Mỗi khi có lịch nghỉ dài ngày ba mẹ lại lúng túng không biết chơi gì với con, hoặc đau đầu khi thấy con chỉ thích chơi điện thoại, ipad, tv. Điều đó sẽ không còn diễn ra khi ba mẹ biết sáng tạo các trò chơi với con tại nhà để trẻ hứng thú tham gia. Dưới đây là những ý tưởng trò chơi tuyệt vời không hề tốn nhiều kinh phí để kỳ nghỉ của trẻ trở nên bổ ích hơn.
Cách chơi với trẻ sơ sinh từ 0-1 tuổi
Bố mẹ đừng nghỉ trẻ sơ sinh thì còn quá non nớt để tham gia chơi, ngược lại ở độ tuổi từ 0-1 này trẻ được khuyến khích tham gia nhiều hoạt động thích hợp để phát triển toàn diện. Tất cả các hoạt động hàng ngày như nói chuyện, nhìn con, tương tác với con đều là trò chơi với trẻ sơ sinh.
Ngắm nhìn nhau
Trẻ sơ sinh rất dễ thu hút bởi khuôn mặt hơn tất cả mọi thứ khác. Ba mẹ có thể thường xuyên ngắm nhìn bé vừa tăng sự liên kết vừa tạo nhiều biểu cảm gương mặt khác nhau cho bé thấy hứng thú. Đặc biệt trò chơi ú oà sẽ rất kích thích sự tò mò của bé.
Trò chơi ú oà đầy hứng thú với trẻ sơ sinh
Trò chuyện với bé
Bố mẹ hãy dành thời gian nói chuyện với bé mọi lúc để giúp bé phát triển ngôn ngữ cũng như nhận ra người thân quen thông qua âm thanh. Bố mẹ cũng có thể kể những câu chuyện ngắn, tả cho bé nghe mọi sự vật xung quanh. Hoạt động này kết hợp với massage nhẹ nhàng cho bé giúp bé dễ chịu hơn
Cùng bé phát triển đa giác quan
Chơi đồ chơi kích thích giác quan
Cho trẻ tiếp xúc với nhiều trò chơi gương, sách vải, cầm nắm đồ vật với những vật liệu khác nhau để kích thích sự phát triển cả về giác quan và vận động cho trẻ.
Trò chơi kết hợp sự vận động và quan sát
Phát triển thị giác cho trẻ
Khi trong giai đoạn 1 tháng tuổi trẻ chỉ nhận biết được hình khối và màu sắc đơn giản như chấm bi hay kẻ sọc đen. Giai đoạn này mẹ in cách bức tranh có hoạ tiết này dán xung quanh chỗ bé nằm để khơi gợi sự tò mò. Sau 1 tháng thị giác của bé phát triển hơn, mẹ có thể chuyển sang các màu sắc và hình khối khác, kết hợp với các món đồ chơi mà bé hay sử dụng.
Tạo cho bé những hứng thú từ điều rất nhỏ
Các trò chơi đơn giản tại nhà cho trẻ từ 2-3 tuổi
Thời điểm này các giác quan của trẻ đã hoàn thiện hơn, ba mẹ có thể chơi các trò chơi kết hợp với vận động để kích thích sự tò mò, phát triển trí nào và cơ bắp cho trẻ. Các trò chơi tại nhà cho độ tuổi này cũng rất phong phú và dễ áp dụng
1.Trò chơi với sách/ bảng gắn vải đa chất liệu giúp trẻ phát triển xúc giác.
Ba mẹ có thể tận dụng các chất liệu sẵn có trong nhà để gắn cố định vào một bảng gỗ hay khâu thành một quyển sách vải cho bé sờ để cảm nhận sự khác nhau của vật liệu. Hoặc có thể cho chân bé cảm nhận các bề mặt khau nhau như : khô, ướt, cát, bùn, sỏi…
Bảng đa chất liệu cho bé khám phá
2. Bảng bận rộn Busy board
Giúp trẻ khéo léo trong vận động tinh, kết hợp giữa tay và mắt, xúc giác và thính giác. Ba mẹ có thể dùng các đồ dùng sẵn có trong nhà để tạo nên đồ chơi thú vị này.
Busyboard sẽ khiến bé “bận rộn” cả ngày
3. Bảng lật giở ảnh và số
Bảng lật giở ảnh và số giúp bé ghi nhớ tốt hơn, ba mẹ dùng hình của người thân trong gia đình để bé dễ nhận diện và hứng thú hơn.
Trò chơi giúp trẻ gia tăng khả năng ghi nhớ
4. Cùng nhau gieo hạt
Các bạn nhỏ độ tuổi này rất thích khám phá nên cùng gieo và đợi một mầm cây lớn lên sẽ kích thích trí tò mò của trẻ, ngoài ra còn giúp trẻ khéo léo khi tham gia trồng và chăm sóc cây.
Cùng đón chờ một mầm cây lớn lên đầy háo hức
5. Vẽ tranh, tô màu
Các hoạt động tinh khi cầm bút sẽ giúp trẻ cho việc cầm bút viết chữ sau này. Khi tô màu, vẽ tranh trẻ được học thêm về hình khối, tư duy hình ảnh và bộc lộ cảm xúc cá nhân
Khả năng sáng tạo của trẻ làm ba mẹ bất ngờ đấy
6. Trò chơi làm đồ thủ công
Ba mẹ có thể tận dụng các đồ không dùng đến để tái chế thành đồ chơi cho trẻ tạo ra các món đồ thủ công cho trẻ tự do sáng tạo.
Những con vật ngộ nghĩnh từ lõi giấy vệ sinh
7. Tô màu cho vỏ trứng
Khi chuyển từ giấy sang chất liệu quen thuộc trong gia đình sẽ tạo hứng thú cho trẻ. Trứng đập một đầu nhỏ tránh làm vỡ, rửa sạch với nước muối và phơi khô. Cho bé tô màu tuỳ ý là đã có trò chơi tại nhà cho trẻ.
Sự tỉ mỉ và khéo léo của trẻ được vận dụng tối đa
8. Nhà hát bóng mini
Để làm đồ chơi này ba mẹ chỉ cần tận dụng 1 hộp giấy bỏ đi, dán lớp vải mỏng hoặc giấy trắng vào đáy hộp, sau đó trang trí tô màu xung quanh tạo thành nhà hát. Cùng bé cắt giấy tạo hình các chủ đề quen thuộc như thỏ và rùa, cô bé quàng khăn đỏ hay bất cứ nhân vật nào bé thích để tạo nên những câu chuyện của riêng mình. Trò chơi tại nhà này sẽ giúp bé phát triển sự sáng tạo không ngừng.
Nhà hát bóng mini giúp bé thoả sức sáng tạo
9. Tạo hình với bóng phản chiếu
Vào những ngày nhiều nắng, chỉ cần một bức tường là ba mẹ có thể có trò chơi chơi tại nhà với trẻ. Ba mẹ có thể tạo dáng phản chiếu lên tường những con vật quen thuộc như thỏ, chó, rắn, ốc sên.. hoặc để trẻ tự do sáng tạo theo ý muốn.
Trò chơi đơn giản tại nhà cho trẻ
10. Thí nghiệm lá đổi màu
Để thực hiện trò chơi này, ba mẹ cần chuẩn bị hoa cúc trắng, hồng trắng hoặc đơn giản là lá cải thảo, màu thực phẩm. Rót nước vào 4-5 chiếc cốc, đổ màu thực phẩm mỗi cốc một màu, cho lá cải thảo vào mỗi cốc là chờ đợi lá chuyển màu.
Những “thí nghiệm khoa học” nho nhỏ sẽ làm bé hứng thú
Ngoài ra ba mẹ có thể tham khảo thêm các trò chơi dễ làm, dễ chơi dưới đây cho trẻ để trẻ có những giây phút chơi mà học hiệu quả
Các trò chơi tại nhà cho trẻ từ 3 tuổi trở lên
Các bé từ 3 tuổi trở lên cũng trở nên hiếu động hơn đồng thời các bé cũng có mức độ ngôn ngữ và nhận thức tốt hơn, nên ba mẹ có thể mở rộng các nhóm trò chơi vận động hay các nhóm trò chơi về ngôn ngữ, logic khó hơn.
Các trò chơi vận động ở nhà cho trẻ
Chơi vận động ở nhà cho trẻ không hề khó, không cần đến không gian rộng mà ba mẹ vẫn có thể sáng tạo các hoạt động cho trẻ vui chơi giúp trẻ thoải mái trong những ngày nghỉ dài.
Có thể thấy chỉ cần các vật dụng đơn giản như thảm trải sàn, bóng bay, băng dính, tăm… là hoàn toàn có thể tạo thành các trò chơi đầy vui nhộn cho trẻ
Trò chơi dính bóng đầy thú vị Nhảy xoay vòng giúp trẻ học cách giữ thăng bằng Chỉ cần cốc giấy và quả bóng bàn đã có thể có thể tạo thành trò chơi hấp dẫn Thử thách độ khéo léo và tập trung của trẻ Giúp trẻ gia tăng khéo léo và làm việc theo nhóm
Các trò chơi phát triển ngôn ngữ
Độ tuổi này các bé cũng tiếp nhận ngôn ngữ rất nhanh, ba mẹ cũng nên chú trọng lồng ghép dạy cho các bé làm quen với các chữ cái thông qua các trò chơi tương tác, hay đọc cho bé nghe những bài thơ đồng dao, câu chuyện cổ tích.
1. Những câu chuyện tiềm thức
Với hình ảnh thay thế cho chữ giúp bé hứng thú khi đọc sách, và dễ nhận ra hình ảnh của sự vật. Ba mẹ đọc cho bé đến những chỗ có hình ảnh có thể để cho bé đoán từ nhằm gia tăng khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Sách tiềm thức giúp trẻ gia tăng ngôn từ
2. Những bài thơ đồng dao
Những bài thơ đồng dao thường ngắn, dễ thuộc, có những từ lặp lại dễ liên tưởng nên ba mẹ cũng nên bổ sung vào các câu chuyện đọc hàng hàng cho bé nhé.
Những bài thơ ngắn dễ thuộc giúp cho sự ghi nhớ của trẻ
3. Thẻ Flash chữ cái
Những bộ thẻ flashcard với minh hoạ sinh động giúp bé hứng thú hơn trong học chữ cái, ba mẹ cũng có thể biến chúng thành trò chơi tại nhà cho trẻ.
4. Các bài hát và câu chuyện kể
Bên cạnh đó ba mẹ có thể hướng dẫn bé những bài hát phù hợp với lứa tuổi có tiết tấu vui tươi và tạo dựng sân khấu giả lập để bé thể hiện. Hay kể cho bé những câu chuyện và cùng nhau đóng vai thành một vở kịch nhỏ.
Bên cạnh cách sách truyện ba mẹ có thể trang bị cho bé những máy tích hợp kể chuyện, nghe nhạc với thiết kế không màn hình để bé không những tránh xa được các thiết bị điện tử mà còn có thể được nghe kể chuyện, nghe nhạc một cách chủ động không cần phụ thuộc vào ba mẹ như máy KIDPOD
Máy nghe nhạc kể chuyện KIDPOD giúp bé bắt đầu những chuyến phiêu lưu thú vị, khám phá thế giới thông qua những câu chuyện kể và kho tàng kiến thức khổng lồ với âm thanh chất lượng cao.
Có thể thấy tổ chức trò chơi với con tại nhà không hề khó hay nhàm chán, trái lại nó rất phong phú và không giới hạn hay phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, chỉ cần ba mẹ sáng tạo khi lồng ghép các trò chơi cho trẻ để những hoạt động của trẻ trở nên hấp dẫn và hứng thú hơn. Trên đây là những ý tưởng hoạt động kidpod.vn gửi đến ba mẹ để mong các con có thật nhiều trải nghiệm bổ ích.