Nội dung chính của bài viết
Nhịp điệu xã hội đang dần trở nên năng động hơn, phát triển nhanh chóng. Chính vì thế, ba mẹ cũng mong muốn con trẻ có được nền tảng kỹ năng tốt nhất, giúp con phát triển toàn diện hơn, dễ dàng hòa nhập cùng xã hội trong tương lai. Một trong những điều quan trọng mà ba mẹ cần quan tâm chính là việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Bởi vì, kỹ năng giao tiếp chính là phương thức khuyến khích trẻ có thể tự do phát biểu suy nghĩ và từ đó kích thích trẻ tư duy mạnh mẽ.
Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là hành vi truyền đạt và trao đổi thông tin thông qua việc nói, viết, hoặc sử dụng những phương tiện khác. Có 4 loại giao tiếp chính được chia thành 3 nhóm:
Giao tiếp bằng lời nói:
Thông qua mặt đối mặt, điện thoại, và các thiết bị truyền tin khác,…
Giao tiếp phi ngôn ngữ:
Bao gồm ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, hành động,…
Giao tiếp bằng chữ viết & Giao tiếp bằng hình ảnh:
Thông qua thư từ, email, dòng trạng thái trên mạng xã hội, sách, tạp chí,…
4 loại giao tiếp chính
Tại sao cần chú trọng vào kỹ năng giao tiếp?
Trẻ em dành phần lớn thời gian để xem thiết bị điện tử một cách thụ động
Trẻ không biết cách giao tiếp điều trẻ muốn
Phụ huynh cần ở bên con trong suốt giai đoạn phát triển
Lợi ích và tác hại khi ba mẹ không chú ý phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
2 nguyên tắc vàng giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Nguyên tắc 1: Cho con sự tự chủ
Trao quyền quyết định cho con
Nguyên tắc 2: Tạo khung mẫu cho các phương thức giao tiếp
Khi giao tiếp với người lớn:
Tạo khung mẫu khi giao tiếp với người lớn
Ba mẹ nên hướng dẫn con hỏi thăm sức khỏe ông bà để giúp trẻ học được cách quan tâm người lớn. Để làm được điều này, chính ba mẹ cần làm gương cho trẻ bằng cách hỏi thăm sức khỏe, chăm sóc người lớn trước mặt trẻ.
Ba mẹ còn có thể trò chuyện với trẻ, kể cho trẻ nghe về ông bà của mình, lồng ghép vào đó là tình cảm yêu thương của ông bà dành cho trẻ. Việc này sẽ trực tiếp giúp kéo gần khoảng cách giữa trẻ và ông bà nếu như trẻ không có ở cùng với ông bà của mình, gián tiếp làm trẻ giàu tình cảm dành cho mọi người xung quanh.
Ba mẹ quan tâm ông bà để con hiểu tình yêu gia đình và làm theo ba mẹ
Khi gặp ông bà, ba mẹ có thể hướng dẫn con hỏi thăm ông bà bằng những câu cụ thể như “Con hỏi ông/bà có khỏe không đi con.”, hay gợi ý con giúp đỡ ông bà mình bằng cách chỉ con hỏi ông bà “Con lấy trái này cho ông/ bà nha.”.
Hướng dẫn con biết quan tâm ông bà từ những câu hỏi thăm sức khỏe
Ba mẹ có thể tận dụng sự tò mò ở trẻ và khơi gợi trẻ đặt câu hỏi cho người lớn như: “Ông/bà đang làm gì vậy con?”, “Con xem ạnh/chị đang làm gì vậy?”.
Trẻ có thể im lặng không biết trả lời, ba mẹ sẽ tiếp tục hướng dẫn con hỏi “Ông/bà đang làm gì vậy? Con phụ ông bà nha.”, “Anh/chị đang làm gì vậy? Anh/chị cho em chơi cùng nha.” để con có thể vừa tự giải đáp thắc mắc thông qua việc đặt câu hỏi, vừa biết cách giao tiếp với người lớn.
Nếu trẻ chưa biết phải làm theo, ba mẹ sẽ làm gương cho trẻ vài lần đầu.
Gợi mở sự quan sát của con bằng việc hỏi con: Ông/bà đang làm gì đấy con?
Khi giao tiếp bằng ánh mắt
Ba mẹ nên tập cho trẻ hướng ánh mắt đến người trò chuyện cùng trẻ . Đây là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện, cũng như thể hiện sự tự tin khi giao tiếp. Không những thế, đây cũng là cách khả năng tập trung cho trẻ. Trẻ cần được tập giao tiếp bằng ánh mắt từ khi còn nhỏ để có thể sử dụng kỹ năng này một cách thuần thục.
Ba mẹ cần dạy con giao tiếp bằng mắt
Khi nói lời cảm ơn, xin lỗi
Dạy con nói lời xin lỗi và cảm ơn
Hãy từ tốn giải thích cho trẻ hành vi của trẻ mang lại cho người khác cảm xúc như thế nào
Tóm lại, ba mẹ hãy kiên trì tạo khung mẫu giúp trẻ dễ dàng ứng xử các tình huống hơn. Và chính ba mẹ cũng cần nghiêm túc thực hiện theo khung mẫu này để trẻ có thể bắt chước theo. Bởi vì trẻ có khả năng bắt chước từ thái độ, lời nói, hành động của ba mẹ đối xử với người khác. Cho nên ba mẹ vừa hướng dẫn trẻ và vừa làm theo khung mẫu chính là biện pháp hiệu quả nhất để con phát triển kỹ năng giao tiếp.
3 trò chơi đơn giản để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp
Trò chơi 1: Tạo tình huống
Mục đích trò chơi:
Khi trẻ đóng một vai trong trò chơi, đồng thời trẻ cũng đang bày tỏ suy nghĩ và cách xử lý tình huống của mình, hơn nữa trẻ sẽ hiểu mối quan hệ với những người khác. Cùng trẻ chơi các trò chơi sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ và dạy thêm về phép lịch sự cần thiết khi giao tiếp với những người xung quanh.
“A lô, ba mẹ cháu có nhà không?”
Trò chơi 2: Đóng vai
Cùng trẻ đóng bất kỳ vai nào trẻ muốn
Trò chơi 3: Kể chuyện
Bố mẹ hãy tạo cho con một tủ sách mini ngay trong phòng của bé. Ở đó có nhiều câu chuyện cổ tích với các hình ảnh, màu sắc sinh động. Cho dù bận rộn thì bố mẹ cũng nên kể chuyện cho con nghe mỗi ngày. Thông qua các câu chuyện gần gũi với bé, trẻ sẽ có được vốn từ ngữ phong phú. Hơn nữa, sẽ học được các lời thoại trong truyện. Bắt chước lời nói, ứng xử của nhân vật.
Kể chuyện cho trẻ nghe
Khi kể chuyện cho bé, bố mẹ nên nhấn nhá giọng nói làm sao thật thú vị nhé. Ngoài ra, sau mỗi truyện cần phải rút ra bài học, thông điệp cho bé hiểu. Cần phân tích, đâu là nhân vật nào đáng để học tập noi gương. Đâu là hành động, ứng xử tốt… Qua mỗi câu chuyện như vậy, kỹ năng giao tiếp của bé sẽ được hoàn thiện dần. Bé còn mở mang được nhiều kiến thức có giá trị.
Ba mẹ có thể cho trẻ nghe tham khảo những câu truyện cổ tích trên kênh Youtube của KIDPOD CHANNEL OFFICIAL để kể cho trẻ nghe.
Mẹ và bé cùng nghe kể chuyện trên Youtube
Tham khảo thêm 3 trò chơi khác từ KidPod giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Ba mẹ xem thêm 3 trò chơi đơn giản cho bé tại đây cùng nhiều trò chơi hấp dẫn khác từ KidPod
Xem thêm 3 trò chơi đơn giản tại nhà cùng KidPod tại đây
Thiết bị trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp
Nếu ba mẹ không có nhiều thời gian để chơi cùng con hoặc không thể hát hay kể chuyện cho trẻ nghe, thì máy nghe nhạc, kể chuyện là trợ thủ đắc lực cho ba mẹ.
Máy KIDPOD là máy nghe nhạc, kể chuyện theo yêu cầu đầu tiên trên thế giới. Trẻ có thể tự mình thả sức sáng tạo, tưởng tượng, khám phá những chuyến phiêu lưu thú vị, hay thế giới xung quanh thông qua những câu chuyện kể chứa lượng kiến thức khổng lồ từ máy KidPod.
Mẹ và bé cùng nghe kể chuyện qua máy KidPod
Lợi ích khi dùng KidPod:
- Thư viện nội dung cho trẻ lớn nhất Việt Nam: 1000+ truyện kể, bài hát, tiếng Việt và tiếng Anh
- Hướng dẫn bé trong các tình huống khẩn cấp hoặc nguy hiểm hay gặp phải của cuộc sống đô thị
- Ba mẹ & người thân yêu có thể sáng tạo thêm những nội dung riêng bằng cách ghi lời ghi âm của mình vào máy
- Ba mẹ hoàn toàn kiểm soát nội dung bé tiếp xúc và không quảng cáo
- KidPod có thể trở thành đèn ngủ và còn chứa âm thanh trắng (white noise) giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn
- Trẻ có thể tương tác với nhân vật ảo Lisa thông qua KidPod, từ đó giúp trẻ hào hứng hơn trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp
- Vì máy không có màn hình, trẻ có thể độc lập sử dụng máy mà ba mẹ không phải lo hại cho mắt trẻ
Tóm lại
Ba mẹ nào cũng mong muốn con trẻ có được nền tảng kỹ năng tốt nhất, giúp con phát triển toàn diện hơn, dễ dàng hòa nhập cùng xã hội trong tương lai. Để phát triển toàn diện cần rất nhiều thời gian và nỗ lực từ ba mẹ. KidPod mong những bài viết trên đã phân nào phân tích nguyên tắc vàng nguyên tắc vàng cũng giới thiệu cho ba mẹ như trò chơi cụ thể phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.