Nội dung chính của bài viết
Case study Marketing là tổng hợp các thông tin, tình huống của một doanh nghiệp. Bao gồm các thông tin từ khi công ty thành lập, có dữ liệu đầy đủ.
Case study Marketing là gì?
Case study Marketing là phương pháp nghiên cứu các tình huống thực tế. Phương pháp này thường được sử dụng để nghiên cứu và phân tích các tình huống thực tế. Case study không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực Marketing, mà nó còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác.

Định nghĩa về case study
Theo Hammond, J . S, Đại học Havard cho rằng: ” Case study hay còn gọi là sase method là phương pháp dạy học, thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình . Ở đây, người học được giới thiệu một tình huống cụ thể, có thật và được đặt vào vị trí của người ra quyết định, để giải quyết vấn đề trong tình huống ấy.”
Nghiên cứu case study cụ thể là như thế nào?
Thế nào là nghiên cứu case study? Nghiên cứu case study cho phép các nhà nghiên cứu kiểm tra chặt chẽ dữ liệu trong một ngữ cảnh cụ thể. Phương pháp case study thường lựa chọn một khu vực địa lý nhỏ hoặc hạn chế đối tượng nghiên cứu. Bản chất của case study là điều tra hiện tượng thực tế thông qua phân tích ngữ cảnh, chi tiết của các sự kiện, và mối quan hệ của chúng.
Tùy theo khả năng, góc nhìn của mỗi người mà có cách nhìn nhận và đánh giá case study riêng. Case study thường được coi là nửa lý thuyết, nửa thực tế. Nghiên cứu một case study cũng giống đọc một cuốn sách, mỗi người sẽ có những các giải quyết và nhìn nhận riêng.
Lợi ích và hạn chế của case study Marketing

Sử dụng một case study Marketing, cho phép hiểu sâu hơn về các case study từng đơn vị một. Qua so sánh các điểm giống và khác của những case study đơn lẻ. Các bằng chứng cho thấy, những phát sinh từ các nghiên cứu nhiều case study cùng lúc, sẽ cho được kết quả đáng tin cậy hơn việc nghiên cứu các case study đơn lẻ.
Mặc dù, case study mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có những hạn chế. Khối lượng dữ liệu trong case study rất khó tổ chức và sắp xếp. Các chiến lược phân tích và tích hợp dữ liệu cần được xem xét kỹ lưỡng và cẩn thận. Các báo cáo kết quả từ cuộc nghiên cứu nhiều case study cùng lúc, gặp phải nhiều khó khăn trong việc thống kê và giới hạn từ ngữ.
Cách phân tích case study Marketing (Research)
Case study Marketing ngày càng trở nên phổ biến. Vì case study Marketing mang tính thực tiễn cao, sát kiến thức lý thuyết.
Phân tích case study Marketing

Để phân tích case study Marketing đạt kết quả cao, bước đầu tiên chúng ta cần nghiên cứu nhãn hàng/ công ty về các vấn đề sau:
- Công ty hay sản phẩm đó là gì?
- Lĩnh vực kinh doanh?
- Mức độ nhận diện thương hiệu (cao/trung bình/thấp)?
- Điểm nổi trội của thương hiệu
- Vấn đề cần giải quyết là gì?
Với các câu hỏi này, chúng ta sẽ có góc nhìn rõ ràng hơn về thương hiệu đang phân tích. Nhờ vậy mà chúng ta mới có được những đánh giá và bài học chuẩn xác.
Nhóm khách hàng mục tiêu (Targeting)
Tại bước này, bạn cần xác định rõ đối tượng mục tiêu mà bạn muốn nhắm đến trong chiến dịch. Lý do chọn đối tượng đó là gì? Từ đây, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn tại sao nhãn hàng lại có những hoạt động như thế trong chiến dịch.

Nhóm khách hàng mục tiêu được hiểu là nhóm đối tượng khách hàng, mà nhãn hàng nhắm đến trong một chiến dịch Marketing. Dựa vào phần phân khúc thị trường, nhãn hàng sẽ chọn ra nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp.
Phân tích case study Marketing trong phần phân tích khách hàng mục tiêu, chúng ta cần quan tâm đến cách thực hiện quảng cáo, chiến dịch đã phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu hay chưa? Các hoạt động Marketing trong chiến dịch tác động đến khách hàng như thế nào, có đạt mục tiêu đề ra không?
Phân khúc thị trường (Segmentation)
Khái niệm phân khúc thị trường là sự phân chia thị trường thành các phân nhóm nhỏ hơn. Sự phân chia này dựa trên các đặc điểm về nhân chủng học, xã hội học, kinh tế,…

Ví dụ: khi phân khúc thị trường theo tuổi tác, nghề nghiệp thì ta có các phân khúc sau:
- Người dưới độ tuổi lao động
- Trong độ tuổi lao động
- Quá tuổi lao động
- Nhân viên văn phòng
- Làm việc tự do
Khi chia thị trường thành từng phân khúc nhỏ, chúng ta sẽ nhận ra các yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh mà các nhãn hàng lựa chọn. Tuy nhiên, không phải nhãn hàng nào cũng lựa chọn các yếu tố quan trọng dựa trên phân khúc thị trường. Có những yếu tố quan trọng với nhãn hiệu này, nhưng lại không quan trọng đối với nhãn hiệu khác.
Ví dụ như khi phân khúc thị trường cho sản phẩm gạo, nhãn hiệu sẽ không mấy quan tâm đến địa lý. Nhưng, sản phẩm trang phục cần chú trọng về yếu tố địa lý.
Định vị thương hiệu (Positioning)
Sau khi hoàn thành chiến dịch, kết quả mà nhãn hàng đã thu được là gì? Định vị của nhãn hàng trong tâm trí khách hàng thế nào, có thay đổi không? Các tác động của chiến dịch đến nhận thức xã hội như thế nào? Nhãn hàng đạt được gì sau khi hoàn thành chiến dịch: doanh thu, thương hiệu, viral,…?

Cách ứng dụng case study Marketing
Chia sẻ case study Marketing trên các trang mạng xã hội
Mạng xã hội là nền tảng phù hợp để bạn tuyên truyền về các case study Marketing của mình.
Trên các nền tảng này, bạn có thể chia sẻ về các case study marketing và gắn thẻ khách hàng của mình vào bài đăng. Thêm vào đó, bạn có thể cập nhật ảnh bìa lên Twitter, Facebook,.. và chia sẻ bài viết vào các hội nhóm có liên quan.
Tạo trang case study Marketing chuyên biệt
Các case study Marketing mà bạn đã nghiên cứu, bạn có thể đăng chúng lên website riêng của mình. Website này có thể được xem là một kho lưu trữ, cũng là nơi cung cấp các dữ liệu cần thiết cho nhiều bạn đọc.

Đặt tên tiêu đề dễ nhớ, dễ tìm cũng là cách giúp người dùng có thể dễ dàng tìm thấy các bài chia sẻ của bạn.
Ứng dụng case study Marketing trong Email
Ứng dụng case study Marketing trong Email là phương pháp cực kỳ hiệu quả. Nhưng, nó sẽ hiệu quả nếu bạn có sẵn các danh sách phân loại theo ngành. Nhờ vậy, bạn có thể nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng ở hiện tại và trong tương lai.
Nếu danh sách khách hàng hiện tại chưa đủ, bạn có thể tìm lại các danh sách cũ. Vì khả năng tìm được khách hàng tiềm năng là rất cao.
>>> Đọc thêm: Native ads là gì? Tại sao nên sử dụng native ads?
Tạo blog chia sẻ case study Marketing
Cách giúp các case study Marketing của bạn đến gần với độc giả hơn là viết blog. Nếu bạn là người giỏi viết thì chắc hẳn bước này sẽ rất dễ với bạn. Nhưng nếu bạn là người không có năng khiếu viết, thì đừng lo. Bạn chỉ cần chăm chỉ dành nhiều thời gian cho việc luyện viết, trình độ viết của bạn sẽ được cải thiện.

Việc đầu tiên để tạo một trang blog, bạn cần xác định rõ những thứ bạn muốn truyền tải, hướng đi lâu dài của bạn. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng các câu từ đơn giản, dễ hiểu và có ví dụ cụ thể.
Việc đặt tiêu đề cũng rất quan trọng, bạn cần phải biết đối tượng bạn nhắm đến cần gì, họ quan tâm đến những lĩnh vực gì? Bạn cần đưa đúng giải pháp cho đúng người, từ đó bài viết của bạn sẽ có giá trị trong mắt người đọc.
Chất lượng nội dung cũng là phần quan trọng trong một bài chia sẻ về case study Marketing của bạn. Bạn đầu tư thời gian, công sức vào bài viết, chắc chắn nội dung của bạn sẽ được hưởng ứng. Hãy cứ làm những điều bạn muôn, chỉ cần bạn kiên trì.