Bón phân cho hoa hồng bạn cần lưu ý những nguyên tắc cơ bản

Hoa hồng được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loài hoa bởi sự lộng lẫy, kiêu sa của nó, vì thế nên chẳng ngạc nhiên khi hoa hồng luôn được các hộ gia đình ưu ái trồng hoa hồng trên khu vườn nhỏ của mình. Thế nhưng, ngoài việc phải nắm rõ các kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa hồng, thì việc bón phân cho cây trồng cũng cần phải chú ý và ưu tiên lên hàng đầu. Vậy khi bón phân cho hoa hồng cần lưu ý những nguyên tắc gì, hãy cùng Ecolafa tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cây hoa hồng nhận dưỡng chất qua bộ phận nào?

Hoa hồng luôn hấp thụ dưỡng chất từ các loại phân bón qua các bộ phận như:

  • Qua bộ rễ của mình

Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.

  • Qua mầm dinh dưỡng từ bộ lá

Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm, khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: lúa , lúa mì…;trên cây ăn trái (cây thân gỗ) khí khổng thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.

Những dưỡng chất mà hoa hồng cần 

– Đa lượng: Đạm (N), lân (P), kali (K)
– Trung lượng: Canxi (Ca), lưu huỳnh (S), magiê (Mg)…
– Vi Lượng: Sắt(Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), bo (B), đồng (Cu), …
Tất cả những nguyên tố trên đều rất cần thiết cho cây, một chế độ bón phân tốt là phải đầy đủ và cân bằng tất cả các yếu tố trên.

Tại sao cần bón phân cho cây trồng

Bón phân thực chất là tiến trình cung cấp và hỗ trợ chất dinh dưỡng cho cây trồng, đảm bảo sự phát triển cân đối và ổn định của cây.

Cung cấp dưỡng chất và giúp phân giải các chất dinh dưỡng từ dạng khó tan thành dễ tan cho cây

Bất kì loại cây nào đều cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng, đa trung, vi lượng. Chính những yếu tố đó đảm bảo và cân bằng quá trình phát triển của cây. Giúp cây lớn khỏe, cứng cáp, màu sắc hoa đẹp, chất lượng.

Bón phân giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và phục hồi chức năng cho đất

Chất lượng đất ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển các loại cây. Cây hút dinh dưỡng từ đất, đất sẽ bạc màu, giảm độ phì. Các giá thể trồng hay đất trồng cần được phục hồi lại đặc tính sinh – lý – hóa, hệ đệm sinh học cho đất và giá thể trồng của cây hồng.

Phân bón cho hoa hồng có những loại nào?

Khi nào nên bón phân cho hoa hồng

Nguyên tắc đối với phân bón dạng hạt là cứ sau 2-3 tuần trong mùa sinh trưởng.

  • Bắt đầu bón phân khi cây có 8 đến 12cm tăng trưởng mới, và có thể nhìn thấy có 5 đến 7 lá mới
  • Ngừng bón phân 8 tuần trước khi chuyển mùa lạnh giá.  
  • Bón phân với ít hoặc không có hàm lượng nitơ vào mùa thu . Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển của rễ và nở hoa vào năm tới.

Nguyên tắc khi bón phân cho cây hoa hồng

Tùy vào từng loại cây hồng và từng loại đất cho cây hoa hồng mà ta phải sử dụng các loại phân khác nhau, vì nhu cầu dinh dưỡng của chúng sẽ khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Khi bón đúng loại cho cây không những khiến cây phát triển mà còn giữ được sự ổn định của môi trường đất, giúp cho cây hồng luôn tươi tốt và tránh bị tổn hại.
Bón phân đúng liều lượng là điều vô cùng quan trọng cho việc chăm sóc cây, vì nếu ta bón phân đúng liều lượng cho cây sẽ khiến cho cây luôn xanh, tươi tốt. Tùy từng giai đoạn phát triển cũng như khả năng chịu đựng của từng loại cây thì ta cần bón phân đúng liều lượng để phù hợp cho cây trồng. Với những cây có bệnh nặng thì ta không nên bón phân, hoặc có thì phải bón cực ít. Bởi vì cây đang bị bệnh, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém, nếu cố bón phân sẽ khiến cho cây không thể chịu được mà chết.
Không nên bón phân sát gốc cây mà hãy bón xa gốc một chút để nước mưa hoặc nước tưới ngấm dần xuống phần rễ bên dưới , nếu bón sát gốc quá, làm cho độ đậm đặc của phân chưa hòa tan sẽ làm cháy, thối gốc và các rễ nổi quanh gốc. Khi ta bón phân xong nhất định phải tưới nước luôn, nên dùng vòi chia tia nhỏ để phun lại toàn bộ vườn một lượt để những phần phân bị dính vào lá trôi xuống gốc. Nếu phân dính vào lá không thể trôi xuống gốc sẽ gây cháy lá gây hại cho cây. Bên cạnh đó cần để phân bón ở gốc ngấm đều xuống đất, giá thể cho cây hấp thụ. Thời gian bón phân cho cây một cách hiệu quả nhất sẽ vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tùy vào tình hình thời tiết mà ta bón phân cho cây Khi hoa đang nở to rồi thì không nên bón phân nữa vì dễ bị rụng hoặc cháy hoa.
Kết luận
Hy vọng nội dung bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về những nguyên tắc cơ bản khi trồng cây hoa hồng. Ecolafa luôn luôn cập nhật những bài viết mới nhất về cây trồng, cũng như giá thể trồng hoa cây kiểng để giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cho việc chăm sóc cây trồng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *