Nội dung chính của bài viết
Bạn trót lỡ quan hệ không an toàn và giờ đây đang mang mối bận tâm sợ rằng mình bị mang thai. Không biết làm gì, không thể tâm sự cùng bố mẹ, cũng rất ngại khi đến thăm khám bác sỹ. Cùng tìm hiểu 20 dấu hiệu mang thai sớm dưới đây để biết được bạn cần làm gì tiếp theo nhé!
1. Sau khi quan hệ bao lâu thì có thai?
Không dùng biện pháp phòng tránh khi quan hệ có thể dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Sau khi quan hệ sớm nhất là 3 phút đến 5 ngày, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra. Phôi nang được hình thành và bám vào thành tử cung làm tổ từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 15 sau quan hệ tình dục. Và sau quan hệ 2 đến 4 tuần, các dấu hiệu mang thai bắt đầu xuất hiện.
2. Dấu hiệu mang thai thường gặp nhất:
Tùy từng thời điểm, bạn sẽ có những thay đổi nhất định, chứng tỏ bạn đã có thể mang bầu. Để kịp thời phát hiện, nhớ ngay 20 “điềm báo” mang thai sau:
2.1. Dấu hiệu chứng tỏ bạn mang bầu sau quan hệ 1 tuần:
Tại thời điểm này, que thử thai chưa thể mang lại kết quả chính xác. Do cơ thể chưa tiết ra hormone HCG hoặc nồng độ hormone chưa đạt được đến 50 đơn vị trong nước tiểu. Nên bạn cần chú ý đến các dấu hiệu mang thai sớm sau:
Ra máu:
Ra máu là dấu hiệu mang thai thường gặp nhất từ tuần 1 đến tuần thứ 4. Theo Healthline Khi trứng và tinh trùng gặp nhau xảy ra quá trình thụ tinh hình thành phôi. Phôi thai di chuyển vào tử cung và bám lớp niêm mạc dẫn đến tình trạng xuất huyết. Với biểu hiện chạy máu âm đạo với lượng máu ít (máu bào thai), có màu nâu hoặc hồng nhạt. Có một số trường hợp kèm theo cơn đau nhẹ ở vùng bụng dưới.

Dịch âm đạo:
Vùng kín xuất hiện dịch trong, dai lỏng, màu trắng hoặc trắng đục như lòng trắng trứng. Khiến nhiều chị em khó chịu và nghĩ rằng có thể viêm nhiễm. Tuy nhiên đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai khá phổ biến.
Bỏ lỡ kỳ kinh:
Đây là dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất. Theo healthine, sau quá trình thụ tinh, phôi thai làm tổ tại tử cung. Nhau thai sản sinh ra hormone HCG ngăn chặn sự bong tróc nội mạc tử cung. Do đó ngăn chặn chu kỳ kinh nguyệt xảy ra ở chị em.
Ngoài ra theo Healthline cơ thể sẽ tiết ra Prolactin, đây là hormone cần thiết để sản xuất sữa mẹ, có thể ngăn chặn các hormone sinh sản. Nên quá trình rụng trứng không diễn ra cho nên chị em sẽ không có kinh nguyệt sau đó.

Ngực căng, sưng:
Hiệp hội thai kỳ Hoa Kỳ ( American pregnancy),) cho rằng, những thay đổi ở ngực sẽ bắt đầu sau 1-2 tuần thụ thai thành công. Ngực trở nên căng tức, khó chịu, có cảm giác châm chích ở ngực. Núm vú trở nên sẫm màu hơn, quầng vú lớn hơn so với bình thường. Sau khi cơ thể thích nghi với những thay đổi nội tiết tố, cảm giác khó chịu sẽ giảm dần.
2.2. Dấu hiệu mang thai sau quan hệ 2-3 tuần:
Tuần 2-3 nên làm gì nhất?
Tại thời điểm này, nếu bạn xảy ra một trong các dấu hiệu sau, hãy đi mua que thử thai ngay. Vì chắn chắn nó sẽ cho bạn đáp án chính xác.
Buồn nôn có hoặc không kèm theo nôn:
Buồn nôn, cảm giác muốn ói thường xảy ra từ tuần thứ 4 đến tuần 6 của thai kỳ. Nguyên nhân chính là do hormone HCG tăng ngay từ khi mang thai. Bên cạnh đó, dạ dày và khứu giác của chị em cũng trở nên nhạy cảm hơn. Khiến chị em buồn nôn hay nôn nghén liên miên.

số lần đi tiểu nhiều hơn:
Khi bắt đầu mang thai, Hormone HCG khiến tăng lưu lượng máu về phía thận. Bên cạnh đó, lượng máu trong cơ thể tăng. Do đó, thận phải xử lý nhiều hơn bình thường để lọc bỏ chất lỏng dư thừa, làm tăng lượng nước tiểu lên. Khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần khi mang thai.
Trong những tháng đầu của thai kỳ, tử cung bắt đầu mở rộng kích thước và chèn ép lên bàng quang. Tăng áp lực lên bàng quang cũng là nguyên nhân khiến chị em đi tiểu nhiều lần hơn trước.
Mệt mỏi:
Mức progesterone tăng lên cao khiến bạn có cảm giác buồn ngủ. Những cơn mệt mỏi kéo đến do cơ thể phải làm việc nhiều hơn như: tăng sản xuất nhiều máu để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Bên cạnh đó, lượng đường huyết và huyết áp của chị em cũng thấp hơn trước.
Tâm trạng thất thường:
Một lượng lớn các hormone trong cơ thể tăng cao trong giai đoạn đầu mang thai như HCG, Estrogen, Progesterone. Sự gia tăng này ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến chị em dễ xúc động và khóc bất thường. Nhũng phản ứng thái quá hay tính khí cáu kỉnh, trầm cảm hay dễ hưng phấn diễn ra thường xuyên là dấu hiệu mang thai nên lưu ý.

Thèm ăn hoặc không thích thực phẩm:
Bỗng dưng muốn ăn đi ăn lại một vài món có thể rất chua, rất ngọt trong cùng một thời gian. Hoặc nhạy cảm có phản ứng bất thường hơn với các loại mùi vị khác. Khả năng lớn là dấu hiệu chị em đã có em bé được một vài tuần.
Nhiệt độ cơ thể tăng:
Thân nhiệt cao hơn là một trong dấu hiệu mang thai, cần đảm bảo uống nhiều nước hơn và tập thể dục nhẹ nhàng.
Xem ngay những dấu hiệu mang thai sớm nhất (Phần 1): |
2.3. Những dấu hiệu khác thường gặp khi mang thai:
Tùy từng giai đoạn và cơ thể, một số chị em có thể nhận biết mình dính bầu bằng các biểu hiện khác như:
3. Đừng nhầm lẫn với triệu chứng “mang thai giả”
Một số chị em mong con có thể nhầm lẫn giữa dấu hiệu mang thai giả và mang thai thật. Các triệu chứng thường gặp đó là: buồn nôn (ốm nghén), lỡ chu kỳ kinh, cân nặng tăng, hoặc ngực to lên bất thường. Do đó nên đi khám tại bệnh viện để biết chắc chắn nhất.
4. Làm gì khi có dấu hiệu mang thai:
- Mua que thử thai ngay khi có các dấu hiệu trên
- Đi khám tại bệnh viện để được làm các xét nghiệm sàng lọc
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, sinh hoạt khoa học. Tránh vận động nặng
5. Câu hỏi thường gặp sau khi có dấu hiệu mang thai.
Nếu bạn lỡ quan hệ tình dục không an toàn và có các dấu hiệu mang bầu trên. Hãy thật bình tĩnh và suy nghĩ chính chắn để đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé.