Nội dung chính của bài viết
Hoa hồng là loại hoa vô cùng lộng lẫy, kiêu sa và được rất nhiều hộ gia đình yêu thích. Thế nhưng, vào đầu mùa mưa, các cây hoa hồng đều bị bệnh vàng lá, đốm lá mặc dù đã được các hộ gia đình phun khử khuẩn. Vậy nên hãy cùng Ecolafa tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả khi cây hoa hồng nhà bạn bị đốm đen vàng lá do vi khuẩn nấm nhé.
Nguyên nhân khiến cây hoa hồng bị bệnh đốm đen
Hoa hồng bị đốm đen do vi khuẩn nấm Diplocarpon rosae gây ra. Loại nấm này sẽ xuất hiện trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, đặc biệt là trong mùa mưa. Loại nấm này phát triển rất nhanh và rất tốt, tấn công trực tiếp vào cây hồng gây nên bệnh đốm đen. Chúng tồn tại ở bộ phận bị nhiễm của cây, sau đó thông qua tưới nước hoặc côn trùng mà lan sang các bộ phận khác, khiến cây hồng bị bệnh và yếu ớt khó ra hoa.
Dấu hiệu nhận biết
Khi cây bị bệnh mà biểu hiện trực tiếp trên lá nghĩa là cây hoa hồng đã bị bệnh đốm đen khá nặng rồi. Khi cây hoa hồng bị bệnh đốm đen do vi khuẩn nấm, lá cây hồng dần chuyển sang màu vàng, trên lá xuất hiện những đốm đen hoặc tím nâu. Những đốm này có kích cỡ không đồng đều nhưng lan khắp lá, chỉ cần chạm nhẹ vào lá sẽ khiến lá rụng ngay. Khi cây hồng bị bệnh này thì những chồi non cũng bị ảnh hưởng, lá non mọc lên lập tức cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
Cách phòng tránh để cây hoa hồng không bị đốm đen do vi khuẩn
Cách xử lý bệnh đốm đen cho hoa hồng
Cắt tỉa cây khi cây bị nhiễm khuẩn
Cắt tỉa loại bỏ những đốm đen vàng, trung bình 3-4 nên cắt tỉa 1 lần. Thường xuyên phải nhặt hết lá bệnh, lá rụng, hoa héo trên bề mặt chậu
Ngưng bón phân
Khi cây có hiện tượng bệnh, tạm ngưng bón phân vài ngày, vì lúc này cây đang yếu, nếu càng bón phân, đặc biệt là phân có chứa Đạm, sẽ khiến cho cây bị chết. Nên dừng việc bón phân và quan sát tình trạng của cây, trong khoảng thời gian đó sẽ phun thuốc khử khuẩn cho cây.
Tăng tần suất phun thuốc trừ bệnh
Trong lúc cây bị bệnh do nấm thì nên tăng việc phun thuốc trừ bệnh. Trước khi cây bị bệnh thì 1 tuần phun thuốc 1 lần, nhưng khi cây bị bệnh thì nên 3-4 ngày phun thuốc 1 lần, kết hợp với việc cắt tỉa, nhặt lá bị bệnh. Thực hiện liên tục như vậy cho đến khi bệnh giảm hẳn thì giãn tần suất phun thuốc thành 6-7 ngày 1 lần
Xem thêm: https://tiepthiinternet.com/bi-quyet-cham-soc-cay-hoa-hong-khong-bi-sau-benh-tan-cong-vao-mua-mua/