Nội dung chính của bài viết
Uống cà phê khi chuẩn bị mang thai – Nên hay không nên là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu Bởi Cà phê từ lâu đã được bi đến là một loại đồ uống với công dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh dưới ảnh hưởng của ca-phê-in (Caffeine). Một ly cà phê vào buổi sáng có thể khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo hơn để bắt đầu một ngày mới. Tuy nhiên, khi bạn có kế hoạch mang thai thì cà phê lại là thứ đồ uống tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn uống quá nhiều .

1. Cà phê là gì và có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể con người?
Cà phê một loại đồ uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê. Nó có tác dụng kích thích sự tập trung và hưng phấn; đặc biệt thích hợp với những người phải làm việc vào ban đêm: họ sẽ cảm thấy dễ thức khuya hơn cũng như giữ được sự tập trung cao hơn.
Các nghiên cứu cho thấy cà phê có một số công dụng như: cung cấp năng lượng và cải thiện khả năng tư duy; Phòng ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ; Bảo vệ gan; Hỗ trợ đốt cháy chất béo; Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ; Chống trầm cảm và cải thiện tâm trạng; Làm chậm quá trình lão hóa, nâng cao tuổi thọ…
Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên và với lượng lớn có thể gây “nghiện”, khiến cơ thể cảm thấy khó chịu nếu thiếu nó mỗi ngày.và sẽ phát sinh một số vấn đề về sức khỏe như: Đau dạ dày, chóng mặt buồn nôn, khó ngủ, tim đập nhanh, cảm giác bồn chồn, đau đầu…

2. Uống cà phê khi chuẩn bị mang thai – 6 lý do mà phụ nữ chuẩn bị mang thai không nên uống cà phê:
Mang thai là khoảng thời gian kì diệu nhất mà mọi bà mẹ trải qua. Không có gì thiêng liêng hơn việc nuôi dưỡng một mầm sống bé nhỏ trong cơ thể mình. Những gì bạn nạp vào cơ thể trước thai kỳ, trong thai kỳ và sau khi sinh đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Việc uống nhiều cà phê trong giai đoạn chuẩn bị mang thai khiến cơ thể khó đào thải caffeine ra ngoài hơn bình thường, gây mất ngủ hoặc khó chịu, bứt rứt, cáu gắt… Vì thế, trước thời điểm có thai vài tháng, bạn cần lập kế hoạch để cắt giảm hoặc dừng hẳn việc uống caffeine
2.1. Uống cà phê khi chuẩn bị mang thai sẽ hưởng đến tâm lý và sức khỏe mẹ bầu:
Vấn đề tâm lý và sức khỏe trước khi mang thai hết sức quan trọng, tâm trạng thoải mái, tâm lý ổn định, bổ xung đầy đủ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc cũng như tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp khả năng thụ thai cao cũng như có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu uống nhiều cà phê có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, lịch trình giấc ngủ của bạn, khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi, bứt rứt… điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn, khiến bạn khó có thai hơn những người không sử dụng cà phê.

2. 2 Cà phê làm giảm khả năng hấp thụ sắt:
Hấp thụ nhiều caffeine có thể ngăn cơ thể bạn hấp thụ Sắt một cách tối ưu; Trong thời kỳ mang thai, cơ thể bạn cung cấp máu và oxy cho em bé, vì vậy nhu cầu về sắt tăng lên để bắt kịp với sự gia tăng cung cấp máu, vì vậy việc uống nhiều cà phê có nguy cơ làm giảm lượng sắt cần thiết cung cấp cho cơ thể cũng như thai nhi, dẫn đến nguy cơ sinh non cũng như nhẹ cân ở trẻ.
2. 3 Cà phê ảnh hưởng đến rụng trứng
Chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc uống cà phê nhiều có ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, tuy nhiên nếu cơ thể hấp thụ lượng caffeine quá mức dẫn đến mất ngủ, bồn chồn lo lắng thì nồng độ progesterone trong máu cũng sẽ tăng cao hơn và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Khi kinh nguyệt không ổn định cũng sẽ ngăn cản chu kỳ rụng trứng muộn hơn dẫn đến quá trình thụ thai không diễn ra như mong muốn.
2.4 Uống cà phê làm giảm khả năng thụ thai:
Ngoài ra Cà phê có tính axit và có thể làm cho chất nhầy trong cơ thể và cổ tử cung trở nên thừa axit và do đó cản trở quá trình thụ thai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê có thể làm giảm khả năng sinh sản. Một nghiên cứu của Hà Lan đã chỉ ra rằng 4 tách cà phê decaf hoặc cà phê thông thường mỗi ngày làm giảm 25% cơ hội sinh con của phụ nữ.

2.5 Cà phê ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi:
Mẹ ăn gì thì con hấp thụ dưỡng chất đó, vì thế khi có 1 hàm lượng caffeine đi vào cơ thể bé cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của bé.
“Caffeine đi qua nhau thai và được tìm thấy trong nước ối và mẫu máu của thai nhi”. Shar La Porte, một nữ hộ sinh được cấp phép tại Midwifery Care NYC, nói. “Bởi vì gan chưa phát triển đầy đủ, hệ thống của em bé bị ảnh hưởng nhiều hơn là của bạn và mất nhiều thời gian hơn để caffein rời khỏi hệ thống của chúng.”
2.6. Uống cà phê khi chuẩn bị mang thai có thể gây sẩy thai
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ sẩy thai tăng lên khi tiêu thụ caffeine. Phụ nữ tiêu thụ nhiều hơn 200mg có tỷ lệ sẩy thai cao gấp đôi so với những người không sử dụng caffeine.
Chúng ta đều biết rằng Caffeinecó thể làm tăng mức độ căng thẳng và lo lắng, đối với những người đang cố gắng thụ thai Caffeine còn có thể làm giảm lưu lượng máu đến tử cung, có thể cản trở quá trình cấy ghép; caffeine cũng có thể thấm qua hàng rào nhau thai, vì vậy quá nhiều caffeine có thể làm tăng nguy cơ đông máu và sảy thai.
3. Ảnh hưởng của Cà phê đối với Đàn ông Không chỉ có Phụ nữ mà đàn ông cũng bị ảnh hưởng bởi Caffeine nếu uống quá nhiều.
Theo các nghiên cứu thì mỗi ngày tiêu thụ 400 mg trở lên có thể làm giảm số lượng tinh trùng. Thường xuyên sử dụng một lượng lớn caffein cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng, vì vậy tốt nhất là những người chuẩn bị có kế hoạch làm cha cũng nên hạn chế uống caffein.
Các nghiên cứu cũng cho thấy tiêu thụ quá nhiều caffeine cũng thể ảnh hưởng đến khả năng di truyền của tinh trùng. Điều này gây tổn thương DNA và đứa trẻ sinh ra rất có thể bị những dị tật bẩm sinh.
Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng thụ thai và không có kết quả gì, có thể đã đến lúc bạn nên bỏ tách cà phê hàng ngày của mình.
Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng thụ thai và không có kết quả gì, có thể đã đến lúc bạn nên bỏ tách cà phê hàng ngày của mình.

4. Mẹ bầu cần tránh các thực phẩm chứa caffeine
Ngoài cà phê, bạn cũng nên hạn chế những nguồn caffeine khác như trà, nước uống có ga, nước tăng lực, chocolate… Caffeine cũng xuất hiện trong một số loại thuốc và các sản phẩm thảo dược có tác dụng làm giảm đau đầu, cảm lạnh và dị ứng. Bạn nên đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Hàm lượng caffeine trong một số thực phẩm quen thuộc

5. Bạn nên hạn chế lượng caffein của mình hay tạm dừng hoàn toàn?
Không cần thiết phải cắt bỏ hoàn toàn cà phê nếu bạn đang có ý định mang thai hoặc thậm chí khi bạn đã mang thai – nhưng uống như thế nào, liều lượng bao nhiêu để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé? Hầu hết các chuyên gia tin rằng chỉ nên uống tối đa 200 mg mỗi ngày.

Hiện nay có loại cà phê đã khử Caffeine (Hay còn gọi là cà phê Decaf) – trong quá trình chế biến, cà phê Decaf được loại bỏ ít nhất khoảng 97% lượng caffeine. Caffeine được loại bỏ nhờ sự trợ giúp của các dung môi như nước, cacbon dioxide (CO2) hoặc dung môi hữu cơ, sau đó các hạt cà phê được rang và nghiền. Như vậy phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai có thể sử dụng cà phê Decaf với liều lượng thích hợp tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và thai nhi.
5.1 Liều lượng uống cà phê để an toàn trong thai kỳ
Các hướng dẫn hiện tại của Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và các chuyên gia khác nói rằng phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai tiêu thụ dưới 200 miligam caffein mỗi ngày là an toàn.
Nói chung, cắt giảm caffeine và lựa chọn lối sống lành mạnh là một nỗ lực có trách nhiệm. Việc đưa ra quyết định làm những gì tốt nhất cho sức khỏe của con bạn cũng như của chính bạn đã khiến bạn trở thành một ông bố bà mẹ tuyệt vời.

5.2 Làm thế nào cắt giảm cà phê trong thực đơn?
Việc giảm cà phê một cách đột ngột có thể khiến bạn cảm thấy nhức đầu và mệt mỏi. Vì vậy, bạn nên giảm từ từ từng chút một để tránh các triệu chứng trên. Bạn cũng có thể dùng cà phê đã được lọc bớt caffeine hoặc có ít caffeine hơn loại bạn thường dùng.
Nếu thèm, bạn có thể uống chút Cà phê đã khử Caffeine (Hay còn gọi là cà phê Decaf) hoặc một chút cà phê sữa, cà phê hòa tan, là 2 loại có hàm lượng caffeine thấp, nhớ là chỉ uống một chút và không nên uống liên tục hàng ngày nhé.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ uống cà phê có ảnh hưởng đến việc thụ thai, chuẩn bị mang thai và đang mang thai. Rõ ràng uống cà phê khi chuẩn bị mang thai là không nên; Việc cắt giảm caffeine và lựa chọn lối sống lành mạnh là một nỗ lực có trách nhiệm của cha mẹ đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi