Trong cuộc sống hiện đại vội vã, việc ăn uống thường bị xem nhẹ để dành thời gian cho công việc. Chính bởi vậy nên bệnh viêm đại tràng đang dần trở thành một bệnh tiêu hoá thường gặp. Để điều trị bệnh dứt điểm, tránh tái phát không chỉ có khám chữa bệnh bằng thuốc mà còn cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Tại sao phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý theo từng giai đoạn bệnh không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh mà còn giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
Do tác dụng của nhiều nhân tố khác nhau gây viêm nhiễm niêm mạc, tổn thương thần kinh, rối loạn hệ vi khuẩn ruột làm thay đổi về số lượng chung của từng loại vi khuẩn gây rối loạn quá trình lên men và thối rữa, dẫn đến sự mẫn cảm của cơ thể với hệ vi khuẩn (tăng số lượng kháng thể nội sinh đối với kháng nguyên của ruột). Tất cả những yếu tố trên dẫn tới rối loạn chức năng vận động, tiêu hóa, bài tiết và hấp thu của ruột.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm đại tràng

- Đầy đủ dinh dưỡng:
Chất đạm (protein): 1g/kg/ngày; nên dùng các loại thực phẩm như: Thịt nạc, cá nạc, sữa chua, sữa đậu tương…
Năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg/ ngày tùy theo từng bệnh nhân.
- Điều chỉnh chế độ ăn theo tình trạng bệnh
Khi bị táo bón: giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hoà tan như pectin, insulin…). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn 1 bữa.
Khi bị tiêu chảy: tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát. Không ăn
rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay như chuối, táo.
- Thức ăn nên ăn

Gạo, khoai tây, cà rốt.
Thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua.
Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến.
Các loại rau xanh nhiều lá: Rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần rau non để ăn.
Các rau họ cải: Bắp cải, củ cải.
Các loại quả chín: Hồng xiêm, chuối tây, xoài ngọt.
- Thức ăn cần kiêng
Tránh chất kích thích: những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, sôcôla, trà… đều phải kiêng. Khi chế biến thức ăn, nên hấp hoặc luộc, hạn chế các món xào, rán, sốt.
Không nên ăn các thực phẩm như: trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, trướng bụng. Cũng không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Tránh các thức ăn cứng như rau sống, bắp luộc ảnh hưởng đến vết loét.
Thực đơn mỗi ngày cho bệnh nhân bị viêm đại tràng
Dưới đây là thực đơn chi tiết mỗi ngày để bệnh nhân viêm đại tràng có thể thực hiện theo.

Dưới đây là video hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm đại tràng: