Nội dung chính của bài viết
- Tại sao cần chuẩn bị chu đáo ngay từ khi chuẩn bị mang thai?
- Chế độ ăn uống khi chuẩn bị mang thai
- Cần đi kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai
- Tiêm phòng trước khi mang thai
- Kế hoạch làm việc nghỉ ngơi hợp lý
- Khám răng miệng
- Kiểm soát cân nặng
- Chuẩn bị tài chính
- Chuẩn bị tâm lý
- Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng
- Tập thể dục
Quá trình chuẩn bị cho việc có thai không phải là một điều dễ dàng. Ngoại trừ trường hợp mang thai ngoài ý muốn, nếu có kế hoạch mang thai, phụ nữ thường có rất nhiều nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn, thuốc men, quá trình sinh nở và trách nhiệm làm cha mẹ khi có con. Cẩm nang sau đây sẽ mang đến cho bạn từ A đến Z những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai.
Tại sao cần chuẩn bị chu đáo ngay từ khi chuẩn bị mang thai?
Các việc bạn chuẩn bị từ trước khi mang thai sẽ tạo ra sự khác biệt cho sức khỏe của bạn và em bé trong tương lại. Nói một cách đơn giản, bạn càng khỏe mạnh tuè trước và trong khi khi mang thai thì bạn càng có khả năng sinh con khỏe mạnh
Các cơ quan của thai nhi bắt đầu hình thành trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, trước khi bạn có thể biết rằng mình đã mang thai. Vì vậy chuẩn bị mang thai là giai đoạn quan trọng. bạn vàng có kế hoạch mang thai cụ thể thì càng tăng cơ hội có một thai kỳ khỏe mạnh như ý.
Chuẩn bị chu đáo trước khi mang thai có thể giúp:
-
Mang thai (thụ thai) dễ dàng hơn
-
Mang thai khỏe mạnh
-
Tránh hoặc giả thiểu các biến chứng thai kì
-
Sinh ra một em bé khỏa mạnh
-
Phục hồi nhanh chóng và dễ dàng sau sinh
-
Việc chăm sóc em bé sau sinh dễ dàng hơn
-
Giảm thiểu rùi ro cho con về các vấn đề sức khỏe trong tương lai
Chế độ ăn uống khi chuẩn bị mang thai
Lựa chọn ăn gì nên dựa trên chế độ ăn uống cân bằng và lượng calo bạn cần để thực hiện các hoạt động hằng ngày. Không nên quá kiêng khem, cũng không cần thiết phải tập trung bổ dưỡng quá nhiều
Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm:
-
Ăn nhiều rau: rau có màu xanh đậm, đỏ, cam, cũng như các loại hạt
-
Nhiều trái cây, đặc biệt là trái cây tươi
-
Nhiều nguồn protein bao gồm: hải sản,thịt nạc, thịt ghhia cầm, trứng, đậu nành, ngũ cốc….
-
Dầu từ thực vật và dầu trong các loại hạt, bơ
-
Sữa không béo hoặc ít béo, sữ chua, phô mai
-
Rất hạn chế thêm đường, bao gồm cả đồ uống có đường, hạn chế muối.
Tùy theo sở thích, truyền thống, ngân sách và nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương mà bạn xây dựng lên bữa ăn lành mạnh của mình dựa trên các gợi ý trên.
Các thực phẩn nên tránh hoặc hạn chế tối đa:
-
Thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao như: cá mập, ca kiếm, cá kình, cá đuối…
-
Thực phẩm có hàm lượng vitamin A cao như: gan động vật, pate
-
Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều muối, nhiều đường, dầu mỡ chiên rán nhiều lần….
-
Thức ăn chưa được nầu chín, không đảm bảo vệ sinh an toàn thức phẩm
-
Rượu, bia, thuốc lá, NƯỚC ngọt có ga, cafein..

Cần đi kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai
Để chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai, bạn cần khám tiền sản. cả hai vợ chồng sẽ trải qua các bước kiểm tra từ đơn giản đến chuyên sâu nhằm đánh giá khả năng thụ thai, cũng như phát hiện các di truyền bất thường có thể di truyền sang con. Bên cạnh đó, các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục như viêm gan B, HIV, giang mai….nếu được hát hiện sớm sẽ giúp gia đình có được hướng xử trí kịp thời nhằm hạn chế rủi ro cho thai kỳ.
Tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm phòng trước và trong thời gian mang thai là việc làm vô cùng quan trọng giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi có sức đề khàng tốt, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Trước khi mang thai, mẹ bầu cần tiêm nhứng loại vắc xin sau:
Sởi- quai bị- rubelle: Tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Nếu mẹ bị nhiếm sởi, quan bị, rubella trong thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non, thai nhi dị tật.
Viêm gan B: Tiêm trước hoặc thời gian mang bầu. Nếu mẹ mắc viêm gan B có thể lây sang con.
Thủy đậu: Tiêm trước khu mang bầu tối thiểu 2 tháng. Theo thống kê thì có khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, mẹ mắc thủy đậu có thể chuyển virus gây bệnh sang con ttrong khi sinh nở.

Kế hoạch làm việc nghỉ ngơi hợp lý
Làm việc quá sức, đầu óc thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, sắp xếp công việc để bản thân không bị quá tải, có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cũng là một sự chuẩn bị tốt cho hành trình mang thai đầy niềm vui nhưng cũng đầy gian nan phía trước.
Khám răng miệng
Các bệnh về răng miệng sẽ gây những ảnh hưởng nhất định cho thai kỳ của người mẹ. Bệnh nha chu sẽ làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non và sảy thai. Viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một laoij vi khuẩn có thể theo đường máu vào thai nhi. Việc khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các bệnh nguy hiểm này.
Vào giai đoạn thai kỳ việc thay đổi hormone có thể làm cho bạn dễ bị bệnh nướu răng. Tăng progerteron v à estrogen làm cho nướu răng phản ứng với các vi khâunr mảng bám, dấn đến sưng đỏ, răng bị chảy máu,… Việc chữa bệnh răng miệng trogn khi mang thai còn làm tăng khả năng nhiễm trùng máu, vì vậy bạn nên khám răng miệng khi chuẩn bị mang thai nhé.
Kiểm soát cân nặng
Thừa cân hay thiếu cân đều gây ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Thừa cân có thể gây ra nhiếu vấn đề trong quá trình thụ thai và nhiều biến chứng trong khi mang thai như cholesterol cao, huyết áp cao dẫn đến tiền sản giật, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Nếu bị thiếu cân thì nguy cơ sảy thai, sinh non, nhẹ cân sẽ cao hơn các bà mẹ khác. Vợ chồng cần có chế độ ăn uống hợp lý, có cân nặng cân đối để chuẩn bị mang thai hiệu quả.
Chuẩn bị tài chính
Tài chính là một vấn đề quan trọng mà các cặp vợ chống cần lưu ý khi chuản bị có con. Nếu bạn có ý định mang thai, hãy lên kế hoạch chi tiết về tài chính và các vấn đề bảo hiểm. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà bạn quyết định có con hay không, sinh con ở đâu, nguồn tài chính để sinh và nuôi dạy con như thế nào,….. Tất cả đều dựa vào tài chính mà bạn đang có hiện tại.
Chuẩn bị tâm lý
Trước khi có ý định mang thai, bạn hãy tự hỏi bản thân xem mình đã sẵn sàng để làm mẹ chưa. Hãy tự hỏi với những câu hỏi sau:
-
Cả hai vợ chồng đều mong muốn có con?
-
Bạn đã chuẩn bị gì cho việc làm mẹ?
-
Bạn đã sẵn sàng gánh vác trách nhiệm làm mẹ?
-
Bạn có thể cân bằng giữa công việc và gia đình, con cái?
Hãy để cho tâm trạng bạn được thoải mái, không lo lắng bởi bất cứ điều gì để vui vẻ sẵn sàng cho việc mang thai và sinh con.
Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng
Để thụ thai thành công bạn cần biết về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng. Thông qua chu kỳ kinh nguyệt bạn có thể tính ngày rụng trứng, xác định được thời điểm thụ thai thành công nhất. Ngoài ra lkhi ngày rụng trứng xuất hiện, c ơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện một số biểu hiện rụng trứng, thông qua những biểu hiện ấy bạn có thể biết ngày rugnj trứng của mình sắp đến rồi.
Tập thể dục
Hãy lên kế hoạch tập thể dục mỗi ngày ngay từ bây giờ, điều này không chỉ tốt về thể chất mà còn giúp nâng cao tinh thần, giải tỏa stress.
Tùy vào sở thích và đặc điểm thể chất, bạn có thể tập thể thao như chạy bộ, bơi lội, các môn bóng….hoặc những bài tập nhẹ nahng như thiền, yoga..
Chuẩn bị trước khi mang thai bap gồm cả các bài tập thể dục trước- trong- sau khi mang thai.
Có thể tháy rằng, chuẩn bị mang thai không đơn giản nhưng cũng không phải quá phức tạp. Một thai kỳ được chuẩn bị trưpwcs kỹ càng bao nhiêu thì việc thụ thai, mang thai của các bạn sẽ diễn ra suôn sẻ bấy nhiêu. Cũng như, khi con bạn được chuẩn bị tốt từ trong trứng nước, thì chắc chắn khi con ra đời và lớn lên, con đã có một nền tảng vững chắc, để trở thành một đứa trẻ thật khỏe mạnh, thông minh, xinh đẹp. Hy vọng rằng những chia sẻ trên về việc chuản bị mang thai sẽ giúp các mẹ có sự chuẩnbij chu đáo nhất và luôn trong tư thế sẵn sàng để chào đón đứa con yêu của mình.
121 Nguyễn Thi Lanh