Nội dung chính của bài viết
Khi mùa đông về cơ thể chúng ta sẽ gặp các bệnh thường gặp như cảm lạnh, ho, viêm họng, viêm da và đặc biệt là hạ thân nhiệt. Vậy làm thế nào để nhận biết đó là dấu hiệu của hạ thân nhiệt mà không phải các bệnh khác chúng ta cùng tìm hiểu nhé
1. Khái quát về hạ thân nhiệt
1.1 Khái niệm về hạ thân nhiệt
Hạ thân nhiệt hay giảm thân nhiệt được định nghĩa là nhiệt độ cơ thể dưới 35 °C (95 °F) ở người. Các triệu chứng khác nhau còn phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong hạ thân nhiệt nhẹ có diễn ra run rẩy và rối loạn tâm thần. Trong giảm thân nhiệt vừa phải run rẩy dừng lại và sự nhầm lẫn tinh thần tăng lên. Trong tình trạng hạ thân nhiệt nghiêm trọng, có thể gây ngừng tim
1.2 Nguyên nhân dẫn đến hạ thân nhiệt
Thân nhiệt trung bình của một người lớn khỏe mạnh là 36 – 37oC, tình trạng hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp dưới 35oC. Các nguyên nhân phổ biến nhất của hạ thân nhiệt như sau;
+ tiếp xúc với điều kiện thời tiết lạnh hoặc nước lạnh quá lâu, mặc quần áo không đủ ấm…
+ Uống rượu bia và các chất kích thích gây ra hiện tượng giãn mạch và hệ thống kiểm soát nhiệt độ trong não. Sự giãn mạch làm tăng lưu lượng máu đến da, dẫn đến mất nhiệt ra môi trường. Điều này tạo ra hiệu ứng của một cá nhân cảm thấy ấm áp, khi họ thực sự đang mất nhiệt.
Rượu cũng ảnh hưởng đến hệ thống điều chỉnh nhiệt độ trong não, làm giảm khả năng run rẩy của cơ thể và sử dụng năng lượng thường giúp cơ thể tạo ra nhiệt. Các tác động tổng thể của rượu dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể và giảm khả năng tạo nhiệt cơ thể để đáp ứng với môi trường lạnh1.3 các dấu hiệu khi bị hạ thân nhiệt
Khi bị hạ thân nhiệt đột ngột, người bệnh run rẩy, nói lập cập, da tái và lạnh. Khi tình trạng nặng hơn da trở nên xanh tái, các chi mát lạnh, người lơ mơ li bì, gọi hỏi không trả lời. Thở chậm, nông. Mạch yếu, chậm.
2. Cách xữ lý và biện pháp đề phòng
2.1 Cách xữ lý khi gặp trường hợp hạ thân nhiệt
Nếu nạn nhân bất tỉnh: Điều đầu tiên nên làm quấn chăn ủ ấm cho bệnh nhân đồng thời kêu gọi người phụ giúp đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nếu nạn nhân còn tỉnh táo: Nếu nạn nhân ở ngoài trời, nhanh chóng đưa vào nhà hoặc nơi trú ẩn. Nếu nạn nhân ở trong nhà, hãy làm ấm căn phòng bằng sưởi đèn, đóng các cửa tránh gió lùa. Thay quần áo ướt và đắp chăn ấm, nên mang tất để làm ấm chân tay. đồng thời bổ sung nước đường nóng và thức ăn để lượng đường được tăng cao giúp tăng nhiệt độ cơ thể nhanh hơn.
2.2 Biện pháp để phòng ngừa
Từ những nguyên nhân gây ra chúng ta có thể phòng ngừa như sau:
Luôn mặc ấm cho cơ thể bao gồm áo quần ấm, bao tay bao chân và cả khăn trùm đầu để cơ thể được giữ ấm nhất.

Nếu làm việc trong môi trường phải ngâm nước lạnh bắt buộc phải có đồ bảo hộ chuyên dụng

Khi đã uống rượu bia và các chất kích thích tuyệt đối không được ra gió, và phải giữ ấm cho cơ thể

Không ngừng vận động. Việc vận động giúp ổn định thân nhiệt và phần nào xóa tan cảm giác lạnh khi nhiệt độ xuống thấp.Hãy đi bộ hoặc chạy; nhảy dang tay hoặc thực hiện các bài tập giãn cơ sôi động; chạy nước rút hoặc lộn nhào. Điều quan trọng lúc này là không ngừng vận động quá vài giây. Bạn sẽ cảm thấy lạnh khi ngừng vận động
