Nội dung chính của bài viết
- Cấu tạo của cảm biến áp suất lốp tpms
- Những mẹo hay trong quá trình sử dụng cảm biến áp suất lốp tpms
- Bơm lốp xe với số cần phù hợp với cảm biến áp suất lốp tpms
- Siết đầu cảm biến áp suất lốp tpsm vào với van ở một khoảng lực vừa phải
- Không để các thiết bị phát sóng radio gần đầu cảm biến áp suất lốp tpsm trong khi sử dụng
- Làm sạch và loại bỏ bụi bẩn khỏi đầu áp suất lốp
- Điều chỉnh ngưỡng cảnh báo khi lốp xe non hơi
- Không dùng keo để vá lốp
Cảm biến áp suất lốp hay cảm biến áp suất lốp tpms ngày càng được nhiều bác tài trang bị cho xế cưng của mình những lợi ích mà nó mang lại trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, không phải bác tài nào cũng biết sử dụng cảm biến áp suất tpms đúng cách và hiệu quả. Titanwheel sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bác qua bài viết dưới đây:
Cấu tạo của cảm biến áp suất lốp tpms
Ngay sau khi mua cảm biến áp suất lốp tpms chính hãng về, việc đầu tiên mà các bác cần làm đó là kiểm tra xem nó có đủ các bộ phận dưới đây không:

- Sách hướng dẫn sử dụng chi tiết từ hãng
- Van cảm biến áp suất lốp tpsm thường có bốn van chính và một van dự phòng, các van này được lắp trực tiếp trên van của xe hơi.
- Bộ thu tín hiệu của van cảm biến áp suất lốp tpsm. Trên bộ thu, thông thường sẽ có 3 nút chính: một nút cài đặt, nút sáng trái và sang phải.
Tham khảo thêm các mẫu cảm biến áp suất lốp tpsm
Những mẹo hay trong quá trình sử dụng cảm biến áp suất lốp tpms
Của bền tại người và với 5 mẹo sử dụng dưới đấy, cảm biến áp suất lốp tpms của các bác sẽ sử dụng được lâu và đạt hiệu quả cao nhất.
Bơm lốp xe với số cần phù hợp với cảm biến áp suất lốp tpms
Điều kiện thời tiết tại Việt Nam nhìn chung khá khắc nghiệt hơn so với ở nước ngoài. Nhiệt độ thường khá cao và thời tiết nắng nóng nên các bác tài rất cần quan tâm đến việc bơm lốp xe bao nhiêu cân là đủ.

Nếu bơm quá tay, các bác có thể gặp phải tình trạng lốp bám đường kém hơn và bị sốc khi lái, nếu kéo dài còn có thể dẫn đến tình trạng nổ lốp. Ngược lại, lốp quá non có thể khiến xe chạy ì máy hơn, xăng tốn nhiều hơn và khiến các bác khó đánh lái.
>>> HOT: 10 lưu ý quan trọng khi chọn mua cảm biến áp suất lốp nếu không muốn tiền mất tận mang
Vậy chúng ta nên bơm lốp xe bao nhiêu kg là phù hợp? Câu trả lời là theo định mức của nhà sản xuất. Các bác có thể nhìn thông số được chú thích trên cánh cửa khoang lái của ô tô. Thông thường, mức áp suất tối đa của lốp ô tô có thể chịu được nằm trong khoảng 30 psi ~ 2,1 kg/cm2.

Bên cạnh đó, khi đã có cảm biến áp suất lốp tpms, các bác có thể đặt cảnh báo nhiệt độ theo tỷ lệ khi mà cảm biến cứ 10 độ C chênh lệch ở ngoài môi trường làm tăng 1 psi áp suất bên trong lốp. Nhờ thông số nhiệt độ trên cảm biến, các bác có thể tính được số cân nên bơm lốp xe ô tô bao nhiêu là vừa với các mức độ nhiệt khác nhau.
Siết đầu cảm biến áp suất lốp tpsm vào với van ở một khoảng lực vừa phải
Việc lắp đặt ban đầu cho cảm biến áp suất lốp tpsm nhìn chung khá đơn giản. Các bác tài có thể tự làm ở nhà và không cần mang ra ngoài gara. Thông thường, các bác chỉ cần đặt đầu cảm biến lên các chân van rồi cài đặt trên bảng điều khiển để nhận các thông tin từ lốp.

Tuy nhiên, nhiều bác tài hay mắc phải lỗi siết đầu cảm biến áp suất bị không đúng lực. Nếu siết quá chặt hay quá lỏng, mặc dù các đầu cảm biến vẫn đo được thông số từ lốp nhưng không chính xác do nó không ở khoảng cách lý tưởng với không khí bên trong lốp.
Ngoài ra, nếu siết chặt đầu cảm biến, các bác sẽ gặp phải một số vấn đề như chân bị gãy, nứt. Ngược lại, siết quá lỏng có thể khiến thiết bị rơi ra khi đi vào những đoạn đường xấu, sóc, nhiều ổ voi, ổ gà. Vì vậy, các bác chỉ nên siết đầu cảm biến đến mức khi dùng lực vừa đủ, các bác không thể vặn thêm nữa.
Không để các thiết bị phát sóng radio gần đầu cảm biến áp suất lốp tpsm trong khi sử dụng
Các đầu cảm biến áp suất lốp tpms hoạt động bằng cách phát những sóng vô tuyến (radio) đên thiết bị điều khiển từ xa hoặc điện thoại, vì thế khi có một thiết bị phát sóng radio khác kể cả cùng tần số hay khác tần số sẽ làm xáo trộn tín hiệu giao tiếp giữa đầu cảm biến và thiết bị điều khiển từ xa.

Đầu cảm biến hoạt động thông qua việc phát những sóng vô tuyến radio đến các thiết bị thu nhận thông tin như bảng điều khiển hay điện thoại. Vì thế, nếu ở gần các thiết bị có sóng như radio cho dù có khác tần số cũng sẽ làm quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin của đầu cảm biến với các thiết bị thu nhận bị ảnh hưởng.
Những thiết bị phát sóng radio mà các bác tài nên tránh như: wifi, bộ đàm, điện thoại di động, bluetooth, các trạm phát sóng truyền hình,…v.v. Tuy nhiên, trên thực tế, các thiết bị không phát sóng liên tục như điện thoại hay chìa khóa điện tử của xe ô tô sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng đến việc truyền tín hiệu của đầu cảm biến.
Làm sạch và loại bỏ bụi bẩn khỏi đầu áp suất lốp
Khi sử dụng van cảm biến áp suất lốp tpms trong thời gian dài, đầu cảm biến dễ có hiện tượng bị bám bẩn do dính nhiều bùn đất trên đường. Điều này không chỉ gây mất thậm mỹ mà về lâu dài còn gây ra những ăn mòn có hại cho van cảm biến.

Theo nghiên cứu sinh học, bùn có độ pH khá thấp, có tính axit cao nên có thể ăn mòn mọi loại vật liệu mà nó quá lâu. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, các thiết bị điện tử sẽ bị hư hỏng hoặc hoạt động không chính xác.
Các vệ sinh đầu cảm biến áp suất lốp tpms khá đơn giản, các bác tài chỉ cần dùng nước để rửa sạch bùn đất, không phụ nước trực tiếp lên thiết bị này, nhất là với những loại cảm biến không chống nước.
Điều chỉnh ngưỡng cảnh báo khi lốp xe non hơi
Các bác tài nền điều chỉnh chế độ cảnh báo lốp non hơi ở nhiều mức khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng để không mất thời gian để ý quá nhiều đến cách sử dụng cảm biến áp suất lốp.

Ví dụ như trên cảm biến áp suất lốp tpms SPY-X7, các bác tài có thể sử dụng tính năng này trong phần Cài đặt -> Chỉnh sửa các thông tin của xe. Ở mục Mức áp suất cảnh báo, các bác có thể điều chỉnh ở hạn mức mà mình mong muốn. Sau khi nhập xong, thiết bị sự tính toán khi áp suất lốp xe của bạn chạm ở các ngưỡng 25%, 50%, 75% và 100%.
Không dùng keo để vá lốp
Ngày nay, trên thị trường có xuất hiện một số loại keo vá lốp bằng cách bơm chất này giúp làm đầy vào trong lốp thông qua van. Tuy nhiên, cách làm này có thể khiến cho cảm biến áp suất lốp tpsm báo sai thông tin hoặc làm các đầu cảm biến bị hỏng bởi hiện tượng đông đặc thành dạng rắn trong lốp xe.
Hiện nay, loại keo này thường được sử dụng ở các loại lốp xe không săm bằng cách dùng một loại chất lỏng lấp đầy lỗ thủng ở trên lớp, rồi bơm thêm không khí làm căng lốp. Tuy nhiên, cách làm này đồng thời cũng sẽ bám dính ở trên mặt trong của lốp và cả ở chân van, khiến chân van bị bịt kín.

Mặc dù nhiều công ty sản xuất keo và lốp khẳng định rằng sản phẩm của mình không hề ảnh hưởng đến cảm biến áp suất lốp nhưng trên thực tế, cho dù các bác tài sử dụng cảm biến gắn trong hay ngoài đều bị ảnh hưởng bởi loại keo trên. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà sản xuất xe hơi đều khuyên dùng không nên sử dụng keo vá lốp nếu muốn sử dụng cảm biến áp suất lốp hiệu quả.
Nhìn chung việc sử dụng cảm biến áp suất lốp tpms không hề phức tạp nếu các bác tài nắm rõ được các mẹ trên đây. Chúc các bác chọn mua và cài đặt được loại phụ kiện trên thành công và thuận lợi!