Nội dung chính của bài viết
- 1. Chế độ dinh dưỡng cho vợ chồng chuẩn bị mang thai để bé khỏe mạnh
- 2. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 9 tháng mang thai.
- 3. Một số lưu ý cho mẹ bầu

1. Chế độ dinh dưỡng cho vợ chồng chuẩn bị mang thai để bé khỏe mạnh
1.1 Tầm quan trọng của dinh dưỡng trước khi mang thai:

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý chính là chìa khóa giúp thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, ăn các loại ngũ cốc hạn chế thức ăn không có lợi cho cơ thể như thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối…
1.2 Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng trước khi mang thai:
1.2.1 Canxi:

1.2.2 Sắt:

1.2.3 Axit folc:

1.2.4 Vitamin và yếu tố vi lượng khác:
VITAMIN A: Vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng, tăng cường miễn dịch và có vai trò quan trọng trong hoạt động thị giác. Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá, bơ, sữa, lòng đỏ trứng. Các loại rau củ quả như cà rốt, bầu, bí, gấc, cà chua, rau ngót, rau dền…
VITAMIN D: Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho và thúc đẩy quá trình thành lập xương. Vitamin D có nhiều trong các thức ăn như cá, trứng, sữa, phomai
VITAMIN B1: Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucid. Vitamin B1 có nhiều trong mầm men bia, cám gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc, quả hạch, thịt heo, bò, gà…
I ỐT: Tham gia vào quá trình tổng hợp hocmon tuyến giáp. Thiếu iốt dễ dẫn tới bướu cổ, đần độn, tổn thương não. Phụ nữ mang thai thiếu iot có thể gây sảy thai tự nhiên, đẻ non và thai chết lưu.. Nguồn cung cấp iốt tốt nhất là các thức ăn từ biển như cá,cua, tôm, sò, rong biển…
KẼM: Cần thiết cho quá trình hình thành và hoàn thiện chức năng của AND. Kẽm có nhiều trong tôm cua, sò ốc, hàu, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa.
VITAMIN C: Vitamin C đóng vai trò như một chất khử trong các phản ứng thành lập collagen, giúp mau lành vết thương, làm tăng sức đề kháng, hỗ trợ hấp thu sắt, nhờ đó giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây chua (chanh, bưởi, cam), các loại rau tươi, cà chua…
1.3 Cần lưu ý tránh xa những loại thực phẩm có hại
1.3.1 Nhóm thực phẩm:
Hạn chế ăn những thực phẩm tươi, sống: như tiết canh, gỏi, thịt tái, sushi, trứng sống…; những đồ ăn sẵn có chất bảo quản: thịt xông khói, thịt muối, xúc xích, chả giò, pate…;
Hạn chế các loại cá thường bị nhiễm thủy ngân như: cá kiếm, cá thu, cá kình hay các loại thủy hải sản thường nhiễm kí sinh trùng, chất bẩn: hàu, trai, ốc, hến; ngoài ra cũng cần hạn chế ăn gan động vật
1.3.2 Nhóm rau, củ:
Đu đủ xanh, củ Dền đỏ, rau Sam, Ngải cứu, rau Ngót, chùm ngây, rau Răm Nhãn, Mướp đắng, Dưa muối Gừng, ớt, giá đỗ, măng tươi, khoai tây, sắn, đậu phộng
1.3.3 Nhóm quả:
Hạn chế ăn những qủa nóng và không có lợi cho thai nhi như: táo mèo, Nhãn, vải, Đào, Dứa, Dưa hấu lạnh…
1.3.4 Những đồ uống có cồn, chất kích thích:
1.3.5 Những loại thực phẩm lạnh, nhiều đường
1.4 Bổ xung các loại Vitamin và khoáng chất
- Vitamin tổng hợp cho bà bầu của Nhật như: Pigeon, Elevit, Viên sắt Acid Folic Orihiro Most Chewable Iron, MS 1255 (Trong đó Elevit là loại được tìm kiếm và ưa chuộng nhiều nhất hiện nay)

- Nature Made Prenatal Multi +DHA; F1 care complex của Mỹ
- Blackmores Pregnancy Gold của Úc.
- Pregnacare Plus của Anh.
- Viên uống Bio Island DHA – Bổ sung DHA của Úc
2. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 9 tháng mang thai.
2.1 Trong 3 tháng đầu thai kỳ:
Hầu hết phụ nữ đều trải qua rất nhiều thay đổi – thể chất và cảm xúc – trong ba tháng đầu của thai kỳ đều gặp phải một số triệu chứng ốm nghén khó chịu như: buồn nôn và nôn, mệt mỏi, đau nhức, ợ chua và khó tiêu, thay đổi da và ngứa, đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm. Vì vậy trong giai đoạn này bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, có thể chia 3 bữa chính thành 6 bữa nhỏ.
Ăn nhẹ các bữa giàu cacbonhydrat khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường như bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô ít đường.
Lựa chọn các thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa, ăn tinh bột kết hợp ưu tiên các loại thực phẩm giàu protein như cá, thịt…; kết hợp uống sữa ít béo, ít đường vào các buổi sáng tối, hoặc các chế phẩm từ sữa.
Ăn nhiều rau, củ quả hơn trong giai đoạn này. Một số thực phẩm giàu axit folic tự nhiên từ rau màu xanh đậm (Bông cải xanh, cải chíp, cải bó xôi…), ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, Bí đỏ, Cà rốt, măng tây, ngô ngọt, khoai tây, khoai lang,…
Bổ xung vừa phải chất béo như dầu, mỡ, vừng, đậu phộng…, tránh ăn nhiều chất béo để hạn chế tình trạng ốm nghén. Tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, tái, trứng sống… S
ử dụng các loại nước ép sinh tố như: Nước táo ép, cam vắt, sinh tố bơ,…
Uống nước giữa các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn, không nên uống nước trong bữa ăn.
Uống bổ sung sắt, axit folic, đa vi chất theo khuyến nghị của các bác sĩ dinh dưỡng.
2.2 Trong 3 tháng giữa thai kỳ:
Hầu hết phụ nữ cảm thấy tràn đầy sinh lực hơn trong giai đoạn này. Tình trạng ốm nghén giảm dần, bạn bắt đầu tăng cân đều, tử cung mở rộng gấp 20 lần kích thước bình thường, ngực nở và có thể cảm nhận được cử động của thai nhi.

Lúc này bé bắt đầu phát triển khung xương, các đặc điểm trên khuân mặt, chân tay và đặc biệt là não cũng phát triển mạnh, vì vậy bạn phải bổ xung dinh dưỡng tăng gấp 2-3 lần so với bình thường để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng giữa thai kỳ
5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày, trong đó có các loại rau lá xanh (bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, cải bắp) để bổ sung axit folic và sắt.
Bổ sung tinh bột, ngũ cốc nguyên cám mỗi bữa sáng như bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, mì ống và gạo.
Dùng các sản phẩm từ sữa ít béo 2 – 3 lần/ngày để cung cấp đủ lượng canxi.
Các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, trứng, đậu lăng, đậu phụ… trong chế độ ăn cho bà bầu hai lần mỗi ngày để đáp ứng các nhu cầu về protein và sắt cho cơ thể mẹ và thai nhi.
Các loại cá giầu omega-3 như cá Hồi, cá Ngừ đại dương.
Đồ ăn nhẹ, bổ dưỡng như trái cây, bánh mì nướng, sữa chua, ngũ cốc thay vì các thực phẩm chứa nhiều muối, đường và chất béo.
Lưu ý không uống các thức uống có cồn, cũng như ăn thực phẩm tái, sống
2.3 Trong 3 tháng cuối mang thai:
Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh nhất và tăng cân cuối cùng. Bụng hạ xuống và chuyển động của thai nhi có thể trở nên khá mạnh. Đặc biệt vào tháng cuối của thai kỳ bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức, đi tiểu đêm nhiều hơn, thậm chí mất ngủ… Tuy vậy bạn vẫn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để thai nhi hoàn thiện các cấu trúc trên cơ thể để chuẩn bị chào đời.

Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần chú ý hơn cả. Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của bà mẹ cũng sẽ có thay đổi về trọng lượng và lớn hơn so với hai giai đoạn trước.
Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ
Năng lượng: tăng thêm 475 Kcal/ngày so với người bình thường. Protein tăng 18g/ngày.
Chất béo: chiếm 20 – 25% tổng số năng lượng (60g chất béo/ngày). Các chất béo không chỉ giúp tăng năng lượng mà còn giúp hòa tan các vitamin min tan trong dầu.
Vitamin: vitamin A (500mcg/ngày), vitamin D (5mcg/ngày), vitamin B12 (2.6mcg/ngày), Vitamin B1(1.4mg/ngày), vitamin C (80mg/ngày), folic (600mcg/ngày)
Chất khoáng: Canxi (1,000mg/ngày), sắt (tăng từ 15 – 30 mg/ngày so với khi chưa mang thai), Kẽm …
Tăng cường những thực phẩm giầu omega 3, DHA giúp phát triển trí não cho bé.
2.3.1 Omega 3 và DHA có nhiều trong thực phẩm nào?
- Các loại thủy hải sản: cá Hồi, cá Ngừ, tôm, cua, Hàu, Cá chép…
- Các loại hạt: như hạnh nhân, óc chó, đậu phộng… là những là thực phẩm giàu DHA và omega 3- rất cần thiết cho sự phát triển trí não của bé.
- Lòng đỏ trứng gà: Thực phẩm giàu Omega-3 và DHA cho bà bầu. Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều protein, sắt, DHA, axit folic tốt cho trí não của bé.
- Vitamin tổng hợp: Thường các mẹ bầu sẽ được bác sĩ khuyên bổ sung DHA trong các bữa ăn hàng ngày và nếu không đủ có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp với hàm lượng omega-3 và DHA, EPA cần thiết cho hệ miễn dịch và sự phát triển của trẻ, giảm dị tật và các nguy cơ cho trẻ.
