Nội dung chính của bài viết
Độ xe ô tô là từ chỉ động thái biến chiếc xe khác đi so với nguyên bản. Có cả triệu lý do khiến người ta muốn độ xe nhưng có thể hiểu đơn giản rằng họ chưa hài lòng với vẻ đẹp do nhà sản xuất tạo nên. Cùng Titanwheel tìm hiểu thêm về độ xe nhé!
Độ xe là gì?
Độ xe ô tô không phải là thuật ngữ xa lạ với giới mê xe toàn thế giới. Qua tay nghề của các hãng độ xe giàu kinh nghiệm thì những mẫu xe vốn đã đẹp nay lại nhân đôi sự ấn tượng và phá cách. Không chỉ đem lại sự độc đáo và mới mẻ cho diện mạo, các hãng độ xe còn khiến cho các động cơ như được thêm phần sức mạnh giúp những chiếc xe tăng thêm hiệu suất vận hành. Ngoài ra nếu cần bổ sung tính tiện nghi cho xe thì các hãng độ cũng hoàn toàn có thể đáp ứng một cách nhanh chóng.
Có bao nhiêu hình thức độ xe?
Một số hình thức độ xe phổ biến tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến như:
Độ bodykit
Độ bodykit là khi chiếc xe bị can thiệp ở phần kết cấu lườn xe và cản trước/sau xe. Việc này khiến chiếc xe trông hầm hố và dáng dấp thể thao hơn bản gốc rất nhiều. Thông thường, một chiếc xe được độ bodykit sẽ có thêm cánh hướng gió ở phía đuôi xe.
Độ bodylip
Độ bodylip là kiểu độ xe không tác động đến phần cản xe mà chỉ bổ sung thêm các tấm ốp để chiếc xe mang lại cảm giác năng động. Đặc biệt bạn sẽ có cảm giác gầm xe thấp hơn, chiếc xe trông có vẻ thời trang hơn nhiều.
Ngoài ra chi phí cho việc độ bodylip ít tốn kém hơn so với hình thức độ bodykit.

Độ đèn
Độ đèn là hình thức phổ biến nhất trên mặt trận độ xe. Rất nhiều chủ xe đã “mông má” cho “cửa sổ tâm hồn” của xế cưng bằng cách nâng cấp đèn pha và bổ sung hệ thống đèn LED
Độ mâm xe và lốp xe
Có nhiều chủ xế yêu thích sự hầm hố, mạnh mẽ cho nên họ đã nhờ các hãng độ xe nâng cấp lốp xe và cả mâm xe. Thông thường, các hãng độ xe sẽ giữ kích thước của mêm và đổi phong cách. Tuy nhiên nếu các chủ xe yêu cầu tăng kích thước cho mâm thì họ vẫ sẽ phục vụ. Đồng thời các hãng độ sẽ thay lốp xe mới có kích thước phù hợp. Dù hình thức đã thay đổi để trở nên mạnh mẽ và hầm hố theo yêu cầu của chủ xe thì chất lượng của lốp xe vẫn được đề cao, đặc biệt là độ bám đường của lốp.

Độ pô
Với những ai mê sự cá tính và thích được chu ý thì họ luôn mong muốn chiếc xe của mình thật táo bạo và mạnh mẽ. Để hiện thực hóa điều này, họ đã độ pô để khi di chuyển sẽ phát ra âm thanh chắc nịch, thu hút và đầy quyến rũ.
Độ âm thanh
Ô tô là người bạn đồng hành thân mật, thường được ví von là “vợ hai” trên mọi cung đường của nhiều chủ xe. Vì thế rất nhiều người luôn để tâm tới việc độ âm thanh để mang lại sự thư giãn khi tham gia giao thông. Khi độ âm thanh, loa và đầu đọc sẽ được thay mới và có chất lượng cao hơn rất nhiều so với nguyên bản.
- Xổ trái hoặc xoáy nòng: thuật ngữ này nói về sự thay đổi về đường kính xi-lanh và piston. Việc này nhằm mục đích nâng thể tích động cơ giúp xe mạnh lên nhiều.
- Đôn dên: nhằm giúp tăng tỉ số nén của động cơ để thay đổi hành trình của thanh truyền
- Dên zin: không thay đổi phần tay dên
- Thay bình bông mai (bông chụp) có thể hiểu đơn giản là thay bình xăng con hay còn được gọi là thay bộ chế hòa khí cũ thay một bộ chế hòa khí mới (bình bông mai). Gọi là bình bông mai vì nó có núm xoay chỉnh garanti hình bông mai. Việc này được làm với mục đích tăng khả năng cung cấp nhiên liệu và trộn động cơ.
- Làm nồi phương pháp thay thế hoặc cân đối điều chỉnh lá sắt và lá bố trong bộ ly hợp của xe. Có thể thay cả dớt bố và lò xo nồi để có thể bộ ly hợp bắt mạnh và bắt nhanh hơn.
- Pô xăng lửa là phương pháp giúp tăng khả năng xả khí thải của xe bằng cách đổi pô hoặc móc pô xe. Kỹ thuật viên sẽ thay bình xăng con hoặc kim phun nhiên liệu, thay IC độ và cả bugi.
- Pô xăng lòng thay thế ống xả, thay bình xăng con lớn, thay thế đầu lòng (xi-lanh) lớn và cả piston lớn.
Lý do nào khiến các chủ xe muốn độ xe?
Lý do thường thấy nhất chính là ở hãng xe. Có vẻ như khi thiết kế xe, các nhà sản xuất hình như cố tình làm cho sản phẩm có chút gì đó chưa hoàn hảo.
>>>Xem thêm: Tất tần tật về cách cân mâm bấm chì chuẩn không cẩn chỉnh
Còn một lý do khác chính là ở người sử dụng. Không một sản phẩm nào có thể làm vừa ý 100% khách hàng. Con mắt của mỗi người, tính cách của mỗi chủ xe lại khác nhau. Vì thế người lái thường muốn thay đổi xe theo ý thích cá nhân để thỏa mãn nhu cầu của bản thân.
Độ xe có ưu điểm và nhược điểm gì?
Độ kiểng
Về ưu điểm, độ xe ô tô cũ hay mới đều khiến thẩm mỹ của xe tăng lên, ít nhất là trong mắt của chủ sở hữu chiếc xe. Còn về nhược điểm thì thẩm mỹ mỗi người mỗi khác cho nên những thay đổi này thường làm mất giá nếu sau này có sang nhượng.

Độ máy
Ưu điểm của việc độ máy là tăng tốc, max speed cao hơn do công suất máy được tăng. Tuy nhiên nhược điểm của việc độ máy chính là độ bền của máy sẽ giảm và việc chăm sẽ rất vất vả. Bạn sẽ phải tốn tiền và thời gian khi phải bảo trì xe. Nếu trong trường hợp bạn muốn sang nhượng xe thì sẽ bị mất giá nhiều.
Ngoài ra, có thể bạn chưa biết việc đổi từ độ kiểng thành độ máy sẽ khiến xe khác nhiều so với nguyên bản. Nó sẽ đem lại cho người lái cảm giác phấn khích và sung sướng. Nhưng ở một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ thấy chán. Vì thế mà các những người chơi xe thường hay có câu “Đỉnh cao của độ xe là về zin”.
Độ xe ô tô có bị phạt không?
Độ xe Hà Nội hay ở bất kỳ đâu cũng đều không được khuyến khích tại nước ta. Các cá nhân hoặc tổ chức sẽ bị xử phạt nếu tự ý đổi khung, hình dáng, kích thước của xe.
Chủ phương tiện tuyệt đối không được tự đổi kết cấu của xe sai với thiết kế của nhà sản xuất hoặc các thiết kế được cơ quan chức năng phê duyệt.
Thay đổi kết cấu của xe có khả năng gây ra mất an toàn giao thông như gắn đèn gây chói mắt người tham gia giao thông khác, thay khung, thay tốc độ hoặc pô xe sẽ bị xử phạt theo quy định.
Thông thường khi đưa ra một sản phẩm mới, các nhà sản xuất đã phải tính toán và thử nghiệm nhiều lần một cách cẩn thận. Sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi được đem ra thị trường. Việc độ xe không tuân thủ hướng dẫn của các đơn vị sản xuất sẽ dễ gây ra va chạm hoặc tai nạn giao thông đáng tiếc.

Các trường hợp độ xe sai kỹ thuật và tiêu chuẩn sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP. Chủ phương tiện sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 – 400.000 đối với tổ chức nếu tự ý đổi màu sơn hoặc nhãn hiệu sai với Giấy đăng ký xe.
Trường hợp tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe thì mức phạt đối với 2 đối tượng kể trên lần lượt là từ 800.000 – 1.000.000 đồng và từ 1.600.000 – 2.000.000 đồng.

Việc độ xe không được khuyến khích tại nước ta cho nên nếu cá nhân hay tổ chức sở hữu phương tiện bị thay đổi trái phép sẽ bị xử phạt theo quy định. Nếu độ xe mà chỉ thay đổi vài phụ kiện bên ngoài mà không ảnh hưởng kết cấu, xe vẫn đảm bảo an toàn về kỹ thuật thì sẽ không bị phạt.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về độ xe. Hy vọng các bác đã nắm rõ thông tin chi tiết trước khi đưa ra quyết định có nên độ xe hay không.