Nội dung chính của bài viết
- 1. Khám sức khỏe trước khi mang thai.
- 2. Tiêm phòng vacxin là rất cần thiết.
- 3. Cải thiện chế độ ăn uống, thực đơn.
- 4. Bổ sung các loại vitamin tổng hợp là điều cần thiết.
- 5. Rèn luyện sức khỏe trước khi mang thai.
- 6. Tinh thần tích cực là điều rất quan trọng.
- 7. Vững vàng về mặt tài chính.
- 8. Cẩm nang những điều cần tránh khi chuẩn bị mang thai.
- 9. Cẩm nang những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn!
- 10. Tìm hiểu kiến thức thai kì để chuẩn bị mang thai an toàn.
- Kết luận.
Mang thai là một quá trình vô cùng thiêng liêng đối với mỗi cặp vợ chồng và cả gia đình. Để chuẩn bị mang thai an toàn các cặp vợ chồng phải chuẩn bị đầy đủ các kiến thức cũng như một sức khỏe tốt. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể trang bị cho mình 10 lưu ý chuẩn bị mang thai an toàn mới nhất năm 2021 mà các chuyên gia, bác sĩ khuyên làm!
Nguồn ảnh: Internet.
1. Khám sức khỏe trước khi mang thai.
Nguồn: Internet.
Ở Hà Nội | Ở TP.HCM |
1. Bệnh viện phụ sản Hà Nội.
https://benhvienphusanhanoi.vn/ 2. Bệnh viện phụ sản Trung ương. http://benhvienphusantrunguong.org.vn/ 3. Bệnh viên đại học Y. https://benhviendaihocyhanoi.com/ 4. Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hồng Ngọc. 5. Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc. 6. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
|
1. Bệnh viện Từ Dũ.
2. Bệnh viên Đa khoa Vạn Hạnh. 3. Bệnh viện Hùng Vương. 4. Bệnh viện phụ sản Quốc tế Sài Gòn. https://www.sihospital.com.vn/ 5. Bệnh viện phụ sản Mekong. 6. Phòng khám phụ khoa Ngọc Lan.
|
2. Tiêm phòng vacxin là rất cần thiết.
Tìm đọc thêm: Những loại vacxin nên tiêm trước khi mang thai.
3. Cải thiện chế độ ăn uống, thực đơn.
Chuẩn bị cho thời kì mang thai an toàn, các cặp vợ chồng cần chú ý tới chế độ ăn uống hằng ngày. Cải thiện chế độ ăn uống, thực đơn đầy đủ 13 nhóm vitamin cần thiết cho cơ thể. Mỗi loại vitamin có vai trò khác nhau khi hấp thụ vào cơ thể, vậy nên cũng cần phải tìm hiểu để kết hợp các loại vitamin này một các hiệu quả, không gây mất cân bằng dinh dưỡng.
Nguồn ảnh: Internet.
4. Bổ sung các loại vitamin tổng hợp là điều cần thiết.
5. Rèn luyện sức khỏe trước khi mang thai.
Để có một sức khỏe tốt, ngoài việc cải thiện chế độ ăn uống, các cặp vợ chồng cũng nên rèn luyện sức khỏe qua tập luyện thể dục.
Duy trì tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng sau khi làm việc, mang lại năng lượng tích cực giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn.
Các cặp vợ chồng có thể đi bộ, chạy bộ, tập Yoga, thiền, bơi… cùng nhau vừa giúp gắn kết tình cảm vợ chồng, vừa nâng cao sức khỏe chuẩn bị cho thời kì mang thai sắp tới.

Tuy nhiên, các chị em cũng nên lựa chọn môn thể thao phù hợp với bản thân, lắng nghe cơ thể để việc tập luyện mang lại hiệu quả tốt nhất.
6. Tinh thần tích cực là điều rất quan trọng.
Vậy nên, các cặp vợ chồng trong thời gian này hãy giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan bằng cách chia sẻ nhiều hơn, làm những điều mình thích, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để một sức khỏe tâm lý thật tốt trong giai đoạn thai kì.
Nguồn ảnh: Internet.
7. Vững vàng về mặt tài chính.
Tài chính là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống hôn nhân của mỗi cặp vợ chồng. Đặc biệt khi gia đình sắp chào đón thành viên mới.
Các cặp vợ chồng khi có ý định sinh con cần chuẩn bị một kế hoạch tài chính vững vàng cho quá trình khám tiền sản, siêu âm, bồi bổ dinh dưỡng cho mẹ và bé, tùy thuộc vào điều kiện tài chính các cặp vợ chồng sẽ lựa chọn những bệnh viện uy tín để chào đón thiên thần của mình đến với thế giới.
Vậy nên, lên kế hoạch tài chính là 1 trong số những yếu tố vô cùng quan trọng trong cẩm nang chuẩn bị mang thai an toàn mà chúng tôi gửi bạn. Một kế hoạch tài chính chi tiết, vững vàng sẽ giúp vợ chồng bạn giảm gánh nặng, áp lực, căng thẳng khi bước vào giai đoạn thai kì.
Nguồn ảnh: Internet.
8. Cẩm nang những điều cần tránh khi chuẩn bị mang thai.
Mang thai là một thời kì vô cùng quan trọng đối với các cặp vợ chồng. Nhằm giúp các cặp vợ chồng có thêm kinh nghiệm trong quá trình mang thai, dưới đây là một vài lưu ý giúp quá trình mang thai cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.
- Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại như: nhiều khói thuốc, ô nhiêm môi trường, môi trường có nhiều hóa chất độc hại, thuốc tẩy … những yếu tố này có thể làm giảm khả năng thụ thai, giảm khả năng phát triển của thai nhi, ảnh hướng tới khi bé khi chào đời.
- Ngưng sử dụng thuốc tránh thai: khi có kế hoạch mang thai, các chị em nên dừng hẳn việc sử dụng thuốc tránh thai. Việc sử dụng thuốc tránh thai sẽ thay đổi chu kì kinh nguyệt của bạn, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, coffee … những chất này làm ảnh hương đến quá trình thụ thai, cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Tránh xa căng thẳng, áp lực: tình trạng căng thẳng làm giảm khả năng thụ thai. Trong quá trình mang thai, mẹ thường xuyên gặp áp lực sẽ dẫn tới bé sinh ra có sức khỏe yếu, thường mắc các bệnh như hen xuyễn, các bệnh về khả năng ngôn ngữ, sức đề kháng yếu.
- Tránh xa những bệnh nhiễm trùng: các mẹ trong thai kỳ nên tránh ăn những thực phẩm chưa chín, thường xuyên vệ sinh cơ thể, tay để khử khuẩn … nhằm hạn chế các bệnh lây nhiễm như: sởi, quai bị, rubella.
9. Cẩm nang những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn!
- Đồ ăn quá ngọt: khi mang thai chức năng đào thải đường của thận sẽ thay đổi. Nếu đường ở mức quá cao, thận phải làm việc liên tục, ảnh hưởng tới chức năng thận và nông đồ đường trong cơ thể mẹ bầu.
- Đồ ăn quá mặn: nghiên cứu đã chỉ ra rằng “ăn càng mặn thì khả năng mắc tăng huyết áp càng cao”. Tặng huyết áp ở phụ nữ mang thai là một trong các yêu tố nhiễm độc thai nghén. Vì vậy, để giữ sức khỏe thời kỳ mang thai, các chuyên gia khuyên lượng muối ăn mỗi ngày chỉ nên khoảng 6g.
- Thực phẩm để lâu ngày: phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần được chăm sóc đầy đủ về chất dinh dưỡng, đặc biệt là thời gian 2-3 tháng đầu của thai kỳ. Việc ăn các thực phẩm để lâu ngày dễ gây nhiễm độc ở cơ thể phụ nữ, ảnh hưởng tới thai nhi, có thể gây chậm phát triển, gây dị tật bẩm sinh. Mặt khác, trong thời kỳ thai nghén, chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện. Đặc biệt là chức năng của gan, thận đều rất yếu, các chất độc gây nhiễm độc cho thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Thực phẩm chưa chín: trong các thực phẩm chưa chín thường chưa các ký sinh trùng có thể gây biến chứng như sảy thai, thai chết lưu, các triệu chứng nguy hiểm khác trong thời gian đầu của thai kỳ.
- Đu đủ: đu đủ chính là nguồn gây sẩy thai phổ biến và nguy hiểm nhất. Nhiều trường hợp do mẹ bầu chưa có kinh nghiệm vẫn sử dụng đu đủ xanh là thực phẩm hằng ngày dẫn tới co thắt tử cung có thể dẫn tới sảy thai.
- Dứa: trong dứa chứa một chất gọi là bromelain có tác dụng làm mềm tử cung. Trong thời gian đầu của thai kỳ, mẹ bầu ăn dứa có thể dẫn đến sẩy thai. Lưu ý:Thường xuyên trao đổi với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp trong thai kì. Lựa chọn những thực phẩm sạch, an toàn, ít hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật.
10. Tìm hiểu kiến thức thai kì để chuẩn bị mang thai an toàn.
Kết luận.
Trên đây là 10 lưu ý giúp các cặp vợ chồng có thai kì an toàn. Hi vọng những cẩm nang trên đây đã giúp các cặp vợ chồng có thêm kiến thức, giúp quá trình mang thai của mẹ bầu diễn ra suôn sẻ, khỏe mạnh, nhiều niềm vui!