả trân”, người bản xứ hoặc người tinh ý đọc lên một cái là biết liền khúc đó viết theo kiểu dịch ngược (dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng khác).

Một ví dụ đơn giản: Tiếng Việt có câu “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Nhưng với tiếng Anh, nếu bạn dịch thành “You grind the iron one day, you have the needle another day” thì chắc không ai hiểu! Câu tương tự có thể là “Rome was not built in one day” hoặc “practice makes perfect”, tùy ngữ cảnh hoặc nhu cầu sử dụng trong câu.

Đọc một vài cuốn sách không thể giúp bạn ngay tức khắc được. Nhưng “Rome wasn’t built in one day” mà. Chỉ cần bạn chăm chỉ và cố gắng, sau một thời gian, chắc chắn kỹ năng đọc hiểu, dùng từ và diễn đạt ý sẽ ít nhiều được cải thiện.

Bên cạnh việc đọc thì coi TV/nghe Radio/coi YouTube/v.v… cũng là một cách, tuy nhiên bạn nên nhớ là văn nói sẽ ít nhiều khác với văn viết.

Nếu bạn coi những chương trình TV nghiêm túc kiểu thời sự, phim tài liệu… thì khác, nhưng nếu luyện nghe thông qua phim ảnh thì bạn nên lưu ý điểm này nữa nha.

2. Đừng ngại thể hiện khi viết bằng tiếng Anh

Top 5 cuốn sách luyện viết tiếng Anh mà ai cũng nên có

Khi nói điều này, mình biết có thể “đụng chạm” đó, nhưng nói thẳng nói thật thì điểm yếu của rất nhiều người Việt đó là ngại thể hiện! Điều này có lẽ bắt nguồn từ tư duy “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” mà chúng ta được dạy từ hồi nhỏ, riết rồi thành quen, đâm ra ngại thể hiện trước đám đông.

Trong việc học, không có chỗ cho chuyện ngại ngùng nữa. Bạn phải thể hiện kiến thức thì mới biết được “trình” của mình tới đâu, còn yếu chỗ nào thì mới có thể khắc phục và học hỏi thêm được. Nếu chỉ “dựa cột mà nghe” thì ai mà biết được bạn yếu chỗ nào để mà “nói” ra, mà “gãi đúng chỗ ngứa” cho bạn, phải không?

Nếu chỉ có đọc không thôi thì cũng rất khó để phát triển kỹ năng viết nếu bạn không thực hành những kiến thức đã có.

Cách đơn giản nhất để luyện viết đó là… tự viết tự đọc. Bạn có thể viết trên máy tính hoặc viết ra giấy để tự học, cũng có thể viết trên blog cá nhân và chia sẻ cho nhiều người cùng đọc rồi nhờ mọi người cùng đóng góp ý kiến.

Khi đã tự tin hơn về khả năng viết bạn có thể đăng đàn trên những forum viết bằng tiếng Anh, phổ biến nhất là Medium, để cùng chia sẻ bài viết của mình đến nhiều người hơn, và từ đó học hỏi thêm được nhiều kiến thức hơn nữa. Bạn có thể học hỏi thông qua việc đọc những bài viết khác, hoặc thông qua những comment của độc giả dành cho bạn nữa.

Ngoài chuyện luyện viết thì hãy thủ sẵn một cuốn tập nhỏ để ghi lại những cụm từ/thành ngữ mà mình thấy được. Nếu muốn làm kiểu này, bạn cũng nên ghi chú lại để phân biệt xem đó là American English hay British English, tránh dùng lẫn lộn cả hai cái này trong cùng một văn bản, nhìn sẽ thấy sai liền!

3. Sử dụng các công cụ hỗ trợ viết blog bằng tiếng Anh

Grammarly là gì? Cách dùng Grammarly kiểm tra chính tả, ngữ pháp tiếng Anh - Nguyễn Văn Thắng

Công cụ mình hay dùng là Grammarly (bản miễn phí), có tích hợp với Google Chrome nên mỗi lần viết và tra cứu đều rất tiện.

Hemingway Editor Crack For Mac Free Download

Hemingway app (miễn phí) cũng được nhiều người sử dụng. Đặc biệt thích hợp cho những bạn nào thích kiểu ghi nhớ và lưu trữ thông tin thông qua liên tưởng về màu sắc.

4. Xác định bạn muốn viết blog bằng tiếng Anh kiểu nào

Anh-Mỹ và Anh-Anh khác nhau như thế nào - VnExpress

Nếu học tiếng Anh rồi thì chắc chắn bạn sẽ biết về sự khác nhau giữa tiếng Anh kiểu Anh, kiểu Mỹ và kiểu Úc. Sự khác biệt này nằm ở cách viết, cách dùng từ (trong câu), cách sử dụng dấu câu và thậm chí là ngữ pháp.

Vì vậy, tùy vào mục đích bạn muốn làm gì và/hoặc yêu cầu của khách hàng (nếu bạn nhận viết content bằng tiếng Anh) mà bạn phải thống nhất cách viết của mình cho chuẩn, ít nhất là trong cùng một văn bản. Nói cách khác thì bạn không thể viết một bài mà mở bài xài tiếng Anh Mỹ, thân bài xài tiếng Anh Anh xong tới kết luận lại biên bằng tiếng Anh Úc được.

Thông thường, chỉ có 02 kiểu phổ biến nhất là tiếng Anh Mỹ và tiếng Anh Anh (British English, BrE), còn tiếng Anh Úc/Nam Phi/New Zealand thì ít hơn.

Với một người không đến từ nước sử dụng tiếng Anh, việc xác định đó là kiểu Anh hay Mỹ không hề dễ.

Tất nhiên sẽ là quá khó để đòi hỏi một người có thể thuần thục hết các kiểu tiếng Anh, trừ khi bạn là… nhà ngôn ngữ học. Thậm chí người Mỹ họ cũng chỉ biết được tiếng Anh kiểu Mỹ, đọc tiếng Anh kiểu Anh người ta còn chửi là viết sai và ngược lại.

Vì vậy, đơn giản nhất là bạn cứ xác định cho mình MỘT kiểu tiếng Anh duy nhất và luyện cho thật nhuần nhuyễn, đừng lẫn lộn khi viết là được!

5. Nhờ review sau khi viết blog bằng tiếng Anh

Bài review là gì? Viết review như thế nào cho đúng? - CBM Co., LTD

Nếu bạn may mắn có được bạn bè là người bản xứ và có thể giúp đỡ được bạn trong việc luyện viết tiếng Anh, hãy cứ mạnh dạn hỏi xin sự giúp đỡ. Giúp đỡ ở đây có thể là giới thiệu cho bạn một vài đầu sách hay mà bạn có thể học hỏi, hoặc nếu họ không phiền thì có thể nhờ họ đọc giúp bài viết của mình và cho ý kiến.

Nếu có cơ hội tiếp xúc nhiều với người nước ngoài nói tiếng Anh chuẩn, bạn cũng có thể học hỏi thông qua việc nói chuyện và nhờ họ thẳng thắn góp ý cho bạn trong cách dùng từ, phát âm, diễn đạt ý, v.v… Mặc dù chỉ là văn nói nhưng thông qua đó, bạn cũng sẽ biết được mình đang sai/yếu ở điểm nào, qua đó khắc phục nó song song với việc viết.

Với việc luyện viết blog bằng tiếng Anh cũng vậy, càng thực hành nhiều bao nhiêu, bạn sẽ càng “lên tay” bấy nhiêu. Không ai có thể mới viết mà viết hay liền được, trừ khi họ là thiên tài sẵn. Còn lại thì đều phải trải qua quá trình “mài sắt” rồi mới “nên kim” được thôi.

Quy trình 5 bước viết blog bằng tiếng Anh

Quá trình từ lúc mình lên chủ đề cần viết cho đến khi hoàn thành bài viết sẽ gồm 5 bước: research, lên outline, viết bài, chỉnh sửa, và review + edit. Bất cứ bài viết nào mình cũng làm theo 5 bước này. Nhờ vậy, kỹ năng viết blog bằng tiếng Anh của mình đã được cải thiện nhanh chóng. 

1. Research (nghiên cứu) trước khi viết blog bằng tiếng Anh

Nghiên Cứu" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt

Quá trình research sẽ bao gồm hai phần chính. Thứ nhất, bạn phải hiểu mình cần viết cái gì và bài viết cần bao trùm những khía cạnh nào. Giả sử topic mình cần viết là X Facebook Strategies to Maximum Holiday Sales

Nhiệm vụ của mình là tìm ra được các Facebook strategy mà giúp người bán tối ưu hóa doanh thu trong mùa cuối năm.

Thứ hai, bạn vận dụng kỹ năng research để tìm tất cả các tài liệu liên quan đến chủ đề mà bạn cần viết. Thông thường, bạn sẽ làm research trên Internet (Google là chủ yếu). 

Đến bước này, mình muốn nhấn mạnh rằng với cùng một topic nhưng nếu kỹ năng research của bạn yếu thì bạn sẽ chỉ tìm được rất ít tài liệu hoặc có thể không liên quan tới chủ đề cần viết. Điều này dẫn tới bài viết của bạn không có độ sâu hoặc bạn sẽ rất khó viết. 

Quay trở lại với ví dụ về X Facebook Strategies to Maximum Holiday Sales, mình xác định có hai từ khóa cần dùng để research, đó là “Facebook strategy”“maximum holiday sales”. Lúc này mình sẽ dụng một số cụm sau đây để tìm kiếm:

  • facebook strategies to maximum holiday sales
  • maximum holiday sales with facebook ads
  • facebook ads strategies for holiday sales
  • drive holiday sales with facebook ads
  • facebook advertising for holidays
  • Holiday facebook ads
  • facebook campaign ideas for holidays

Đây là vài trong số nhiều cụm từ mình sử dụng để tìm kiếm ý tưởng trên Google. Đôi khi mình cũng thêm các từ như “pdf” hoặc “ebook” phía trước các cụm từ để tìm thêm những ebook hoặc file pdf về chủ đề này. Ví dụ, “pdf facebook ads for holiday sales”.

Khi tìm được một bài viết có nhiều nội dung hữu ích, bạn cần lưu ý mấy vấn đề sau:

  • Bài viết của tác giả nào, nguồn có đáng tin cậy không?
  • Các lập luận, chứng cứ của tác giả đó có hợp lý không?
  • Các con số của tác giả đưa ra có nguồn trích dẫn không?
  • Bạn có thể khai thác điều gì từ bài viết đó?

Khi research, càng tìm được nhiều nguồn, đọc được nhiều thứ và tích lũy được càng nhiều thứ hay thì khi viết, bạn càng dễ viết hơn nhiều. Bạn sẽ có nhiều ý tưởng để lập dàn bài cho bài viết. Nếu chỉ bó hẹp ở một số ít nguồn thì thực sự là khó để có một bài viết giá trị. 

Đôi khi biết quá nhiều, có quá nhiều tài liệu dẫn tới không biết bắt đầu viết từ đâu và đưa ý nào vào bài? Đúng thật là có tình huống như vậy. Lúc này, bạn cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác để giới hạn bài viết, chẳng hạn: 

  • Đối tượng đọc của bạn là ai? Nếu họ là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đang làm thì nên đưa ra các nội dung chuyên sâu, thay vì tập trung vào những điều cơ bản. Trong khi đó, nếu người đọc là người mới bước vào ngành hoặc chưa biết gì về ngành thì bạn nên viết những thứ cơ bản, sát sườn với họ và họ muốn tìm hiểu.
  • Độ dài bài viết. Nếu là bài viết blog và chiến lược content của bên bạn là không viết quá dài, khoảng 1500 từ trở lại thì bạn sẽ tập trung viết vào ý chính, thay vì rào trước đón sau quá nhiều. Còn nếu là dưới 1000 từ thì bạn càng phải chắt lọc ý chính hơn nữa. 

Làm nhiều, viết nhiều thành quen, bạn sẽ biết được thực sự bạn muốn đưa gì vào bài nên đừng quá lo lắng nhé.

2. Lên outline bài viết blog bằng tiếng Anh

Cách viết content thông minh với Content Outline cho từng bài.

Lên outline chính là lập dàn bài. Hồi đi học cấp 2, cấp 3, mình rất ngại ngồi lập dàn bài vì nghĩ cũng chẳng cần thiết. Cứ cắm mặt vào viết từ đầu đến cuối, chia đoạn các kiểu xong là được mà, đâu cần phải lên dài bài. Nhiều khi lên dài bài xong mình còn chẳng viết theo nó. 

Thế nhưng, khi đã đi làm writer được một thời gian và cho đến tận bây giờ, mình mới thấy việc lên outline là vô cùng quan trọng. Nếu không lên outline thì bạn rất dễ viết xa rời chủ đề, đề bài, hay còn gọi là “off-topic”. Nhiều người cho rằng chỉ những ai làm nghiên cứu, viết bài luận thì mới cần lên outline, nhưng thực tế, việc lên outline có lợi cho bất cứ kiểu viết lách nào. 

Những lợi ích của việc lên outline:

  • Tổ chức các ý tưởng, những gì bạn đã research được theo một cách logic, hợp lý, đúng trọng tâm cần giải quyết.
  • Tiết kiệm thời gian. Vì khi lên outline là bạn đã vạch ra các ý chính nên khi viết, bạn chỉ cần tập trung vào việc nêu ra các ý hỗ trợ, giải thích, bổ sung cho những ý chính đó. Không cần phải mất thời gian sắp xếp các ý nữa.
  • Bạn sẽ dễ nhận ra những ý nào là không cần thiết hay không liên quan tới một ý chính để loại bỏ hoặc điều chỉnh nó cho phù hợp. 

Vậy thì lên outline như thế nào? Cái này tùy thuộc vào chủ đề bạn cần viết. Có những chủ đề rất dễ, chẳng hạn với topic mình lấy ví dụ ở trên thì mỗi strategy sẽ là một heading, một ý chính:

  • Strategy 1…
  • Strategy 2…
  • Strategy 3…

Nếu topic là X Steps to Do Something, thì mỗi heading là một step:

  • Step 1…
  • Step 2…
  • Step 3…

Nếu topic là Why People Do… thì mỗi heading có thể là một lý do (Reason):

  • Reason 1…
  • Reason 2…
  • Reason 3…

Nếu topic là Understand X…  thì các heading có thể là:

  • What is X?
  • How it works
  • Why X is important
  • Tips to use X

Tùy thuộc vào topic và những gì bạn nghiên cứu được để lập dàn bài cho phù hợp. Không hề có một quy tắc cố định nào trong lập dàn bài cả nhé. Nếu bạn có các ý để hỗ trợ cho một ý chính nào đó thì cứ mạnh dạn đặt ý đó làm heading. 

3. Viết bài blog bằng tiếng Anh

 

Giờ là lúc để bạn phô diễn kỹ năng viết của mình. Ở bước này, cứ viết theo những gì xuất hiện trong đầu của bạn và sử dụng các thông tin đã thu thập được nếu cần thiết.

Đừng lo lắng quá về việc viết sai ngữ pháp hay lỗi spelling vì mình thấy nhiều bạn mới viết cứ chăm chú sửa từng chữ, từng câu một, thành ra cả tiếng đồng hồ mà mới chỉ viết được vài dòng. Làm như vậy cũng tốt, nhưng nó có thể chưa phải là cách tối ưu vì khi bắt đầu viết, dòng suy nghĩ trong đầu bạn đang tuôn trào. Hãy cứ để các ngón tay của bạn sung sướng gõ ra những dòng chữ mới. 

4. Chỉnh sửa bài viết blog tiếng Anh

Bước này vô cùng quan trọng vì sau khi bạn đã viết xong bài, nhiều khả năng là sẽ có kha khá lỗi mà khi viết bạn không để ý. Chẳng hạn như lỗi spelling, lỗi ngữ pháp, lỗi dùng dấu câu, lỗi logic, lỗi đạo văn… Bạn cần dành đủ thời gian để đọc lại bài thật kỹ và kiểm tra hết tất cả các lỗi có thể trước khi gửi bài cho leader duyệt. 

Để đảm bảo bài viết chất lượng nhất, mình thường sử dụng thêm các công cụ như Grammarly, Text.ru, Hemingway Editor. 

5. Review + chỉnh sửa bài viết blog tiếng Anh

Tâm lý của nhiều bạn là không thích người khác chỉnh sửa hay góp ý vào bài viết của mình bởi vì có thể họ sẽ chỉ ra những lỗi mà mình không để ý. Thêm nữa, vì bài viết là ý kiến riêng, mà đã là ý kiến riêng thì những góp ý bên ngoài không cần thiết. Mình đã từng gặp một số người như thế này và mình nghĩ đấy là một suy nghĩ không tốt.

Mình không bao giờ tự tin 100% vào kỹ năng của mình. Thú thật là mình chỉ tự tin khoảng 80%, bởi vì viết content không đơn giản chỉ là bạn “khoe” kỹ năng viết mà nó còn bao gồm việc bạn phải hiểu rõ sản phẩm. Bạn có thể nghĩ bài viết của bạn là hay, nhưng một người khác đọc có thể họ sẽ cho bạn những góp ý tuyệt vời để hoàn thiện bài viết đó hơn nữa. 

Thế nên, lời khuyên của mình cho bạn là hãy cứ đưa bài viết của bạn cho người khác đọc. Biết đâu bạn sẽ nhận được một lời khen ngợi hoặc chí ít cũng là một góp ý mang tính xây dựng. Bạn chẳng mất gì cả. 

Khi bạn đã nhận được feedback từ người khác, hãy kiên trì sửa lỗi nhé. Đừng quá sốc bởi vì ngày trước mình cũng như bạn. Nhưng chính nhờ những bình luận đó mà mình đã rút ra được nhiều bài học rất giá trị. Quan trọng nhất là kỹ năng viết của mình đã cải thiện vô cùng nhiều. 

Hy vọng những chia sẻ này của mình đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm khi viết blog bằng tiếng Anh. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào, bạn hãy thoải mái hỏi mình nha. Cám ơn bạn đã theo dõi. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *