Nội dung chính của bài viết
Môi trường bên ngoài gia đình luôn là một môi trường đầy rẫy những nguy hiểm, đe dọa đối với trẻ. Đổi lại, đó là môi trường vô cùng lý thú để trẻ được phát triển tự do. Cha mẹ không thể luôn ở cạnh con, chăm sóc, bảo vệ con, nên cách tốt nhất là dạy trẻ cách tự bảo vệ chính bản thân mình. Điều này vô cùng quan trọng và cần thiết. Sau đây là 10 cách dạy con tự bảo vệ mình tốt nhất. Các kỹ năng này có thể giúp bé tránh khỏi kẻ xấu, tránh được các tai nạn và tìm thấy sự trợ giúp khi cần đến.
Thế nào là kỹ năng bảo vệ bản thân?
Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của trẻ về những sự việc xung quanh mình và các để bé bảo vệ mình an toàn. Trẻ có kỹ năng bảo xệ bán thân giúp bé tránh xa những mối nguy hiểm khi khám phá thế giới bên ngoài.
Giai đoạn từ 4 đến 12 tuổi con dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, con thích tự khám phá mọi thứ, nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới.
Tại sao nên dạy con từ sớm?
Từ 3 tuổi, trẻ đã có thể tự đi chơi hoặc được mẹ cho tham gia các hoạt động cùng bạn bè. Xã hội ngày càng trở nên đa dạng, và những người có hành vi xấu có thể luôn ở quanh bé.
Báo có về tình trạng các hành vi xâm hại trẻ em đã chỉ ra rất nhiều vụ trẻ em do thiếu kỹ năng, không được sự quan tâm của bố mẹ, dẫn đến cơ hội cho kẻ xấu thực hiện hành vi của mình. Do đó, mỗi bố mẹ nên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ nhỏ. Để xây dựng cho trẻ một môi trường an toàn, lành mạnh…
10 kỹ năng cần thiết nhất để dạy trẻ tự biết bảo vệ mình:
1. Từ những năm đầu đời, hãy khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc.
Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên dạy trẻ cách thể hiện, kiểm soát và hiểu về những cảm xúc, bày tỏ sự quan tâm, đồng cảm và đưa ra những định hướng cho bé. Cách làm này giúp trẻ hình thành thói quen chia sẻ với gia đình.
Bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ cũng chính là cách trẻ phản ứng lại với các vấn đề xung quanh. Phụ huynh không nên cấm các em thể hiện cảm xúc như khóc, giận hờn, tức giận hay khó chịu trước một điều gì đó. Bởi đây chính là ngôn nghữ giao tiếp của trẻ trước những vấn đề mà trẻ không hài lòng.
2. Dạy con những dấu hiệu bất thường
Phụ huynh hãi dạy trẻ nhận biết một số cảnh báo không quan an toàn của cơ thể như đau bụng, tim đập nhanh… Và khi cơ thể bé xuất hiện những trạng thái đó, hãy nhắc nhở trẻ thông báo ngay cho cha mẹ và người lớn.
3. Không ai được chạm vào vùng kín trên cơ thể bé
Mỗi chúng ta đều có các vùng kín và vùng riêng tư trên cơ thể không ai được phép chạm vào hoặc không ai được phép bắt trẻ chạm vào những chỗ đó. Đó là 4 khu vực: miệng, ngực, phần giữa hai đùi và mông. Ngoại trừ bố mẹ khi giúp con tắm rửa, hay bác sĩ, y tá khi thăm khám cho trẻ. Còn lại không ai được tùy tiện chạm vào cơ thể trẻ, đặc biệt là những vùng nhạy cảm.
4. Tuyệt đối không đi theo người lạ
Tình trạng bắt cóc trẻ con xảy ra ngày càng phổ biến. Đôi khi, chỉ cần chúng ta lơ đễnh và không ở bên trẻ là điều không hay có thể xảy ra. Chính vì thế, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ cần phải trang bị cho con một số kỹ năng như dạy trẻ không đi theo người lạ hay nhận quà của người khác. Dạy trẻ không nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ người lạ nào và cũng không được đi theo họ, dù ở bất cứ nơi đâu khi không có bố mẹ.
5. Không được nhận bất cứ thừ gì từ người lạ
Trẻ em dễ bị dụ dỗ bởi những món quà như quà bánh, đồ chơi. Rất nhiều kẻ xấu lợi dụng điều này để bắt cóc trẻ nhỏ thông qua việc tẩm thuốc vào đấy. Vậy nên, việc dạy trẻ không nhận đồ từ người lạ là rất cần thiết.
Những mối hiểm họa này nhìn chung trẻ khó có thể nhận ra được nên bố mẹ cần hướng dẫn trẻ từ chối khéo lép việc nhận quà của người khác. Trong trường hợp người lạ đó vẫn đeo bám lấy trẻ thì bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ kêu to và tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
6. Ứng xử khi bị lạc bố mẹ
Dạy con khi ở nơi đông người, nếu không thấy bố mẹ điều đầu tiên cần bình tĩnh, không khóc lóc hoặc chạy lung tung và tuyệt đối không được đi theo người lạ, ngay cả khi họ nói sẽ giúp con tìm đường về nhà. Trẻ hãy đứng yên một chỗ chờ bố mẹ, người thân đến đón. Ngoài ra bạn hãy dạy con quan sát và đi tìm chú bảo vệ hay chú công an để gọi điện cho bố mẹ, người thân ( phải dạy con biết ít nhất 1 số điện thoại của ba mẹ nhé).
7. Không bao giờ mở cửa cho người lạ khi không có bố mẹ
Khi cha mẹ phải đi làm mà một mình trẻ ở nhà, cần khóa kỹ cửa, cổng. Có thể giao cho trẻ chìa khóa, nhưng dặn dò không được tiếp chuyện hay mở cửa cho người lạ vào nhà, dù bất cứ lý do gì. Dặn trẻ không được bỏ nhà đi chơi. Nếu có người lạ tìm đến nhà, lấy lý do công việc hoặc là bạn bố mẹ để xin vào nhà, cần gọi điện ngay cho bố mẹ thông báo và bảo họ lúc khác quay lại. Tuyệt đối không đứng gần cửa ra vào để nói chuyện với khách, đề phòng bị thôi miên, đầu độc, dụ dỗ mở cửa. Tình huống khẩn cấp có thể gọi điện 113 báo công an.
8. Dạy bé kĩ năng an toàn khi tham gia giao thông
Các phụ huynh hãy dạy con biết một số loại biển báo cơ bản khi dắt con đi bộ như: phải đi bộ trên vỉa hè, luôn đi bên phải, cách sang đường khi qua các ngã ba, ngã tư, phải quan sát xe qua lại, không được vội vàng khi vừa qua đèn xanh vì nguy hiểm…
9. Xử lý các tình huống nguy hiểm
Khi trẻ gặp hỏa hoạn hay trẻ bị người lạ giữ chặt….giải thích cho trẻ mức độ nguy hiểm trong các tình huống ấy như thế nào và đưa ra một vài giả thuyết để tự bảo vệ bản thân mình. Bên cạnh đó cha mẹ hãy thực tập cùng bé cách xử lý
Nên dạy cho con biết số 113 là gọi công an, 114 là gọi cứu hỏa, 115 là gọi số cứu thương. Tình huống nào nên gọi số nào. Hướng dẫn trẻ đọc địa chỉ nhà mình cho đùng để được trợ giúp kịp thời từ các chú.
10. Dạy trẻ quy tắc bàn tay
Hướng dẫn con tránh xa những người chưa tốt bằng nguyễn tắc bàn tay:
+ Chỉ ôm với ông bà, cha mẹ, các thành viên trong gia đình
+ Chỉ nắm tay cô giáo, bạn bè hoặc họ hàng
+ Chỉ bắt tay khi gặp người quen
+ Vẫy tay từ chối với người lạ
+ Xua tay thể hiện thái độ dứt khoát với người khiến trẻ cảm thấy bất an