Cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi trong quá trình mang thai và sinh con, đặc biệt những áp lực từ gia đình và việc chăm sóc em bé mới sinh làm cho người phụ nữ rất dễ lâm vào tình trạng trầm cảm sau sinh. Hãy cùng khamchuabenh tìm hiểu 8 dấu hiệu cảnh báo và kinh nghiệm vượt qua trầm cảm sau sinh.
1. Trầm cảm sau sinh là gì?
Đó là loại trầm cảm mà người phụ nữ có thể mắc phải sau khi sinh con. Nó có thể xuất hiện trong năm đầu đời của bé, nhưng phổ biến nhát trong 3 tuần đầu sau sinh.
Tâm trạng suy sụp trong một thời gian ngắn do những thay đổi về thể chất, tinh thần và cuộc sống khi vừa mới sinh em bé và người mẹ sẽ cảm thấy tốt khi em bé được 1-2 tuần tuổi. Có khoảng 50- 75% bà mẹ trải qua hội chứng này
2.2 Trầm cảm sau sinh
Tình trạng này nghiêm trọng hơn hội chứng Baby Blues, có ảnh hưởng đến 1/10 bà mẹ mới sinh. Các triệu chứng trầm cảm có thể kéo dài từ vài tuần đến một năm
2.3 Rối loạn tâm thần sau sinh
Đây là một dạng trầm cảm sau sinh rất nặng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Các triệu chứng này thường xảy ra nhanh chóng trở lên nghiêm trọng. Có các triệu chứng như kích động, lú lẫn, xấu hổ, vô vọng, hoang tưởng, ảo giác
Hội chứng Baby blues
3. 8 dấu hiệu cảnh báo trầm cảm sau sinh
Nếu chị em phụ nữ sau sinh có những biểu hiện dưới đây thì nên nghĩ đến chứng trầm cảm để có những thay đổi và điều trị tích cực tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Tâm trạng buồn chán, có những suy nghĩ ám ảnh
Cảm giác vô vọng
Cảm giác sợ cô đơn
Cảm thấy không có giá trị và tội lỗi
Không còn muốn quan tâm, ôm ấp, chăm sóc em bé
Có những suy nghĩ muốn làm hại bản thân, em bé và người chồng
Mât các hứng thú với các sở thích hằng ngày
Các triệu chứng về thể chất: đau đầu, đau ngực, tim đập nhanh
Trầm cảm sau sinh là sự kết hợp của nhiều yếu tố gây ra, dưới đây là yếu tố chính:
4.1 Nội tiết tố
Trong quá trình mang thai và sinh em bé cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi sinh lý đặc biệt là sự dao động của Hormone gây ra những thay đổi rất mạnh mẽ trong cơ thể người phụ nữ.
Cụ thể hơn, nồng độ hormone estrogen và progesterone tăng cao đáng kể trong thời kỳ mang thai, sau đó nhanh chóng trở lại mức bình thường trong vòng 24 giờ sau khi sinh con. Sự thay đổi đột ngột này là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm
4.2 Thay đổi về lối sống
Khi em bé ra đời, người mẹ có nhiều trải nghiệm trong việc chăm sóc em bé, dẫn đến những thay đổi trong tâm sinh lý, những yếu tố đó là:
Thiếu ngủ
Căng thẳng khi nuôi dạy bé sơ sinh
Bất đồng quan điểm nuôi dạy bé với các thành viên khác trong gia đình
Không có người hỗ trợ cùng chăm sóc em bé
Không có thời gian tập thể dục
Dinh dưỡng kém
Áp lực mạnh mẽ trở thành cha mẹ “hoàn hảo”
4.3 Yếu tố xã hội
Những người mẹ tuổi teen và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có tỷ lệ trầm cảm sau sinh cao hơn do phải gia tăng những cẳng thẳng khó khăn trong cuộc sống khi bước vào giai đoạn làm mẹ
4.4 Tiền sử và di truyền
Có một số phụ nữ trước đó đã có tiền sử bệnh lý trầm cảm nên sau sinh khả năng gặp khó khăn hơn nguy cơ lập lại là 50%. Và tương tự một số chị em có tiền sử gia đình bị trầm cảm cũng có nguy cơ cao hơn
5. Trầm cảm sau sinh gây ra những hậu quả như thế nào?
5.1 Ảnh hưởng đến người mẹ
Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị có thể sẽ kéo dài nhiều tháng, trở thành rồi loạn trầm cảm mãn tính, và có những hậu quả như:
Không có khả năng chăm sóc em bé
Không tự chăm sóc được bản thân
Có thể có nguy cơ tự tử
Hậu quả của trầm cảm sau sinh
5.2 Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh
Những rối loạn tâm lý ở người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, cách nghiên cứu cho thấy rằng trẻ có mẹ bị trầm cảm thì sự phát triển về nhận thức, cảm xúc sẽ kém hơn so với các trẻ có mẹ không bị trầm cảm.
Mẹ bị trầm cảm ít tương tác với trẻ nên trẻ cũng có những biểu hiện như khó ngủ, ăn uống kém, quấy khóc nhiều, chậm phát triển ngôn ngữ và kém hòa đồng với người lạ
5.3 Ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình
Những căng thẳng triền miên trong gia đình có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, hạnh phúc của vnhững thành viên trong gia đinh
6. Kinh nghiệm vượt qua trầm cảm sau sinh
Tùy thuộc vào mức độ trầm cảm mà có hướng điều trị khác nhau, có thể dùng các liệu pháp tâm lý, tham gia các nhóm hỗ trợ. Nếu có các triệu chứng dưới đây thì nên tìm đến cơ sở y tế chuyên nghiệp để được điều trị tích cực:
Triệu chứng kéo dài sau 2 tuần
Không thể sinh hoạt bình thường như chăm sóc em bé và không thể tự chăm sóc bản thân
Hạn chế khách đến thăm khi người mẹ mới ở viện về nhà
Nhờ sự giúp đỡ từ người thân
Ngủ hoặc nghỉ ngơi khi em bé ngủ
Tập thể dục nhẹ nhàng
Có chế độ ăn phù hợp
Giữ liên lạc với gia đình, bạn bè
Người chồng nên dành thời gian quan tâm, chia sẻ với người vợ
Lời khuyên từ bác sĩ
Nếu người mẹ có triệu chứng trầm cảm kéo dài hơn 2 tuần, có cảm giác hoảng loạn, lo lắng, sợ hãi, có ý nghĩ làm hại bản thân và em bé gia đình nên đưa đến cơ sở y tế để điều trị tích cực