[10 Bí kíp] Chuẩn bị dinh dưỡng trước khi mang thai không phải bà mẹ trẻ nào cũng biết

Chuẩn bị dinh dưỡng trước khi mang thai là xây dựng một lối sống cân bằng và lành mạnh có tác dụng tích cực trong quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi và còn có tác động tích cực về lâu dài đối với sức khỏe và hạnh phúc của người mẹ. Chuanbimangthai.vn gửi đến bạn bài viết để có thêm kiến thức chuẩn bị dinh dưỡng trước khi mang thai khoa học.

1. Dinh dưỡng trước khi mang thai có khác so với sau khi mang thai?

Bản chất của dinh dưỡng trước khi mang thai là sự chuẩn bị sớm cho hành trình mang thai về sau được đầy đủ và khoẻ mạnh. Nó bao gồm nhiều yếu tố về chế độ ăn uống và tập luyện để hình thành nên lối sống lành mạnh

Tăng cân khi mang thai
 Phụ nữ trong độ tuổi mang thai cần điều chỉnh cân nặng tối ưu tránh tăng cân, thừa cân trong quá trình mang thai và sau sinh. Mức tăng trung bình với phụ nữ có cân nặng bình thường là 10-16kg trong cả thai kỳ.

Theo viện y tế quốc gia Anh phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là những phụ nữ có nguyện vọng sinh con nên có lối sống lành mạnh để duy trì mức cân nặng phù hợp sẵn sàng cho việc mang thai, tránh tăng cân quá nhiều trong chu kỳ mang thai gây các biến chứng thai kỳ như béo phì thừa cân, tiểu đường thai kỳ…

Cách đo chỉ số cơ thể và đối chiếu với bảng tham khảo tăng cân trong thai kỳ, từ đó điều chỉnh dinh dưỡng trước khi mang thai

Số cân tăng hợp lý trong quá trình mang thai

Để duy trì cân nặng và mức tăng hợp lý bạn cần lên một chế độ ăn uống khoa học loại bỏ quan niệm ăn cho hai người và chú trọng đến chất lượng hơn số lượng. Theo FAO, một phụ nữ có cân nặng bình thường cần bổ sung 76.250 kg kcal để tăng 12kg khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Chế độ dinh dưỡng ăn cân bằng, đa dạng và đầy đủ các nhóm chất trước và trong khi mang thai. Ưu tiên các thực phẩm nguồn gốc thực vật, hạn chế thực phẩm có nguồn gốc động vật, chế biến công nghiệp

Dinh dưỡng trước khi mang thai chú trọng bổ sung vitamin và khoáng chất hơn là bổ sung về năng lượng. Axit foric và Sắt nên bổ sung càng sớm càng tốt trong giai đoạn dinh dưỡng trước khi mang thai. Các vitamin và khoáng chất khác bổ sung thêm trong thành phần dinh dưỡng trước và trong suốt quá trình mang thai

Đồ thị phần tỷ lệ phần trăm các vitamin và khoáng chất được nạp theo từng giai đoạn thai kỳ, giúp cân bằng dinh dưỡng trước khi mang thai

Lượng bổ sung được khuyến nghị trong thai kỳ theo Hiệp hội Dinh Dưỡng Đức

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, giúp bà mẹ trẻ sẵn sàng tiếp nhận bất cứ nhóm thực phẩm nào đề phòng gây dị ứng cho trẻ sau này. Bên cạnh đó nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng bổ sung axit béo omega 3 trong thời gian dài trước và sau khi mang thai giúp giảm sinh non, tăng cường phát triển thị giác và não bộ cho thai nhi.

2.Thực phẩm và thuốc bổ sung các vi chất trước khi mang thai ngăn ngừa dị tật thai nhi

Dinh dưỡng trước khi mang thai đặc biệt quan trọng cho 3 tháng đầu thai kỳ, khi các bộ phận quan trọng của em bé được hình thành như tim, phổi, não, hệ vận động…

Trang bị chế độ dinh dưỡng tốt sẽ không chỉ giúp bạn mà còn theo con bạn đến sau này khi chúng lớn lên.

2.1 Bổ sung Axit Foric (Vitamin B9) 

Axit foric (vitamin B9) là chất quan trọng nhất cần được bổ sung ngay khi có kế hoạch mang thai và duy trì đến quá trình trong và sau khi mang thai, miễn là còn cho con bú. Nó giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống dẫn đến các tình trạng tê liệt và thiểu năng trí tuệ.

Vì sự đóng ống thần kinh thường xảy ra trong vòng 3 đến 4 tuần sau khi thụ thai, nên việc bổ sung axit folic phải được bắt đầu ngay cả trước khi thụ thai để giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cao nhất có thể.

Axit foric được tìm thấy trong các nhóm thực phẩm tự nhiên như súp lơ, rau chân vịt, đậu Hà Lan, cải bó xôi, ngô, đậu lăng, cam và ngũ cốc. Ngoài ra để tránh phần tiêu hụt trong quá trình chế biến, bạn có thể bổ sung các viên nén chứa axit foric với tổng hàm lượng không quá 400 microgram mỗi ngày.

Dinh dưỡng trước mang thai cần chú trọng bổ sung axi foric. Các nhóm rau màu xanh đậm, quả vàng và hạt đậu chưa rất nhiều axit foric,

Thực phẩm chứa axit foric hàm lượng cao

2.2 Bổ sung sắt

Cả bạn và em bé đều cần sắt đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nhiều phụ nữ đã thiếu máu do thiếu sắt trước cả khi mang thai do gen, do chế độ ăn uống hay do kinh nguyệt hàng tháng. Bạn nên thăm khám để có lộ trình bổ sung vi sắt sớm chuẩn bị cho quá trình mang thai.

Lưu ý
WHO cảnh báo thiếu sắt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân

Bổ sung sắt trong chế độ dinh dưỡng của bạn bằng các nhóm thực phẩm như thịt và các loại thịt thay thế như gà, vịt, cá, các loại rau thuộc họ cải hoặc đậu, ngũ cốc nguyên hạt.

Cơ thể người hấp thụ sắt từ động vật dễ hơn sắt từ thực vật, nên với những bạn ăn thuần chay cần bổ sung vitamin C đồng thời để tăng khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể.

 

chế độ dinh dưỡng cần đảm boả bổ sung sắt một cách hợp lý và đầy đủ đảm bảo cho thai kỳ khoẻ mạnh

Thực phẩm chứa nhiều sắt 

2.3 Bổ sung canxi

Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai cần bổ sung canxi với sự tư vấn của bác sĩ. Em bé phát triển cần canxi để phát triển hệ xương, cơ bắp, dây thần kinh. Nếu không nhận được đủ canxi em bé sẽ lấy canxi từ người mẹ, gây chứng loãng xương cho phụ nữ sau này, nguy cơ gây hội chứng tiền sản giật.

Lượng canxi được khuyến nghị cho phụ nữ là 1000 miligam, tương đương với 3 phần sữa hoặc các sản phẩm từ sữa mỗi ngày. Ngoài ra bạn có thể bổ sung canxi qua các nhóm thực phẩm khác như các loại đậu, hạnh nhân và rau lá sẫm.

thực phẩm dinh dưỡng chứa caxni rát tốt cho thai kỳ và sức khoẻ mẹ và bé

Thực phẩm giàu canxi

2.4 Bổ sung vitamin và yếu tố vi lượng khác

Ngoài bổ sung các nhóm chất quan trọng trên, bạn nên có chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ các nhóm chất để tăng cường sức đề kháng

  • Axit béo Omega 3: Là chất quan trọng giúp phát triển não bộ và nhận thức của trẻ. Cũng giúp cơ thể phụ nữ nhanh phục hồi, chống lão hoá. omega 3 có nhiều trong cá nhiều dầu. Cần chú ý loại cá biển chứa thuỷ ngân trong tam cá nguyệt đầu tiên
  • Vitamin C: hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp phòng bệnh tự nhiên tăng sức đề kháng, giúp tổng hợp Fe từ thực vật. Có nhiều trong hoa quả họ cam, ớt đỏ, cà chua và thịt
  • Vitamin D: dùng kết hợp với vitamin C để hỗ trợ hệ xương khoẻ mạnh, giúp nâng đỡ cho cả thai kỳ phía trước. Được bào chế đồng thời trong các viên vitamin tổng hợp trước sinh
  • I-ot: Ngay cả trước khi mang thai, phụ nữ nên khám sức khoẻ, tầm soát các bệnh về tuyến giáp để tăng cường khả năng mang thai và phát triển của thai nhi. Cần bổ sung i-ốt trong muối nấu ăn chứa i-ot, cá biển và sữa

các vitamin và khoáng chất bổ sung trong dinh dưỡng trước khi mang thai

Vitamin và khoáng chất thiết yếu cần bổ sung

3. Nhóm thực phẩm cần tránh khi mang thai

Các nhóm thực phẩm dưới đây bạn nên tránh không sử dụng từ khi có kế hoạch mang thai để có được một tinh thần và thể chất mạnh khoẻ.

  1. Thực phẩm sống nguồn gốc động vật và trứng sống, bao gồm cả thịt được chế biến tái kể cả dưới dạng phomat mềm, xúc xích, thịt hun khói. Thực phẩm này có chứa mầm bệnh listeriosis và bệnh toxoplasma. Tác nhân này truyền qua nhau thai gây sinh non và thai chết lưu
  2. Rượu, bia và chất kích thích. Nâng cao chất lượng sức khoẻ bạn nên ngừng sử dụng rượu, bia và chất kích thích trong cả quá trình chuẩn bị mang thai. Nhóm chất kích thích này làm ảnh hưởng đến sự phát triển tế bào thần kinh và trí thông minh của trẻ, ảnh hưởng đến hành vi sau này
  3. Không hút thuốc. Bạn và bạn đời nên tránh các nơi có khói thuốc cũng như tránh không hút thuốc. Hút thuốc ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản, tăng nguy cơ sinh non và sẩy thai, bong nhau sớm, nhẹ cân và các bệnh hô hấp khác.

4. 03 điều cần lưu ý trước khi mang thai

Ngoài khám sức khoẻ chuyên khoa trước khi mang thai, bạn nên kiểm tra sức khoẻ răng miệng để loại trừ các bệnh nha khoa tiềm ẩn và chữa dứt điểm trước khi mang thai. Đặc biệt là các vấn đề về răng khôn và răng sâu.

Khi mang thai một số loại thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi, bên cạnh đó một số vấn đề răng miệng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai cũng như dinh dưỡng thai kỳ của bạn

trước khi mang thai cần kiểm tra sức khoẻ răng miệng để loại trừ vấn đền nha khoa

Kiểm tra nha khoa trước khi mang thai

Ngoài dinh dưỡng đầy đủ, bạn cần tập luyện thể thao đều đặn trước khi mang thai để duy trì cả về cân nặng, sự dẻo dai xương khớp và cơ bắp. Những bài tập toàn thân hay một số vùng lưng, xương chậu, chân sẽ giúp bạn lưu thông máu và có sức khoẻ tốt cho thai kỳ sắp tới.

Tiêm chủng trước khi mang thai cũng là điều bạn nên làm để phòng tránh một số bệnh cho chính bản thân bạn và em bé. Một số bệnh như rubella có thể gây dị tật thai nhi, lưu thai hay sinh non. Mũi bắt buộc phải tiêm khi mang thai là uốn ván để đề phòng biến chứng nhiễm trùng khi sinh nở. Ngoài ra các mũi tiêm chủng khác cùng thời gian tiêm bạn nên được tư vấn bởi bác sĩ.

Tiêm chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm trứơc khia mang thai là một phần không thể thiếu

Lịch tiêm chủng uốn ván theo Bộ Y Tế Các câu hỏi thường gặp

5.Các câu hỏi thường gặp

Tăng bao nhiêu cân khi mang thai là hợp lý?
Tuỳ vào thể trạng trước khi mang thai, số thai hay độ tuổi mang thai mà cố số cân tăng phù hợp. Số cân được khuyến cáo trung bình là từ 9-12kg với phụ nữ có cân nặng trung bình
Ăn gì tăng khả năng thụ thai?
Bạn nên bổ sung các chất chứa Omega 3, Axit foric, Kẽm, Sắt cùng các nhóm vitamin để cơ thể được khoẻ mạnh và chất lượng trứng, tinh trùng được đảm bảo sẽ tăng khả năng thụ thai.
Thực phẩm nên tránh khi muốn thụ thai?
Các chất rượu, bia, kích thích , thuốc lá. Cũng như các thực phẩm biến đổi gen, không rõ nguồn gốc hay thực phẩm sống để duy trì một cơ thể khoẻ mạnh
Ăn gì tránh dị tật thai nhi?
Bạn cần bổ sung các nhóm thực phẩm chứa axit foric như họ đậu, thịt, trứng, sữa, rau xanh đậm màu. Các nhóm chất i-ot hay sắt.

 

Dinh dưỡng trước khi mang thai không chỉ là chế độ dinh dưỡng hay thực đơn dinh dưỡng mà nó là một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn tạo nên một lối sống lành mạnh. Thời gian trước khi thụ thai và 1000 ngày đầu đời của trẻ là thời điểm vàng đặt nền móng cho sức khoẻ, thể chất và tinh thần cho cả mẹ và bé. Hy vọng các bí kíp về dinh dưỡng trước khi mang thai trên đây sẽ giúp cho bạn thêm kiến thức cho hành trang làm mẹ sắp tới.

 

 

Nguồn tham khảo

  •  

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *