Những điều quan trọng về Đá Perlite bạn chưa biết

1. Đá perlite & đá trân châu là gì?

Vì hình dạng đá Perlite giống hạt trân châu trắng nên thực ra Đá trân châu là tên gọi dân gian của đá Perlite. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại đá này trong bài viết này nhé.

Nguồn gốc Đá Perlite

Perlite là tên một loại khoáng sản tự nhiên phân bổ nhiều ở các khu vực có núi lửa. Ở dạng tự nhiên thì Perlite rất rắn chắc và nặng, có hình dạng như đá. Khi bị nung nóng ở nhiệt độ cao từ 850 độ C thì đá Perlite tự nhiên nở ra rất mạnh và vỡ thành từng viên đá nhỏ màu trắng mà chúng ta hay gọi là Đá Perlite hay Đá trân châu như hiện nay.

Đá Perlite tự nhiên, đá trân châu tự nhiên
                                                       Đá Perlite thô tự nhiên

Đá Perlite có nhiều công dụng nên từ lâu con người đã khai thác chúng và thông qua các nhà máy chế biến đá, người ta biến chúng thành các loại Đá Perlite dùng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống như hiện nay.

Đá trân châu
                                                                 Đá trân châu

Tại Việt Nam, nguồn đá Perlite tự nhiên rất hiếm nên chúng ta không thể tự sản xuất ra đá trân châu mà đều nhập khẩu từ nước ngoài như Mỹ, Trung Quốc.

Cấu tạo và đặc điểm nổi bật của Đá Perlite

Thành phần đá Perlite: 70% là silic, 5% là nước, còn lại là các kim loại khác (Natri, Kẽm, canxi, Nhôm, Kali, Sắt, Magiê).

Phân tử đá perlite có cấu trúc dạng thể hang (dạng xốp) nên làm cho viên đá có khả năng giữ không khí, nước, chất dinh dưỡng. Vì vậy nếu phối đá perlite với đất trồng thì sẽ làm đất có khả năng chứa & lưu thông đầy đủ không khí, nước, chất dinh dưỡng cho rễ cây. Nhờ đó mà cây sẽ phát triển cực kỳ tốt.

đá trân châu, dạng thể hang
                                                Dạng thể hang của đá trân châu

Vì được tạo ra ở nhiệt độ rất cao (>= 850 độ C) nên đá perlite hầu như không chứa nguồn nấm bệnh, cỏ dại gây hại cho cây. Không chứa hóa chất độc hại. Đá perlite cũng có độ pH trung tính nên không ảnh hưởng đến hệ thống thủy canh của bạn.

Vì vai trò của Đá perlite là giúp lưu thông không khí, nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng chứ chúng không trực tiếp tạo ra chất dinh dưỡng cho cây nên đá perlite có thể được tái sử dụng nhiều lần. Nhưng bạn cũng không nên dùng lại chúng nếu trước đó cây trồng bị bệnh và mầm bệnh có thể đã xâm lấn vào đá trân châu.

Các lưu ý khi sử dụng Đá perlite để trồng cây

Đá trân châu có vai trò chính là giữ & lưu thông không khí, nước, chất dinh dưỡng cho đất trồng nên bạn cần phối trộn chúng với đất trồng với 1 tỷ lệ hợp lý, tùy đặc điểm sinh học của mỗi loại cây trồng, thì mới tạo điều kiện phù hợp nhất cho loại cây trồng đó sinh trưởng tốt.

đá trân châu
                                                 Đá trân châu trộn với đất trồng cây

Với các cây trồng có rễ dày đặc, rễ có xu hướng len lỏi vào các khoảng không gian trống trong đất, nên khi trộn đá trân châu với đất trồng các loại cây này, bạn đừng cố nén chặt quá kẻo nước sẽ không thoát ra được bên ngoài đất, làm đất bị úng nước gây hại cho cây.

Đá perlite lúc mới mua về bạn cần mang khẩu trang khi thao tác với chúng vì bui đá thô không tốt cho sức khỏe. Sau đó, khi đã được sử dụng và tưới nước thì bụi đá sẽ không còn nên lúc đó bạn không cần mang khẩu trang nữa.

Chi phí sử dụng đá perlite

Đá perlite có công dụng tuyệt vời trong việc trồng cây nhưng chi phí sử dụng lại rất rẻ. Giá 1 bao đá perlite trung bình khoảng 30.000 đồng, với 1 bao đá này bạn có thể phối trộn với đất trồng để tạo nên khoảng 5 chậu đất trồng cây hoa thông thường tại nhà.

đá trân châu đá perlite
                  30000 đồng đá perlite có thể trộn thành 5 chậu đất trồng hoa tại nhà

2. Phân biệt Đá Perlite (đá trân châu), đá Vermiculite, đá Pumice

Đá Vermiculite và đá Pumice là gì?

Đá Pumice cũng bắt nguồn từ núi lửa phun trào, nhưng khác với đá Perlite, đá Pumice tự nhiên không cần phải xử lý nhiệt độ thêm như đá Perlite mà được mang đi sử dụng luôn ngay từ lúc khai thác. Cũng chính vì thế mà đá pumice nặng hơn đá Perlite, nên khi làm đất trồng các loại cây cao lớn, bạn nên dùng đá pumice để giữ cho chậu cây không bị nghiêng.

Đá Vermiculite được làm từ các khoáng chất dạng bột ngậm nước, chúng sẽ nở ra gấp 15-20 lần khi được tưới nước. Chức năng chính của đá vermiculite cũng là giúp giữ & lưu thống nước, không khí, chất dinh dưỡng cho cây. So với đá Perlite và đá Vermiculite thì đá Pumice có khả năng giữ nước tốt hơn.

phân biệt Đá trân châu đá perlite đá pumice đá vermiculite
                                                                        Phân biệt các loại đá

Nên dùng đá Perlite hay Vermiculite hay Pumice?

Đá Perlite, Pumice, Vermiculite đều có chức năng chính là giữ & lưu thông không khí, nước, chất dinh dưỡng cho rễ cây. Tùy vào loại cây trồng mà nên dùng loại đá nào và phối trộn với đất trồng với tỷ lệ hợp lý thì mới giúp cây phát triển tối ưu nhất.

Với các cây trồng trong chậu hoặc khay và cần thoát nước nhanh, thoáng khí thì nên dùng đá perlite hoặc đá pumice. Các loại cây này thường là: hoa hồng, hoa lan, sen đá, dây tây, xương rồng…

Với các loại hoa hay rau cần nhiều nước và độ ẩm trong đất cao thì hãy dùng đá vermiculite, chẳng hạn như khi ươm hạt giống, trồng rau mầm.

3. Cách phối trộn đá perlite (đá trân châu) trồng cây cho năng suất cao nhất

Cách phối trộn đá perlite để trồng cây cảnh

Khi trồng lan, trồng hoa hồng, hoặc các loại cây cảnh khác, đất trồng cần phải giữ nước và thoát nước tốt, vì vậy công thức phối trộn đá trân châu gợi ý như sau: 40% đá Perlite + 20% đá Vermiculite + 38% đất sạch + 2% phân vi sinh.

đá perlite trồng hoa hồng, trồng hoa lan
                                 trồng hoa hồng, trồng hoa lan bằng đá perlite

Cách phối trộn đá perlite để trồng rau sạch

Bạn hoàn toàn có thể tự trồng rau sạch tại nhà với đá Perlite với công thức phối trộn gợi ý như sau: 30% đá Perlite + 30 % đá Vermiculite + 38% đất sạch + 2% phân vi sinh.

đá perlite đá trân châu trồng rau sạch
                                            Trồng rau sạch bằng đá perlite

Cách phối trộn đá perlite để ươm cây

Cây ươm cần loại đất có đặc tính khác hơn nhiều so với các loại cây khác. Với cây ươm, đất phải giữ nước tốt, và thoát nước cũng tốt. Đồng thời đất phải thông thoáng có đủ không gian cho rễ cây phát triển. Công thức phối trộn đá trân châu với đất trồng cho cây ươm được gợi ý như sau: 30% đá trân châu + 50% đá Vermiculite + 19% đất sạch + 1% phân vi sinh

phối trộn đá perlite đá trân châu ươm cây
                                                           ươm cây bằng đá perlite

Cách phối trộn đá perlite trong hệ thống thủy canh

Trong hệ thống thủy canh, công thức phối trộn đá trân châu gợi ý như sau: 50% đá Perlite + 50% đá Vermiculite.

đá tran châu đá perlite dùng trong thủy canh
                                 Xây dựng hệ thống thủy canh dùng đá perlite  

 

4. Kết Luận

Hy vọng nội dung bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về Đá Perlite (đá trân châu) hữu ích cho việc trồng cây của mình. Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc về cách sử dụng đá Perlite trồng cây hoặc các kỹ thuật trồng cây cho hiệu suất cao bền vững thì có thể bấm vào khung chat ở góc dưới bên phải màn hình và đặt mọi câu hỏi để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia cây trồng giàu kinh nghiệm của Ecolafa, thương hiệu tư vấn các giải pháp và sản phẩm làm vườn hàng đầu Việt Nam.

                     Sản phẩm đá trân châu đang được Ecolafa miễn phí vận chuyển toàn quốc

đá trân châu đá perlite chất lượng cao
                  Đá trân châu của Ecolafa 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *