Nội dung chính của bài viết
Công thức AIDA là một vũ khí đầy quyền lực của dân viết, đặc biệt là với các Copywriter hay các Content Writer chuyên nghiệp.
Nhưng với các newbies – những người mới bắt đầu làm quen nghề viết lại không hiểu rõ về khái niệm này. Hãy để K3 Content bật mí cho bạn tất tần tật những kiến thức cơ bản về công thức AIDA mà một dân viết nên biết nhé!
Định nghĩa về công thức AIDA:
AIDA được viết tắt từ 4 chữ:
- Attention (Sự chú ý)
- Interest (Sự thích thú)
- Desire (Niềm khao khát)
- Action (Hành động)
Mô hình AIDA vạch ra các giai đoạn nhận thức mà mỗi khách hàng phải trải qua trong quá trình mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ. Từ đó giúp thu hút sự chú ý, khơi dậy niềm thích thú, tạo ra sự khao khát và cuối cùng thúc đẩy họ hành động (mua hàng).
Mô hình này còn đem lại hiệu quả cao trong việc thuyết phục ai đó khi họ chưa biết gì. Đặc biệt, nhiều nhà tiếp thị đã sử dụng nó để triển khai chiến lược truyền thông Marketing của mình.
Mô hình AIDA với quy trình 4 bước
1.1. Sự chú ý – Attention (A)
Thu hút sự chú ý về nội dung, thông điệp mà bạn muốn truyền tải là điều quan trọng nhất. Nếu không ai lắng nghe những điều mà bạn muốn nói, họ sẽ không biết đến những gì mà bạn mang tới.
Một thống kê cho rằng khoảng 80% người dùng bị thu hút bởi một tiêu đề ấn tượng. Các chiến lược tiêu đề hiệu quả mà một Copywriter nên biết gồm:
- Sử dụng tính khẩn cấp, cảnh báo
- Cụ thể hóa nội dung quảng cáo/ bài viết bằng các con số
- Xác định rõ đối tượng đọc
- Đưa từ ngữ cảm tính vào bài viết
Công thức A – Attention: Sự chú ý
1.2. Sự thích thú – Interest (I)
Thu hút chỉ có tác dụng nhất thời, điều để khách hàng tiếp tục trải nghiệm bài viết nằm ở sự độc đáo, khiến họ hứng thú và mong muốn được tiếp cận nhiều thông tin hơn nữa.
Những thông tin dài dòng thường khiến khách hàng cảm thấy rắc rối và có “ác cảm” hơn với sản phẩm.
Triển khai Content theo hướng: giải đáp vấn đề, xử lý thắc mắc,… sẽ giúp độc giả đáp ứng được câu hỏi mà họ chưa thể giải quyết, từ đó tạo sự thích thú và ấn tượng lâu dài cho người đọc.
Công thức I – Interest: Sự thích thú
1.3. Niềm khao khát – Desire (D)
Đây là lúc bạn cần thể hiện tính cách thương hiệu của bạn và nêu bật được giá trị mà doanh nghiệp cung cấp.
Thông qua quá trình “kết nối cảm xúc”, chuyển độc giả và khách hàng từ trạng thái “thích” sang “muốn” nó.
Hãy tận dụng “content” nội dung để đánh vào nhu cầu mà khách hàng hướng tới, dẫn dắt khách hàng vào sản phẩm, dịch vụ và thể hiện những ưu điểm của mình.
Công thức D – Desire: Niềm khao khát
1.4. Hành động – Action (A)
Sau khi “nung nấu” thành công ao ước của khách hàng, đây là lúc bạn dẫn dắt mọi người theo những hành động mà bạn mong muốn.
Hãy chỉ rõ những gì mà bạn muốn họ thực hiện qua việc để họ đồng ý với lời đề xuất, giới thiệu của bạn hay chấp nhận sử dụng dịch vụ mà bạn cung cấp.
Công thức A – Action: Hành động
Tầm quan trọng của công thức AIDA:
Công thức là phương tiện giúp ta tiếp thu kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn, nói cách khác, công thức là thứ được tạo ra để ta nhanh thuần thục một kỹ năng nào đó. Việc áp dụng công thức AIDA sẽ giúp:
- Từ việc không biết gì, chúng ta có thứ để thực hành.
- Có cơ hội để phát triển ngày một tốt hơn: công thức chỉ chiếm 5% quan trọng; điều cốt yếu là sau mỗi bài viết, sau mỗi ngày bạn học thêm được những gì, cải thiện được thứ gì qua việc áp dụng công thức ấy.
Cách áp dụng công thức AIDA
3.1. Yếu tố cần có để đạt hiệu quả tốt nhất khi dùng mô hình AIDA:
Viết cho chân dung khách hàng – đối tượng mục tiêu:
- Bạn nên cụ thể hóa đối tượng khách hàng mà bạn đang muốn nhắm tới.
- Ngoài ra, nên sử dụng nhiều từ xưng hô “bạn” và “chúng tôi” để khách hàng nghĩ rằng bạn đang nói chuyện với họ.
Xây dựng tiêu đề thu hút:
- Nếu tiêu đề không thuyết phục, nỗ lực của bạn sẽ bị phá sản.
- Bạn có thể đặt tiêu đề với công cụ Coschedule’s Headline Analyzer, thứ cho phép bạn “check” độ dẫn dắt cảm xúc và tìm ra được từ khóa phù hợp nhất.
Dùng A/B Testing Email quảng cáo:
- Nếu tỷ lệ mở email và click chuột không như kỳ vọng, bạn nên dùng Email Marketing để đạt hiệu quả tối đa.
- Ví dụ bạn dùng 2 email khác nhau nhưng nội dung vẫn tương tự nhau, chỉ thay đổi tiêu đề 1 cái để gửi đến cùng một đối tượng ở những thời điểm khác nhau. Sau đó chỉ việc kiểm tra kết quả với cùng một tệp khách hàng.
Những yếu tố không thể thiếu nếu muốn áp dụng mô hình AIDA
3.2. Cách sử dụng công thức AIDA
3.2.1. Viết bài SEO PR Marketing theo công thức AIDA
Dưới đây là các bước để bạn có thể thực hiện chiến dịch SEO PR Marketing với mô hình AIDA:
A – Attention: Kích thích sự quan tâm của khách hàng mục tiêu
- Một nội dung tổng quát thú vị sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng, khiến người đọc bắt đầu đọc nó và hứng thú với những phần tiếp theo
- Ví dụ: Khóa học SEO Vua – Học SEO cực nhanh – Lên TOP không phanh.
I – Interest: Giá trị gia tăng (Lợi nhuận phẩy)
- Lợi nhuận thứ 2 được sinh ra từ sản phẩm, tức là sau khi mua vẫn có thể có lãi, được gọi là lợi nhuận phẩy.
- Ví dụ: Các linh kiện điện tử, điện thoại (Khi khách hàng mua về vẫn có thể đem ra sửa chữa, tạo ra lợi nhuận phẩy)
D – Desire: Tạo nên sự ham muốn
- Hãy đưa ra các lựa chọn ưu đãi để kích thích sự ham muốn của khách hàng sau khi đã triển khai các lợi ích của sản phẩm.
A – Action: Kêu gọi hành động
- Lời kêu gọi hành động khách hàng là một lựa chọn khôn ngoan trước khi kết thúc bài viết.
Công thức AIDA giúp chiến dịch SEO Marketing trở nên thuận lợi hơn
3.2.2. Ứng dụng mô hình AIDA cho thiết kế Landing Page:
Trong Landing Page bán hàng, ta sẽ áp dụng công thức AIDA để
diễn giải nội dung.
Sau khi khách hàng đã xem một vòng câu chuyện của chúng ta, lúc này Form đăng ký và CTV sẽ được đặt ở cuối trang:
- Đặt CTA ngay mục đầu tiên sẽ có tác dụng tốt nhất khi đối tượng bạn đang muốn nhắm đến là những khách hàng đơn giản.
- Nếu sản phẩm của bạn quá phức tạp, nên đặt CTA phía cuối sau khi đã cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng.
TOP 4 ví dụ kinh điển về công thức AIDA đầy thành công:
4.1. Công thức AIDA trong marketing và quảng cáo của Lincoln
Nhãn hiệu xe hơi Lincoln đã từng mời ngôi sao Matthew Mcconaughey để thực hiện chiến dịch Marketing và quảng cáo, qua việc áp dụng mô hình AIDA.
Nhãn hiệu thu hút sự chú ý của người dùng bắt cách tung ra những diễn viên có gương mặt dễ nhận ra nhất thế giới.
Bắt đầu qua việc mời một nhóm người ngồi quanh bàn trong một buổi tiệc họp mặt. Và một người đàn ông trong đó đã bắt đầu kể chuyện hài.
Công thức quảng cáo như trailer phim bom tấn của Lincoln
Đây còn là công thức “không nhắc đến thứ muốn nhắc”, quảng cáo sẽ xuất hiện không như quảng cáo.
Video này lôi cuốn như một trailer phim, thu hút đông đảo một lượng khán giả đầy cuồng nhiệt.
Khao khát chợt lên đến đỉnh điểm khi một chàng tài tử hạng A ra đằng sau xe mới nổi chợt phát cáu.
Đó là lúc công ty giới thiệu với người dùng công nghệ Lincoln Co-Pilot với những sáng chế mới như: Hạn chế điểm mù, Hệ thống giữ làn và thiết bị hỗ trợ cảnh báo tài xế.
Nhãn hàng lại tiếp tục kêu gọi hành động của khán giả bằng cách đưa họ trở về website Lincoln, bạn sẽ gặp được mẫu xe mới Nautilus nếu tìm đến cửa hàng đại lý.
4.2. Coca Cola đã từng sử dụng mô hình AIDA trong nhiều năm
Đằng sau chiến dịch Coke và Diet Coke là khung AIDA đã được công ty Coca Cola sử dụng trong nhiều năm.
Bằng nhiều phương tiện để truyền bá thông điệp với đám đông, rất dễ thấy Coke, Diet Coke và Coke Zero được xuất hiện với tần suất dày đặc trên các trang mạng Internet, TV và quảng cáo trước giờ chiếu rạp.
Chiến dịch Coke, Diet Coke đem đến giá trị sức khỏe cho người tiêu dùng
Coca cola đã thu hút sự thích thú của người dùng qua việc liệt kê các thành phần từ nước uống trong mỗi quảng cáo, với chi phí hơn 4 tỷ đô và dự kiến con số này sẽ tiếp tục leo thang.
Thương hiệu này tạo ra khao khát khi giải thích thức uống của mình sẽ thỏa mãn người tiêu dùng ra sao. Hơn nữa, Coke Zero còn giúp bạn duy trì vóc dáng cân đối sau khi sử dụng sản phẩm của nó.
Luôn có mức giá thấp và xuất hiện ở nhiều nơi công cộng đã giúp Coca Cola duy trì vị thế của mình đến thời điểm hiện tại, thành công trở thành thương hiệu nước có ga lớn nhất thế giới.
4.3. Mô hình AIDA ở Ấn Độ của Netflix qua từng giai đoạn
Mô hình AIDA cho Netflix ở Ấn Độ đã giúp thương hiệu thực hiện thành công một phi vụ lớn: chuyển đổi người dùng đã quen với bản miễn phí sang có phí.
Giai đoạn 1: Tạo chú ý qua việc nhận thức
Một số phương tiện phổ biến đã được Netflix sử dụng để thông báo cho người tiêu dùng:
- Quảng cáo Adwords (hiển thị)
- Quảng cáo trên Youtube
Giai đoạn 2: Tạo chú ý qua việc nhận thức
Sau khi được cấp quyền truy cập trang đích của Netflix, người dùng sẽ được cấp một bản dùng thử miễn phí để khám phá và trải nghiệm các tính năng mới trên ứng dụng này.
Giai đoạn 3: Duy trì độ mong muốn của người tiêu dùng
Sau khi quen với trải nghiệm liền mạch, các tính năng bổ sung sẽ tạo ra mong muốn khi mua gói bản quyền:
- Cung cấp nhiều hồ sơ chỉ trong một tài khoản.
- Xem phim đa màn hình.
- Video/ phim không chứa quảng cáo khi xem trực tuyến.
- Được xem ngoại tuyến và tải xuống tùy thích.
- Mọi đề xuất trên phim và truyền hình được cá nhân hóa một cách triệt để.
- Hỗ trợ người dùng xem trên nguồn dữ liệu thấp.
- Được xem phim/ truyền hình/ điện ảnh trên mọi thiết bị
- Và vô vàn nhiều tính năng nổi bật khác…
Giai đoạn 4: Call to action – Kích thích hành động
Netflix đã hỗ trợ khách hàng ở mức tối đa qua việc cung cấp nhiều gói khác nhau và có thể tùy chọn ngừng đăng ký bất cứ lúc nào.
Bằng cách này, Netflix đã khiến khách hàng ngày càng bị thu hút và trở thành những người trả tiền thực sự.
Cách quảng bá bản Premium đầy ngoạn mục của Netflix
4.4. Expression Fiber Arts đã kiếm hơn 1 triệu đô doanh thu mỗi năm với công thức AIDA
Công ty xây dựng sự chú ý của người dùng qua việc quảng cáo nhiều mẫu mã cuốn hút và những lựa chọn đầy màu sắc, điều này đã giúp thương hiệu thu về hơn 1 tỷ doanh thu mỗi năm.
Thương hiệu đã phát triển sự khao khát của khách hàng bằng cách giới hạn lượng dùng miễn phí trong vòng 1 tuần và trình diễn trực quan với nhiều người mẫu nổi tiếng, điều này sẽ giúp khách hàng thấy được sản phẩm ấy khoác lên người họ trông tuyệt vời thế nào.
Expression Fiber Arts đã thúc đẩy người tiêu dùng bằng cách tung ra thị trường các coupon miễn phí, từ đó giúp giá trị chuyển đổi của thương hiệu tăng lên vượt bậc.
Expression Fiber Arts thu về bạc tỷ với chiến dịch truyền thông bằng mô hình AIDA
Những lỗi sai phổ biến khi chưa hiểu đúng về mô hình AIDA
5.1. Quá chú trọng vào một bước của mô hình
Như đã chia sẻ bên trên, mô hình AIDA được chia làm 4 bước. Thế nhưng, nếu chỉ chú trọng vào một bước nào đó mà bỏ qua (hoặc làm sơ sài) các bước kia sẽ khiến tổng thể bị mất cân đối và rời rạc.
5.2. Xây dựng các bước chưa đến điểm chạm [điểm G]
Tuy đã tập trung cả 4 phần nhưng kết quả vẫn không như mong đợi là lỗi thường gặp ở các newbie mới vào nghề viết.
Mặc dù ở mỗi phần đều được sử dụng nhiều công cụ biện pháp để đạt được hiệu quả, song nó vẫn chưa phù hợp nhất với bài viết, vì thế vẫn không thể đem lại thành tích như mong đợi.
Chẳng hạn ở phần Desire, bạn cũng đưa ra khuyến mãi nhưng nó chưa đủ hấp dẫn để thôi thúc khách hàng dùng sản phẩm của bạn, vì trên thị trường vẫn còn nhiều khuyến mãi hấp dẫn hơn.
5.3. Tiêu đề “treo đầu dê” – nội dung “bán thịt chó”
Bài viết quảng cáo là thứ không thể thiếu trong các chiến dịch tiếp thị.
Tuy nhiên, nhiều marketers đã quá chú trọng vào các yếu tố “giật tít” mà bỏ quên trau chuốt phần nội dung, khiến nó trở nên mờ nhạt trong mắt người tiêu dùng, thậm chí còn sinh ra phản cảm.
Thủ pháp này sẽ khiến khách hàng cảm thấy bị lừa vì đã dành thời gian cho những nội dung vô ích. Vì thế đừng bao giờ để bài viết của mình rơi vào những tình huống “oái ăm” như vậy nhé!
LỜI KẾT
Nắm bắt khái niệm của AIDA không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển trên tổng thể chiến lược Marketing Online, mà còn có thể sử dụng cho từng kênh Marketing riêng biệt.
Với công thức AIDA, doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng biến đối tượng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng.
K3 Content cảm ơn bạn vì đã đón đọc bài viết trên. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trên sự nghiệp làm Copywriter hay Content Writer sắp tới. Cùng đón đọc những bài viết tiếp theo của K3 Content tại đây nhé.