Nội dung chính của bài viết
- Dấu hiệu mang thai thường gặp nhất:
- Ra máu:
- Dịch âm đạo:
- Bỏ lỡ kỳ kinh:
- Ngực căng, sưng:
- Buồn nôn có hoặc không kèm theo nôn:
- Tăng đi tiểu:
- Mệt mỏi:
- Tâm trạng thất thường:
- Táo bón:
- Chuột rút:
- Thèm ăn hoặc không thích thực phẩm:
- Nhiệt độ cơ thể tăng:
- Ợ chua:
- Tăng nhịp tim trong thời kỳ đầu mang thai:
- Cao huyết áp và chóng mặt:
- Nghẹt mũi:
- Tăng cân
- Da:
- Đau bụng dưới:
- Đau lưng:
- Triệu chứng mang thai giả:
- Làm gì khi có dấu hiệu mang thai:
- Câu hỏi thường gặp sau khi có dấu hiệu mang thai.
Có rất nhiều sai lầm xảy ra khi chị em không nhận biết được mình đã mang một mầm nhỏ trong cơ thể. Để chăm sóc được em bé và thai nhi tốt nhất, chị em hãy lắng nghe cơ thể nhiều hơn. Cùng Mẹ Thỏ khám phá 21 dấu hiệu mang thai không thể bỏ qua trong bài viết này nhé.
Dấu hiệu mang thai thường gặp nhất:
Khi bắt đầu mang thai, cơ thể chị em sẽ có những thay đổi nhất định. Sớm phát hiện ra những dấu hiệu dưới đây để có thể thăm khám và theo dõi sớm.
Ra máu:
Ra máu là dấu hiệu mang thai thường gặp nhất từ tuần 1 đến tuần thứ 4.
Khi trứng và tinh trùng gặp nhau sau đó xảy ra quá trình thụ tinh. Phôi thai di chuyển vào tử cung và bám lớp niêm mạc dẫn đến tình trạng xuất huyết. Tình trạng xảy máu âm đạo xảy ra với màu nâu hoặc hồng nhạt. Lượng máu rỉ ít kèm theo các cơn đau nhẹ ở vùng bụng dưới.
Những đặc điểm này sẽ giúp chị em phân biệt với hiện tượng ra máu kinh nguyệt. (Theo Healthline)

Dịch âm đạo:
Vùng kín xuất hiện dịch trong, dai lỏng, màu trắng hoặc trắng đục như lòng trắng trứng. Khiến nhiều chị em khó chịu và nghĩ rằng có thể viêm nhiễm. Tuy nhiên đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai khá phổ biến.
Bỏ lỡ kỳ kinh:
Đây là dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất. Theo healthine, sau quá trình thụ tinh, phôi thai làm tổ tại tử cung. Nhau thai sản sinh ra hormone HCG ngăn chặn sự bong tróc nội mạc tử cung. Do đó ngăn chặn chu kỳ kinh nguyệt xảy ra ở chị em.
Ngoài ra theo Healthline cơ thể sẽ tiết ra Prolactin, đây là hormone cần thiết để sản xuất sữa mẹ, có thể ngăn chặn các hormone sinh sản. Nên quá trình rụng trứng không diễn ra cho nên chị em sẽ không có kinh nguyệt sau đó.
Ngực căng, sưng:
Hiệp hội thai kỳ Hoa Kỳ ( American pregnancy),) cho rằng, những thay đổi ở ngực sẽ bắt đầu sau 1-2 tuần thụ thai thành công. Ngực trở nên căng tức, khó chịu, có cảm giác châm chích ở ngực. Núm vú trở nên sẫm màu hơn, quầng vú lớn hơn so với bình thường. Sau khi cơ thể thích nghi với những thay đổi nội tiết tố, cảm giác khó chịu sẽ giảm dần.
Buồn nôn có hoặc không kèm theo nôn:
Buồn nôn, cảm giác muốn ói thường xảy ra từ tuần thứ 4 đến tuần 6 của thai kỳ. Nguyên nhân chính là do hormone HCG tăng ngay từ khi mang thai. Bên cạnh đó, dạ dày và khứu giác của chị em cũng trở nên nhạy cảm hơn. Khiến chị em buồn nôn hay nôn nghén liên miên.

Tăng đi tiểu:
Khi bắt đầu mang thai, Hormone HCG khiến tăng lưu lượng máu về phía thận. Bên cạnh đó, lượng máu trong cơ thể tăng. Do đó, thận phải xử lý nhiều hơn bình thường để lọc bỏ chất lỏng dư thừa, làm tăng lượng nước tiểu lên. Khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần khi mang thai.
Trong những tháng đầu của thai kỳ, tử cung bắt đầu mở rộng kích thước và chèn ép lên bàng quang. Tăng áp lực lên bàng quang cũng là nguyên nhân khiến chị em đi tiểu nhiều lần hơn trước.
Mệt mỏi:
Do mức progesterone tăng lên cao, có thể khiến cơ thể buồn ngủ hơn. Cảm giác mệt mỏi kéo đến do cơ thể phải làm việc nhiều hơn như: tăng sản xuất nhiều máu để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, đường huyết và huyết áp của chị em cũng thấp hơn trước.
Tâm trạng thất thường:
Một lượng lớn các hormone trong cơ thể tăng cao trong giai đoạn đầu mang thai như HCG, Estrogen, Progesterone. Sự gia tăng này ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến chị em dễ xúc động và khóc bất thường. Nhũng phản ứng thái quá hay tính khí cáu kỉnh, trầm cảm hay dễ hưng phấn diễn ra thường xuyên là dấu hiệu mang thai nên lưu ý.

Táo bón:
Hormon trong cơ thể thay đổi khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại dẫn đến táo bón. Hiện tượng này thường xảy ra từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6. Khi không tiêu hóa được thức ăn và phân không thể đẩy ra ngoài làm tăng cảm giác đầy hơi khiến chị em vô cùng khó chịu.
Chuột rút:
Hiện tượng chuột rút thường không được chị em chú ý tới. Tuy nhiên đây là dấu hiệu mang thai thường xảy ra sớm. Khi trứng và tinh trùn đã thụ tinh và di chuyển về phía tử cung làm tổ.
Thèm ăn hoặc không thích thực phẩm:
Bỗng dưng muốn ăn đi ăn lại một vài món có thể rất chua, rất ngọt trong cùng một thời gian. Hoặc nhạy cảm có phản ứng bất thường hơn với các loại mùi vị khác. Khả năng lớn là dấu hiệu chị em đã có em bé được một vài tuần.
Nhiệt độ cơ thể tăng:
Thân nhiệt cao hơn là một trong dấu hiệu mang thai, cần đảm bảo uống nhiều nước hơn và tập thể dục nhẹ nhàng.
Ợ chua:
Cơ thể xảy ra hiện tương táo bón, đầy hơi chướng bụng dẫn đến tình trạng ợ chua diễn ra ở một số chị em khi mang thai.
Tăng nhịp tim trong thời kỳ đầu mang thai:
Đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim thường gặp trong thai kỳ do nội tiết tố thay đổi. Thường nhịp tin sẽ tăng nhanh vào tuần thứ đến thứ 10 của thai kỳ.
Cao huyết áp và chóng mặt:
Khi cơ thể cần sản sinh ra lượng máu lớn hơn gây tăng áp lực lên thành mạch, dẫn đến tăng huyết áp. Kèm theo các hiện tượng chóng mặt ở chị em. Chị em cần khám và theo dõi huyết áp thường xuyên để tránh hội chứng tiền sản giật, vô cùng nguy hiểm.

Nghẹt mũi:
Màng nhầy trong mũi sưng lên, trở nên khổ và hiện tượng chảy máu dễ xảy ra. Do tăng lượng hormone và sản xuất máu khiến bạn bị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
Tăng cân
Bạn sẽ thấy mình có thể tháy mình tăng khoảng 0,5-1,5 kg trong vài tháng đầu tiên. Do các bộ phận trong cơ thể cũng tăng như ngực, tử cung, nhau thai hay nước ối.
Da:
Gia tăng hoạt động của các tuyến dầu trong cơ thể khiến cho làn da của chị em bị căng bóng và ửng đỏ lên. Đặc biệt có thể dẫn đến hiện tượng bị mụn trứng cá
Đau bụng dưới:
- Một bên bụng dưới có thể cảm thấy đau: cảm thấy hơi đau râm ran bụng dưới một bên khi trứng rụng. Chỉ có khoảng 23% phụ nữ cảm thấy như vậy.
Đau lưng:
Hiện tượng này thường xảy ra và rất dễ nhận biết trong thời gian đầu thai kỳ. Do các ổ khớp cũng như dây chằng cần được nới lỏng để có thể bao bọc và mang thêm bào thai để chuẩn bị sinh nở. Thường cơn đau lưng sẽ càng tăng lên về sau khi thai nhi lớn dần.

Triệu chứng mang thai giả:
Một số chị em mong con có thể nhầm lẫn giữa dấu hiệu mang thai giả và mang thai thật. Các triệu chứng thường gặp đó là: buồn nôn (ốm nghén), lỡ chu kỳ kinh, cân nặng tăng, hoặc ngực to lên bất thường. Do đó nên đi khám tại bệnh viện để biết chắc chắn nhất.
Làm gì khi có dấu hiệu mang thai:
- Mua que thử thai ngay khi có các dấu hiệu trên
- Đi khám tại bệnh viện để được làm các xét nghiệm sàng lọc
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, sinh hoạt khoa học. Tránh vận động nặng
Câu hỏi thường gặp sau khi có dấu hiệu mang thai.
Với những dấu hiệu mang thai được nêu trên sẽ giúp chị em theo dõi, chăm sóc sức khỏe sớm nhất để đảm bảo chuẩn dinh dưỡng cho mẹ và bé nhé. Chúc chị em một thai kỳ khỏe mạnh