Nội dung chính của bài viết
- U xơ tử cung khi mang thai là gì?
- Nguyên nhân gây u xơ tử cung khi mang thai
- Dấu hiệu nhân biết u xơ tử cung khi mang thai
- Ảnh hưởng của u xơ tử cung khi mang thai
- Điều trị u xơ tử cung khi mang thai mẹ bầu cần biết
- Lưu ý thực phẩm sử dụng trong điều trị u xơ tử cung khi mang thai
- Chế độ sinh hoạt trong điều trị u xơ tử cung khi mang thai
U xơ tử cung khi mang thai là vấn đề mà nhiều mẹ gặp phải khi mang thai. Thường các u xơ tử cung đều lành tính, nhưng cũng có những u xơ tử cung gây ra những tác động không tốt đến sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu bị u xơ tử cung có nguy hiểm? Điều trị u xơ tử cung khi mang thai như thế nào? Có ảnh hưởng hưởng gì đến thai nhi? Vậy hãy cùng tìm hiểu ngay thôi!

U xơ tử cung khi mang thai là gì?
Ước tính có khoảng 40% đến 60% phụ nữ bị u xơ ở tuổi 35. Có tới 80% phụ nữ mắc u xơ ở tuổi 50. Nhưng việc phát hiện ra u xơ tử cung khi mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đó là bởi vì bác sĩ khó phân biệt u xơ tử cung do sự dày lên của cơ tử cung xảy ra trong thời kỳ mang thai.
Nguyên nhân gây u xơ tử cung khi mang thai
Do rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể người phụ nữ khi mang thai dẫn đến tình trạng các tế bào mô tử cung phát triển quá mức tạo thành u xơ tử cung.
Hầu hết các khối u xơ tử cung không phát triển khi đang mang thai, nhưng vẫn có thể u xơ tử cung tăng kích thước trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đó là bởi vì u xơ tử cung cần một loại hormone gọi là estrogen để phát triển. Cơ thể sản xuất nhiều hơn loại hormone đó khi mang thai.
Dấu hiệu nhân biết u xơ tử cung khi mang thai
Khi u xơ tử cung đang ở giai đoạn đầu, kích thước u còn nhỏ, bà bầu có thể sẽ không thấy dấu hiệu gì bất thường và chỉ có thể phát hiện ra bệnh nếu đi siêu âm. Khi u xơ tử cung có kích thước lớn dần sẽ gặp các triệu chứng như:
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày hoặc thường xuyên với lượng nước tiểu ít
- Đau âm ỉ phần bụng dưới
- Có thể xuất hiện xuất huyết nhẹ
- Xuất hiện táo bón thường xuyên
Các dấu hiệu này rất dễ bị nhầm với dấu hiệu của thai kỳ nên khi nghi ngờ bất thường cần lập tức khám để kết luận chính xác.
Ảnh hưởng của u xơ tử cung khi mang thai
U nhân xơ tử cung khi mang thai hầu hết là lành tính nhưng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi do sự chèn ép của khối u xơ vào buồng tử xung và lớp nội mạc không phát triển đầy đủ.
Nguy cơ thai nhi liên quan đến u xơ tử cung
-
Nhau bong non bất thường : U xơ có liên quan đến nhau tiền đạo (bánh nhau làm tổ qua cổ tử cung) và nhau bong non (tách nhau sớm khỏi tử cung). Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để kiểm tra nhau thai trong thai kỳ.
-
Lệch ngôi thai (ngôi mông): Nếu khối u xơ làm giới hạn không gian trong tử cung, em bé của bạn có thể nằm ngôi mông – từ dưới xuống thay vì đầu xuống. Sử dụng siêu âm và khám sức khỏe, bác sĩ sẽ theo dõi vị trí của thai khi gần đến ngày dự sinh. Nếu bị lệch ngôi thai có thể bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai.
-
Sinh non: Các khối u xơ có thể gây co thắt cơ cho tử cung, dẫn đến các cơn co thắt sinh non hoặc vỡ ối sớm (khi bạn vỡ ối trước 37 tuần).
Nguy cơ đối với phụ nữ mang thai bị u xơ tử cung
- Phình cổ tử cung không hoàn toàn: Do khối u xơ phát triển có thể gây chèn ép làm phình cổ tử cung, làm hẹp đường sinh em bé. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phải sinh mổ.
- Co bóp kém: Sự phá vỡ mô tử cung bình thường do u xơ tử cung có thể dẫn đến các cơn co thắt yếu. Điều này khiến cổ tử cung khó đạt được độ giãn hoàn toàn khi chuyển dạ và có thể phải sinh mổ.
- Băng huyết sau sinh : Cơ co bóp kém có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết sau khi sinh. Nếu tử cung không thể co lại, các mạch máu tử cung nuôi nhau thai có thể tiếp tục chảy máu. Băng huyết sau sinh là tai biến sản khoa thường xảy ra trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi sinh.
Điều trị u xơ tử cung khi mang thai mẹ bầu cần biết
- Điều trị u xơ tử cung khi mang thai thường không được chỉ định can thiệp phẫu thuật hư bóc hoặc cắt u xơ. Bởi vì tác động xấu nhất mà phương pháp này gây ra là dẫn đến băng huyết, đe dọa tính mạng thai phụ và thai nhi.
- Không gặp phải biến chứng gì từ u xơ tử cung khi mang thai thì bạn có thể vẫn sinh con bình thường, phải luôn theo dõi tình trạng bệnh. Trường hợp u xơ gây đau đớn thì cần có hướng giảm đau an toàn.
- Phòng nguy cơ sảy thai và sinh non, có thể bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ dùng thuốc chống co bóp tử cung và xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
- Nếu không may sảy thai do u xơ tử cung cần kiểm tra cẩn thân tránh sót nhau thai.
- Trường hợp u xơ phát triển với tốc độ nhanh, đe dọa tính mạng thai phụ thì cần phải can thiệp ngoại khoa, khi đó bác sĩ sẽ có khuyến cáo hoặc chỉ định cho thai kỳ của mẹ.
Lưu ý thực phẩm sử dụng trong điều trị u xơ tử cung khi mang thai
Thực phẩm trong điều trị u xơ tử cung khi mang thai nên ăn
Để ngăn ngừa u xơ tử cung phát triển và làm giảm những triệu chứng khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng sau đây:
- Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi như táo, bông cải xanh, cà chua, các loại đậu,… để làm giảm nguy cơ phát triển của u xơ tử cung và kiểm soát cân nặng một cách tốt nhất. Điểm đặc biệt là những loại đậu chứa hàm lượng đường thấp nên mẹ sẽ hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
- Mẹ bầu nên ăn nhiều các loại ngũ cốc dạng thô để ngăn ngừa sự phát triển của u xơ tử cung. Bởi vì các thành phần trong hạt ngũ cốc nguyên chất rất giàu chất xơ và chất đạm, giúp chống oxy hóa và ngăn ngừa nhân xơ tử cung lây lan, phát triển.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo và omega-3 để duy trì nồng độ hormone và làm giảm kích thích lên u xơ tử cung.
- Ăn các loại thịt trắng như thịt vịt, thịt gà,… để làm giảm kích thích u xơ tử cung và hạn chế tình trạng đau bụng.
Thực phẩm trong điều trị u xơ tử cung khi mang thai không nên ăn

-
Không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt dê, thịt cừu,…
-
Không nên ăn đồ ăn nhanh, đồ đông lạnh, đồ được chế biến sẵn, đồ dầu mỡ như cá hộp, thịt hộp, khoai tây chiên,…
-
Không nên uống bia rượu, trà, cà phê và sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá,…
-
Không nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như sữa béo, bơ, phô mai,…
-
Không nên các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như bánh quy, đậu nướng, dưa chua, khoai tây chiên, súp đóng hộp, dầu oliu,…
-
Không nên các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh kẹo ngọt,…
Chế độ sinh hoạt trong điều trị u xơ tử cung khi mang thai
- Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi điều độ, đúng giờ, tránh thức khuya.
- Trong thời gian mang thai không nên làm việc quá sức
- Hạn chế căng thẳng, stress.
- Tuân thủ dùng thuốc theo toa nếu được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa, không tự ý mua thuốc chữa tại nhà.
- Tập bài tập dành cho mẹ bầu nhẹ nhàng, đều đặn để cải thiện sức khỏe.
- Khám thai thường xuyên, định kỳ.
- Báo cho bác sĩ sớm nhất ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường