Nội dung chính của bài viết
Bạn thắc mắc tại sao giáo dục bây giờ không giống ngày xưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các phương pháp dạy học mới đang được áp dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao cho cả người dạy và người học nhé.
Các phương pháp dạy học mới nào đang được áp dụng phổ biến hiện nay?
Phương pháp STEM
Một trong các phương pháp dạy học mới được nhiều người biết tới hiện nay đó là phương pháp STEM.

Phương pháp STEM
STEM là viết tắt của từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering và Math (toán học). Phương pháp này chủ yếu chú trọng vào lĩnh vực khoa học, thông qua các bài học thực tế, người học phát triển tư duy logic, kỹ năng… STEM sau thời gian được áp dụng đã chứng minh được hiệu quả rõ rệt.
STEM rất phù hợp phát triển trong thời đại 4.0, mở ra cơ hội tiếp cận và phát triển cho thế hệ trẻ tương lai.
STEM cũng được chia ra thành nhiều cấp độ phù hợp cho mỗi bậc học. Bậc tiểu học sẽ tìm hiểu những vấn đề cơ bản và thủ công liên quan đến mạch kỹ thuật. Cứ như thế phát triển đến bậc trung học. Kết quả lớn nhất mà STEM mang lại chính là số lượng nghiên cứu khoa học được làm ra bởi các bạn học sinh.
Phương pháp giáo dục thông minh
Phương pháp giáo dục thông minh (smart school) còn được sử dụng phổ biến hơn STEM và thậm chí đã được Bộ Giáo dục thông qua và đang thử nghiệm trên nhiều trường học. Kết quả thu lại từ phương pháp dạy học này đang có hiệu quả cao.

Giáo dục thông minh không còn quá xa lạ với phụ huynh và học sinh
Phương pháp này không chỉ tập trung vào nhóm môn khoa học mà còn bao gồm luôn cả nhóm ngành xã hội khác.
Với phương pháp giáo dục thông minh này, công nghệ sẽ là một phần không thể thiếu. Thông qua kết nối của công nghệ thông tin việc liên hệ giữa phụ huynh và nhà trường sẽ được chặt chẽ hơn, hỗ trợ nhau tốt hơn trong việc theo dõi tiến độ học tập của học sinh tại trường và tại nhà.
Phương pháp truyền thống nhưng lấy người học làm trung tâm
Không thay đổi hoàn toàn mà cải tiến trên phương pháp truyền thống cũng là mục tiêu quan trọng của các phương pháp dạy học mới hiện nay.

Cải cách trên nền tảng truyền thống vừa tiết kiệm vừa đạt hiệu quả cải thiện trong giáo dục
Tại những nơi mà hệ thống cơ sở vật chất chưa được nâng cao hay vẫn chưa thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học (vùng sâu vùng xa, hải đảo…), thì việc duy trì cách dạy cũ nhưng chuyển hướng tới người học làm trung tâm thường dễ hơn mà vẫn đảm bảo tiêu chí cải cách giáo dục.
Đối với cách dạy và học này, người học và người dạy vẫn làm việc tại lớp, tuy nhiên với các bài học gợi mở, kích thích tư duy nhiều hơn.
Phương pháp dạy học theo vấn đề
Với phương pháp dạy học này, người học sẽ được giáo viên đưa vấn đề từ sớm, sau đó tự tìm nguồn thông tin để giải quyết vấn đề.

Phương pháp giải quyết vấn đề trang bị kỹ năng cần thiết cho người học
Dạy học theo vấn đề đáp ứng được yêu cầu của các phương pháp dạy học mới: giáo viên chỉ là người định hướng, trợ giúp, đánh giá, hệ thống lại kiến thức và khái quát hoá kết luận; còn người học phải tự phát huy tính sáng tạo, tìm tòi, học hỏi để giải quyết được vấn đề giáo viên đưa ra và ghi nhớ chúng.
Tuy nhiên, phương pháp học tập này sẽ khó vận dụng ở những môn học có tính trừu tượng cao hoặc môn học thực tế nhiều, những lớp quá đông.
Phương pháp dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học tích cực đang được vận dụng rất đa dạng hiện nay. Theo hình thức này, người học được chia các nhóm nhỏ để làm việc chung và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào nhiệm vụ đã được phân công sẵn và không có sự giám sát của giáo viên.

Làm việc nhóm là mục tiêu quan trọng chung của các phương pháp dạy học mới hiện nay
Một nhiệm vụ mang tính cộng tác là nhiệm vụ mỗi người học không thể tự giải quyết mà phải được hoàn thành bởi sự nỗ lực của tất cả các thành viên nhóm. Giáo viên phải có yêu cầu rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác giữa người học. Trong quá trình hợp tác, công việc thường được phân công ngay từ đầu cho mỗi thành viên nhưng vẫn phải đảm bảo tính độc lập giữa các thành viên.
Số lượng người học trong một nhóm khoảng từ 5-10 người (số lượng tăng hoặc giảm tùy theo nhiệm vụ, cơ sở vật chất hiện có, trình độ của người học, thời gian dành cho nhiệm vụ…)
Một nhóm lý tưởng là nhóm cho phép mọi thành viên tham gia diễn đạt ý kiến của mình, bình luận và chất vấn ý kiến của người khác.
Phương pháp dạy học thực hành theo bước
Đối với mục tiêu của các phương pháp dạy học mới là phải kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm thực tế nhiều, đặc biệt trong giáo dục nghề nghiệp.

Thực hành là cách nhanh nhất để học điều gì đó
Theo truyền thống, cấu trúc của bài giảng thực hành được chia làm ba giai đoạn: Hướng dẫn mở đầu (thông tin), hướng dẫn thường xuyên (Luyện tập), và hướng dẫn kết thúc (đánh giá). Từ cấu trúc trên, tiếp cận dạy học hiện đại, người ta chia các giai đoạn trên thành các phương pháp dạy học thực hành khác nhau như phương pháp thực hành 4 bước, 3 bước và 6 bước, phù hợp từng giai đoạn học tập của người học, đảm bảo cho việc hình thành năng lực thực hiện của người học một cách nhanh chóng.
Mục đích của phương pháp này là giúp người học độc lập thu nhận thông tin, có kế hoạch làm việc rõ ràng, chịu trách nhiệm trước công việc và sản phẩm mình làm ra, biết tự kiểm tra và đánh giá, phát triển toàn diện năng lực thực hiện của người học. Tuy nhiên thực tế chưa áp dụng được triệt để do thiếu phương tiện và thiết bị dạy học.
Đào tạo từ xa
Trong danh sách các phương pháp dạy học mới không thể không kể tới phương pháp đào tạo từ xa đang rất thịnh hành hiện nay. phương pháp dạy học áp dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục. Đào tạo từ xa, giáo dục trực tuyến đã không còn là những khái niệm xa lạ nhưng dần trở nên phổ biến khi dịch Sars-covy-2 xuất hiện. Việc thực hiện những hình thức học trực tuyến là điều cần thiết.

Phương pháp tiện lợi nhất trong số các phương pháp dạy học mới hiện nay
Sự kết nối nhanh chóng, linh hoạt giúp người học và người dạy tiết kiệm thời gian và tăng tính chủ động. Một số hệ thống quản lý giáo dục còn xây dựng thêm thư viện trực tuyến, kho tài liệu trực tuyến giúp hỗ trợ cho việc học này. Ngoài ra đối với nhiều tổ chức giáo dục lớn thì đào tạo từ xa còn giúp mang lại nhiều học viên quốc tế.
Trong tương lai, đào tạo từ xa còn sẽ phát triển hơn nữa. Lớp học trực tuyến giải quyết nhiều vấn đề về cơ sở vật chất, mặt bằng, v.v…
Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp dạy học mới
Ưu điểm
Các phương pháp dạy học mới rất chú trọng tới kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học có khả năng linh hoạt trong việc xử lý các tình huống thực tiễn.

Các phương pháp dạy học mới tạo điều kiện cho người học chủ động trong tìm tòi kiến thức
Rèn luyện cho học sinh, sinh viên tính chủ động trong lối suy nghĩ, tư duy khi học tập nhờ sự thay đổi trong quá trình dạy và học của các phương pháp dạy học mới hiện nay.
Khả năng tự tin được nâng cao qua mỗi bài thảo luận và tranh luận.
Nhược điểm
Nội dung bài học theo yêu cầu của các phương pháp dạy học mới sẽ giảm bớt các bài thuyết trình, giảng giải của giáo viên, mà chỉ chú trọng vào hướng dẫn cách làm, cách suy nghĩ, tăng khả năng chủ động cho học sinh, sinh viên. Từ đó thường khiến người học không hiểu được bài nếu không tập trung và theo sát bài giảng của giáo viên.

Các phương pháp dạy học mới đòi hỏi có sự trang bị về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học khá lớn
Để triển khai được các phương pháp giáo dục hiện đại cần đầu tư nhiều cho khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và cơ sở vật chất giáo dục hỗ trợ dạy học. Điều đó gây khá nhiều khó khăn cho giáo dục Việt Nam khi hiện nay khi quỹ đầu tư để cải tiến cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất còn nghèo nàn.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã phần nào hiểu được về các phương pháp dạy học mới mà Việt Nam đang từng bước triển khai trong quá trình cải cách giáo dục.