Cẩm nang A-Z những điều cần biết cho người chuẩn bị mang thai và mang thai

Mang thai là sứ mệnh thiêng liêng của người phụ nữ. Đây là điều mà mỗi người phụ nữ đều quan tâm và mong đợi rất nhiều. Quá trình chuẩn bị mang thai tốt sẽ là tiền đề giúp cho bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Những vấn đề như ăn gì tốt, tránh điều gì, chế độ dinh dưỡng ra sao là điều mà nhiều phụ nữ thắc mắc, tìm kiếm.
 
Hãy cùng mongcocon tìm hiểu thông qua cẩm nang những điều cần biết cho người chuẩn bị mang thai và mang thai dưới đây nhé.
 
Cẩm nang từ a đến z cho người chuẩn bị mang thai
                           Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai ( ảnh minh họa )
 

1. Phụ nữ mang thai và chuẩn bị mang thai nên ăn gì?

1.1. Trái cây 

Trái cây là nguồn cung cấp tuyệt vời các chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ. Trái cây có thể cung cấp vitamin, folate, chất xơ, khoáng từ đó giúp cho mẹ và em bé khỏe mạnh. Việc tăng cường, bổ sung vitamin và khoáng chất cũng giúp bà bầu giữ một cơ thể khỏe mạnh nhất. Việc bổ sung nguồn vitamin, khoáng và chất xơ tự nhiên còn giúp bà bầu tránh được nóng và táo bón.
 
Một số loại trái cây tốt cho mẹ bầu và người chuẩn bị mang thai là: Quả bơ, lê, cam, quýt, bưởi, lựu, chuối, nho, táo, xoài, dưa hấu, hồng xiêm,…
 
trái cây tốt cho người chuẩn bị mang thai và mang thai
                               Trái cây tốt cho người chuẩn bị mang thai và mang thai

1.2. Các loại đậu 

Các loại đậu như đậu đen, đậu lăng, đậu xanh, đậu phộng và đậu Hà Lan. Đây là nguồn cung cấp protein dồi dào. Ngoài ra, chúng còn là nguồn cung cấp protein, sắtfolate,  kali và magiê tuyệt vời . Đây là những vi chất quan trọng trong quá trình mang thai.
 
Đậu cũng là một loại thực phẩm bổ sung chất xơ tuyệt vời. Đây là chất giúp ngăn ngừa và giảm 2 triệu chứng khó chịu điển hình trong khi mang thai là táo bóntrĩ.
 
Các loại đậu cũng chứa một hợp chất được gọi là chất phytochemical. Nghiên cứu chỉ ra rằng  phytochemical có khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường.
 
dinh dưỡng từ các loại đậu tốt cho người chuẩn bị mang thai
                   Dinh dưỡng từ các loại đậu tốt cho người chuẩn bị mang thai
 

1.3. Các loại hạt 

Nghiên cứu cho thấy, các loại hạt chứa đầy axit béo không bão hòa và các chất dinh dưỡng lành mạnh khác (chất xơ, vitamin E, vitamin B, sterol thực vật và L-arginine) giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường và stress oxy hóa.
 
Trong hạt còn chứa các nhóm Omega 3-6-9 rất quan trọng cho sự phát triển thần kinh và não bộ của trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ ăn nhiều hạt trong quá trình mang thai có con thông minh hơn. Mẹ ăn hạt còn giúp gia tăng khả năng tập trung, ghi nhớ và những chức năng nhận thức khác của trẻ.
 
Một số loại hạt tốt và giàu chất dinh dưỡng là: hạnh nhân, đậu phộng, mác ca, hạt dẻ cười, óc chó, hạt sen, hạt bí, hạt hướng dương,….
 

1.4.Rau củ xanh đậm 

Các loại rau lá xanh đậm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Đã từ lâu, rau xanh đậm được biết tới như một thực phẩm giàu vitamin A, C, K và E. Cùng với đó là canxi, sắt, chất xơ và folate
 
Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần phải bổ sung sắt đầy đủ để đảm bảo nhu cầu vận chuyển oxy cho cả mẹ và bé. Rau lá xanh đậm là nguồn bổ sung sắt dồi dào.
 
Chất xơ trong những loại rau này còn giúp mẹ bầu tránh bị táo bón, giảm nguy cơ mắc các bệnh như: bệnh tim, ung thư, tiểu đường và đột quỵ.
 
Một số loại rau củ xanh đậm mà bạn có thể dễ dàng mua được ở chợ hoặc siêu thị gần nhà là: rau cải bẹ, cải ngồng, cải thìa, rau đay, rau dền, rau má, súp nơ, rau muống, rau ngót, xà lách,…
Rau lá xanh đậm tốt cho sức khỏe người mang thai và chuẩn bị mang thai

1.5. Cá hồi 

Cá hồi được biết đến như loại cá tốt nhất cho người mang thai. Cá hồi chứa hàm lượng cao các chất như: DHA, omega 3, vitamin D, sắt, đạm,…Đây là những chất rất cần thiết trong quá trình mang thai. Axit béo omega-3 vốn được biết đến với khả năng giữ cho huyết áp và chỉ số cholesterol ổn định, ngăn ngừa cục máu đông, hỗ trợ sự phát triển não bộ và thần kinh của thai nhi.
 
Nhưng bên cạnh đó, cá hồi cũng chứa hàm lượng thủy ngân trong mình. Tuy lượng thủy ngân trong cá hồi tương đối thấp so với các loại cá khác nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Vì ăn nhiều sẽ tích tụy thủy ngân trong cơ thể gây hại cho sức khỏe.
 
Cá hồi có giá thành khá cao so với các loài cá khác. Một số loại cá khác cũng rất tốt cho mẹ bầu mà giá thành phải chăng như: cá quả, cá chắm, cá chép, cá diêu hồng,…
 
ăn cá hồi tốt cho phụ nữ mang thai
                                Ăn cá hồi tốt cho phụ nữ mang thai

1.6. Sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp những chất thiết yếu cho mẹ và bé. Với lượng canci và vitamin D dồi dào, sữa giúp mẹ và bé có một khung xương chắc khỏe. Sữa cũng chứa những dưỡng chất dinh dưỡng thiết yếu như: DHA, ARA, các vitamin, sắt và các loại khoáng chất khác. Đây là nguồn dinh dưỡng toàn diện cho cả mẹ và bé. Uống sữa nhiều giúp cho bé có chỉ số IQ cao và giảm nguy cơ mắc chứng xơ cứng đa nang ở mẹ bầu.
 

2. Chế độ dinh dưỡng cho người mang thai và chuẩn bị mang thai

2.1. Protein

Protein đóng vai trò hết sức quan trọng với cơ thể cho sự hình thành và tăng trưởng của mô và cơ. Nếu bạn đang chuẩn bị mang thai, hãy bổ sung đủ lượng protein cần thiết mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh cho thai kỳ sắp tới. Nhu cầu protein của phụ nữ trưởng thành là 55g/ngày.
Một số thực phẩm giàu protein như: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá hồi, trứng, quả hạch, phô mai, sữa, đậu….
Protein cho người chuẩn bị mang thai
                    Chuẩn bị mang thai nên bổ sung đủ protein mỗi ngày.

2.2. Calci 

Không thể phủ nhận vai trò của calci đối với cơ thể. Phụ nữ mang thai có nhu cầu calci cao hơn người thường vì còn phải tổng hợp cho sự hình thành khung xương của thai nhi. Vai trò của calci đối với phụ nữ mang thai gồm: giúp mẹ và bé có khung xương chắc khỏe, ổn định nhịp tim và cân bằng chuyển hóa trong cơ thể, giảm nguy cơ tiền sản giật và cao huyết áp…
 
Các chuyên gia khuyến cáo trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, chị em nên bổ sung khoảng 1000mg calci/ngày.
 
Một số thực phẩm như: cá, tôm, cua, ốc, quả sung, sữa, trứng, các loại hạt, rau xanh,… là nguồn bổ sung calci dồi dào cho phụ nữ mang thai và chuẩn bị mang thai. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại viên uống chức năng để bổ sung calci cho cơ thể.
Thực phẩm bổ sung calci
                                             Hàm lượng calci có trong thực phẩm

2.3. Sắt

Sắt là nguyên tố quan trọng trong quá trình hình thành và tổng hợp máu. Khi mang thai, lượng máu của phụ nữ tăng lên 50% để nuôi em bé. Do vậy sắt là nguyên tố cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ khi mang thai.
 
Thiếu sắt có thể dẫn đến các tình trạng mệt mỏi, xanh xao, rụng tóc nói chung. Với phụ nữ mang thai thì triệu chứng sẽ có thể nghiêm trọng hơn, có thể bị ngất, sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng hậu sản hoặc tai biến sản khoa. Đứa trẻ khi sinh ra vì thiếu dinh dưỡng khi còn trong bào thai nên dẫn đến các tình trạng như còi xương, chậm  lớn, yếu ớt.
 
Khi chuẩn bị mang thai, phụ nữ nên bổ sung tối thiểu 15mg sắt/ngày. Trong khi mang thai, lượng sắt cần bổ sung là 30mg/ngày. Mẹ bầu có thể sử dụng những sản phẩm bổ trợ sắt viên uống hoặc ăn những thực phẩm giàu sắt để cung cấp và bổ sung vi chất này.
Ảnh hưởng của việc thiếu sắt trong quá trình mang thai
                   Ảnh hưởng của việc thiếu sắt trong quá trình mang thai

2.4. Acid folic

Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 là vi chất quan trọng trong việc giúp cơ thể sản sinh hồng cầu. Khi em bé đang phát triển sớm trong thai kỳ, axit folic giúp hình thành ống thần kinh. Axit folic rất quan trọng vì nó có thể giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh lớn về não của em bé ( chứng thiếu máu não ) và cột sống ( tật nứt đốt sống ). Acid folic cũng giúp thai nhi ngừa dị tật tim và các dị tật khác về miệng.
 
Theo nghiên cứu gần đây, phụ nữ chuẩn bị mang thai uống acid folic trước 1 năm có tỷ lệ sinh non thấp hơn những phụ nữ khác.
 
Theo khuyến cáo thì phụ nữ chuẩn bị mang thai nên bổ sung 200ug acid folic / ngày, phụ nữ có thai là 600ug, phụ nữ cho con bú là 500ug. Mẹ bầu có thể bổ sung acid folic bằng viên uống bổ sung hoặc qua một số thực phẩm giàu acid folic như: Cam, sữa, măng tây, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, đậu tương, sữa đậu nành, khoai tây, ngũ cốc, quả bơ,…
 
12 thực phẩm giàu acid folic cho phụ nữ chuẩn bị mang thai

3. Những thực phẩm cần tránh khi mang thai và chuẩn bị mang thai.

3.1. Caffein

Sử dụng nhiều caffein sẽ làm rối loạn nội tiết trong cơ thể phụ nữ, dẫn đến khó thụ thai. Khi sử dụng caffein thường xuyên cũng làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể, không tốt trong quá trình mang thai. Sử dụng quá nhiều caffein cũng dẫn đến việc gia tăng nguy cơ sảy thai, đái tháo đường thai kỳ ở mẹ; rối loạn hô hấp và nhịp tim ở bé.
 

3.2. Rượu bia

Giai đoạn chuẩn bị mang thai: rượu bia làm giảm khả năng sinh sinh ở cả nam và nữ. Để tăng khả năng mang thai, bạn và chồng hãy bỏ rượu.
 
Trong khi mang thai, máu của em bé có nồng độ cồn tương đương máu mẹ. Mẹ bầu uống rượu có thể gây ra: trẻ nhẹ cân, sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh và một loạt các tình trạng được gọi là Rối loạn Phổ Rượu ở Thai nhi (FASD)
 
Giai đoạn cho con bú: rượu có thể đi vào sữa mẹ và ở đó trong vài giờ, làm giảm dòng sữa, ảnh hưởng đến sự phát triển não tủy của trẻ.
 
Phụ nữ chuẩn bị mang thai không nên uống rượu bia

3.3. Đu đủ xanh 

Nhựa trong đu đủ xanh chứa một chất hóa học là papain, chất này gây ra tình trạng có thắt tử cung dữ dội dẫn đến chuyển dạ. Nguyên nhân là cơ thể nhầm chất papain với một chất có tên là prostaglandin đôi khi được sử dụng để gây chuyển dạ. Nhựa đu đủ cũng là một chất gây dị ứng phổ biến có thể gây ra phản ứng nguy hiểm
 

3.4. Thịt sống hoặc tái 

Trong thực phẩm sống hoặc chưa chín có thể chứa các loại sán hoặc ký sinh trùng. Điều này đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai. Ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín làm tăng nguy cơ nhiễm một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bao gồm Toxoplasma , E. coli , Listeria và Salmonella. Điều này có thể đe dọa sức khỏe của con bạn, có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc các bệnh thần kinh nghiêm trọng, bao gồm khuyết tật trí tuệ, mù lòa và động kinh
 
Thịt sống tái - Thực phẩm phụ nữ không nên ăn

3.5. Nội tạng động vật 

Nội tạng động vật chứa hàm lượng cao các chất sắt, vitamin B19, kẽm, selen, đồng và đặc biệt là vitamin A. Tuy nhiên, việc hấp thu quá nhiều vitamin A có nguồn gốc động vật (vitamin A đã được tạo sẵn) không được khuyến khích trong thai kỳ. Hấp thu quá nhiều vitamin A, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và sẩy thai.
 

4. Những điều kiêng kỵ cần tránh khi mang thai và chuẩn bị mang thai

4.1. Tránh tiếp xúc với hóa chất

Việc tiếp xúc với hóa chất sẽ ảnh hưởng không tốt cho mẹ và bé. Nghiên cứu đã chứng minh, việc tiếp xúc nhiều với hóa chất sẽ gây ra các vấn đề về sinh sản. Điều này bao gồm nguy cơ suy giảm sản xuất trứng, sẩy thai, dị tật, đẻ non. Thậm chí một số hóa chất còn khiến đứa trẻ sinh ra bị vô sinh khi trưởng thành.

Một số hóa chất hàng ngày bạn nên hạn chế và tránh xa là: các loại nước tẩy rửa mạnh, thuốc nhuộm tóc, tẩy tóc, sơn móng tay, sơn tường,…

4.2. Cẩn trọng khi sử dụng thuốc

Trong khi mang thai, bạn phải tránh việc tùy tiện sử dụng thuốc. Vì một số loại thuốc đi qua nhau thai sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Nhiều trường hợp gây nên tình trạng sảy thai, dị tật khi sinh. Tại Việt Nam, tình trạng sử dụng thuốc mà không có sự tư vấn hay kê đơn của bác sĩ ngày càng phổ biến. Trong khi mang thai, nếu bị bệnh bạn hãy đến gặp bác sỹ và nghe tư vấn sử dụng thuốc phù hợp.
 

4.3. Hồi hộp, căng thẳng, lo lắng quá mức

Phụ nữ khi mang thai thường dễ bị stress hơn người thường. Nhưng khi căng thẳng quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến mẹ và thai nhi. Khi mang thai, hormone costisol và dolpamine trong máu sẽ tăng cao. Các chất này sẽ đi qua nhau thai và ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Những ảnh hưởng xấu đã được khoa học chứng minh là: tăng nguy cơ tăng độ ở trẻ, giảm khả năng học tập, chậm nói, tăng nguy cơ bệnh tim,…
phụ nữ mang thai và chuẩn bị mang thai kiêng kỵ stress, hồi hộp quá mức

4.4. Làm việc quá sức

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất, mẹ bầu cầu phải giữ cho mình một tâm lý thoải mái, một cơ thể khỏe mạnh. Để được như vậy thì không nên làm nhiều việc một lúc đặc biệt là không được làm việc quá sức.
 
Khi làm việc quá sức, phụ nữ thường bị căng thẳng và sẽ tốn nhiều năng lượng vào công việc. Từ đó ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Chưa kể trong khi làm việc mẹ bầu có thể trượt ngã hoặc xảy ra điều gì không mong muốn ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Hãy chỉ làm những công việc nhẹ nhàng để có một thai kỳ khỏe mạnh bạn nhé.
 

4.5. Tránh tắm nước nóng hoặc xông hơi

Nếu bạn đang cảm thấy nhức mỏi khi mang thai, thư giãn trong bồn tắm nước nóng có vẻ lý tưởng. Nhưng nhiệt độ cơ thể tăng cao trong 3 tháng đầu khi mang thai có thể dẫn đến một số dị tật bẩm sinh. Khi thân nhiệt người mẹ tăng lên, não và tủy sống sẽ dễ bị ảnh hưởng và dễ dẫn đến dị tật. 
 
Cẩm nang mang thai và sinh con pdf download miễn phí

5. Bài tập tốt cho người mang thai và chuẩn bị mang thai

5.1. Yoga

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, tập yoga không chỉ tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần mà còn giúp tăng khả năng mang thai ở phụ nữ. Phụ nữ chuẩn bị mang thai được khuyến khích tập yoga hàng ngày để có một thân thể khỏe mạnh, chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai sắp tới. 
 
Trong khi mang thai, việc tập yoga cũng mang lại rất nhiều lợi ích. Nghiên cứu cho thấy rằng yoga khi mang thai góp phần giúp quá trình  chuyển dạ ngắn hơn và ít đau hơn. Ngoài ra, tập luyện yoga còn giúp cho mẹ bầu giảm đau lưng dưới, giảm buồn nôn và giúp cho mẹ bầu có một tâm trạng thoải mái trước và sau khi sinh.

5.2. Kegel 

Kegel là bài tập nổi tiếng với phụ nữ khi chuẩn bị mang thai và mang thai. Bài tập giúp phụ nữ tăng cường sức mạnh cơ xương chậu từ đó giúp các mẹ ngăn ngừa và giảm bớt tình trạng tiểu són, giảm nguy cơ sa dạ con khi sinh thường, giúp kiểm soát đường ruột và tiết niệu.
 
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thời gian chuyển dạ ở phụ nữ tập kegel ngắn hơn người không tập. Các bài tập Kegel còn giúp tăng lượng máu lưu thông đến bộ phận sinh dục. Từ đó giúp hồi phục thương tổn tầng sinh môn sau khi sinh. Bài tập Kegel còn giúp se khíp, săn chắc và làm hồng vùng kín. Từ đó giúp vợ chồng bạn nâng cao chất lượng tình dục, gia tăng hạnh phúc vợ chồng.
 

5.3. Pilates 

 
Bài tập pilates khá giống với tập yoga nhưng nặng hơn một chút. Hầu hết các bài tập pilates đều giúp tăng cường cơ bụng, cơ lưng và cơ hông.  Từ đó giúp bạn giảm nguy cơ đau lưng, đau xương chậu. Thông qua các bài tập pilates, bạn còn có thể kiểm soát nhịp thở và cân bằng tâm lý của mình dễ dàng.
 
Pilates là một nhóm các bài tập phức tạp. Nếu bạn mới tiếp cận với bộ môn này thì cần cố sự hướng dẫn của huấn luyện viên hoặc chuyên gia để có hiệu quả tốt nhất.
 

5.4. Đi bộ 

Đi bộ là một bài tập ít tác động có thể được thực hiện ở hầu hết mọi nơi và bất cứ lúc nào. Bạn chỉ cần một đôi giày thể thao tốt, thoải mái và một chai nước là bạn đã sẵn sàng đi dạo quanh khu phố, công viên hoặc xung quanh khu nhà bên ngoài văn phòng của mình. 
 
Việc đi bộ sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai, giúp bạn giảm các cơn đau lưng và cơn đau nhức khác. Đi bộ cũng giúp bạn đốt cháy năng lượng dư thừa khiến bạn mệt mỏi, từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn. Đây cũng là phương pháp giảm táo bón khi mang thai được nhiều người áp dụng. Nhìn chung việc đi bộ là bài tập đơn giản nhất cho người mang thai và chuẩn bị mang thai.
 
Chú ý trước khi tập luyện
Trước khi tập luyện bất cứ môn thể thao gì, điều đầu tiên bạn cần làm là hỏi ý kiến tư vấn của chuyên gia trước. Hãy khởi động kỹ trước khi tập để tránh chuột rút và chấn thương. Tránh tập quá sức.

6. 10 dấu hiệu mang thai dễ dàng nhận thấy

Với những phụ nữ chưa mang thai bao giờ thì việc nhận ra những dấu hiệu mang thai trong thời kỳ đầu không phải là việc dễ dàng. Hãy cùng mongcocon tìm hiểu 10 dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất dưới đây nhé. 
Ợ chua trong thời kỳ đầu mang thai
Lượng hormone tăng cao làm cho van giữa dạ dày và thực quản bị giãn ra. Điều này dẫn đến việc acid trong dạ dày bị rò rỉ gây gây ra chứng ợ chua, nóng. Bạn có thể ngăn ngừa chứng ợ nóng này bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì bữa lớn.
Chuột rút và chảy máu âm đạo
Vào ngày thứ 6-12 sau khi thụ thai, phôi nang sẽ làm tổ trong nội mạc tử cung. Thời điểm này, trứng bắt đầu bám vào thành tử cung, khi ấy các cơ sẽ co lại và kéo căng một chút gây nên những cơn chuột rút nhẹ.Xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo. Chảy máu khi mang thai thường ít, chỉ được phát hiện khi lau, màu sắc có thể đỏ, hồng, hoặc nâu. Bạn hãy chú ý điều này để tránh nhầm lẫn với chảy máu kinh nguyệt.
Chậm kinh
Sau khi quá trình trứng làm tổ ở tử cung, cơ thể bạn sẽ tiết ra một loại hormone là mogonadotropin . Hormone này giúp cơ thể duy trì thai kỳ. Nó cũng thông báo cho buồng trứng ngừng phóng trứng trưởng thành mỗi tháng. Nếu bạn trễ kinh lâu hơn 4 tuần, hãy thử thai để xác nhận bạn nhé.
Nhiệt độ cơ thể tăng
Nhiệt độ cơ thể tăng lên cũng có thể là một dấu hiệu của việc mang thai. Mẹ bầu có thể có nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường trong khoảng 2 tuần sau khi trứng làm tổ. Nguyên nhân của dấu hiệu này là do lượng hormone progesterone tiết ra nhiều khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên.
Mệt mỏi trong kỳ kinh
Mệt mỏi có thể phát triển bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Triệu chứng này thường gặp trong thời kỳ đầu mang thai. Mức progesterone của bạn sẽ tăng cao, có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Trong những tuần đầu của thai kỳ, bạn có thể cảm thấy kiệt sức.
Tâm trạng thất thường
Lượng estrogen và progesterone được tiết ra nhiều trong khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng cảu bạn. Điều đó có thể khiến bạn dễ xúc động hoặc phản ứng hơn bình thường. Tính khí thất thường thường gặp khi mang thai và có thể gây ra cảm giác trầm cảm , cáu kỉnh , lo lắng và hưng phấn
Đầy hơi và táo bón
Tương tự như các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt , chướng bụng có thể xuất hiện trong thời kỳ đầu mang thai. Điều này có thể là do sự thay đổi hormone, dẫn đến giảm nhu động ruột. Kết quả là sự xuất hiện của các hiện tượng táo bón và đầy hơi.
Ốm nghén, buồn nôn và nôn
Buồn nôn và ốm nghén thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Hiện tượng ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào vào ban ngày hoặc ban đêm. Nó có thể trở lên dữ dội hơn vào cuối tháng thứ 3 và giảm nhẹ khi vào tháng thứ 4 của thai kỳ.[/su_spoiler]
Tim đập nhanh, đánh trống ngực
Vào tuần thứ 8 đến tuần thứ 10, nhịp tim của bạn sẽ nhanh hơn bình thường. Hiện tượng đánh trống ngực cũng thường xuyên xảy ra trong thời kỳ này. Nguyên nhân là do sự gia tăng của hormone progesterone và estrogen. Hiện tượng này cho biết rằng cơ thể bạn cần bơm nhiều máu hơn cho thai nhi.
Ngứa ran, đau nhức và thâm quầng đầu vú
Vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ, những thay đổi ở đầu vú bắt đầu xuất hiện. Mẹ bầu có thể bị sưng, đau, ngứa ran, thâm quầng núm vú. Đây là một dấu hiệu phổ biến khi mang thai do thay đổi hormone.
 
CỘNG ĐỒNG uy tín, tin cậy cho người chuẩn bị mang thai và mang thai
 
 
Có thể nói, mang thai là việc thiêng liêng nhất trong cuộc đời của người phụ nữ. Chính vì vậy mẹ bầu luôn có những băn khoăn, lo lắng làm sao để sinh con khỏe mạnh, làm sao để giúp đứa bé phát triển một cách toàn diện nhất. Mongcocon mong rằng qua bài viết dưới đây, bạn sẽ thu được những thông tin hữu ích để chuẩn bị mang thai khỏe mạnh và an toàn. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *