Nội dung chính của bài viết
- Định nghĩa về nghề SEO
- TOP 4+ loại hình SEO phổ biến nhất hiện nay
- Tất tần tật về quy trình triển khai của 1 dự án SEO từ cơ bản đến chuyên nghiệp
- Tiềm năng của nghề SEO là gì? Vì sao nó lại hot đến thế?
- Nấc thăng tiến trong nghề SEO và mức lương tối thiểu mà một SEOer nhận được
- Những năng lực cần có để trở thành một SEOer thực thụ:
- Lời kết
Vốn đang làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam, nghề SEO luôn bắt nhịp cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và trở thành mục tiêu kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp.
Vậy nghề SEO là nghề gì? Hãy để K3 Content giải đáp cho bạn tất tần tật những thắc mắc cơ bản về nghề SEO ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa về nghề SEO
1.1. SEO là gì?
SEO (viết tắt của từ Search Engine Optimization) là một giải pháp tối ưu hóa website để tăng thứ hạng tìm kiếm trên thanh công cụ (phổ biến là Google, Yahoo,Yandex,…)
Kết quả SEO có được sau 1 quá trình nỗ lực tối ưu và đứng trên trang 1 của các công cụ tìm kiếm.
Thuật ngữ tối quan trọng trong nghề SEO: SEO – Search Engine Optimization
1.2. Thế nào là SEO mũ trắng, SEO mũ đen và SEO mũ xám?
Nếu hacker có hacker mũ đen và hacker mũ trắng thì việc làm SEO cũng vậy và được chia thành 3 loại khác nhau: SEO mũ trắng, SEO mũ xám và SEO mũ đen.
1.2.1. Khái niệm SEO mũ trắng
Là áp dụng kỹ thuật SEO mà các công cụ tìm kiếm khuyến khích để tối ưu hóa các liên kết trên thứ hạng tìm kiếm.
Tuy liên kết được tạo vừa phải, thời gian để có kết quả khá lâu, song thứ hạng sẽ được giữ ổn định một cách lâu dài nhất có thể.
SEO mũ trắng – kỹ thuật SEO được Google khuyến khích nhất
1.2.2. Khái niệm SEO mũ đen
Là sử dụng các thủ thuật SEO bị cấm để phá vỡ các rào cản quy định của công cụ tìm kiếm, nhằm đạt kết quả cao và nhanh hơn.
Một số kỹ thuật phổ biến của loại hình này là: spam, đặt liên kết vô tội vạ và tạo link lan tràn.
Thông thường, “SEO mũ đen” sẽ đưa website lên TOP 10 rất nhanh so với “SEO mũ trắng”. Tuy nhiên, không được bao lâu thì họ sẽ bị công cụ tìm kiếm trừng phạt, với mức cao nhất là không bao giờ được xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm nữa.
SEO Mũ Đen – kỹ thuật SEO “tốc độ” nhưng dễ bị Google “bắn”
1.2.3. Khái niệm SEO mũ xám
Là kỹ thuật kết hợp giữa “SEO mũ đen” và “SEO mũ trắng” để đạt được kết quả tốt hơn so với “SEO mũ trắng” và nguy cơ bị “banned” thấp hơn “SEO mũ đen”.
Nhưng website vẫn sẽ rơi vào một số trường hợp sau nếu áp dụng “SEO mũ xám” không đúng cách:
- Từ khóa nhanh chóng bị rớt hạng nặng nề.
- Dễ rơi vào trạng thái Sandbox.
- Trang chủ không được index trên kết quả tìm kiếm của Google.
- Trên kết quả search không có từ khóa của website trong thời gian dài.
SEO mũ xám – Kỹ thuật kết hợp giữa SEO mũ trắng và SEO mũ đen
1.3. Nghề SEO là gì?
1.3.1. Nghề SEO có nhiều điểm tương đồng với nghề IT
IT là viết tắt của cụm từ “Information Technology”. Tuy IT và SEO không giống nhau hoàn toàn nhưng giữa chúng vẫn có điểm tương đồng.
Vì chỉ tối ưu hóa kết quả tìm kiếm nên mức yêu cầu cho nghề SEO cũng đơn giản hơn: biết soạn thảo văn bản, cài đặt các phần mềm chính cho việc chạy Adwords, phân tích và đo lường kết quả.
Tuy nghề IT và nghề SEO không hoàn toàn giống nhau nhưng giữa chúng vẫn có điểm tương đồng
1.3.2. Nghề SEO không thể thiếu các kỹ năng cơ bản của 1 Designer
Có thể kỹ năng Design chuyên nghiệp thì không cần, nhưng không thể thiếu các kỹ năng thiết kế đồ họa cơ bản.
Bởi bạn không thể tối ưu hóa trang web của mình nếu trang web đó không có những hình ảnh ấn tượng và không được trang trí bắt mắt.
Đúng đắn hơn, có thể nói, nghề SEO liên quan đến Photoshop, Video Design và một chút cảm quan mỹ thuật.
Nghề SEO liên quan đến Photoshop và Video Design
1.3.3. Nghề SEO là một nhánh nhỏ trong Marketing
Thật là một sai lầm tai hại nếu nói nghề SEO và nghề Marketing chẳng liên quan gì nhau.
Thuật ngữ “SEO” được xuất phát từ 1 nhánh của SEM (Search Engine Marketing). Trong thời đại Marketing Online ngày càng phát triển thì nghề SEO là công việc tối quan trọng để chạy Marketing được tốt hơn.
“SEO” trong nghề SEO được xuất phát từ một nhánh của SEM – Search Engine Marketing
1.3.4. Nghề SEO đòi hỏi kỹ năng viết lách cao
Copywriting là việc quan trọng nhất của nghề SEO vì nội dung mới chính là thứ gây chú ý và thu hút người đọc. Công cụ tìm kiếm được tối ưu hóa tốt nhưng nội dung lại nghèo nàn sẽ khiến trang web dễ bị “đóng sập” hơn bao giờ hết.
Đúng như tên gọi của nó, nghề SEO đòi hỏi người làm phải biết “Copy” và “Write” cho thật ấn tượng.
Nghề SEO yêu cầu khả năng viết lách cực lớn
TOP 4+ loại hình SEO phổ biến nhất hiện nay
2.1. Loại hình SEO tổng thể
Là phương pháp SEO – tối ưu toàn bộ website – cho tất cả các từ khóa khách hàng đã và đang tìm kiếm để tìm thấy 1 nội dung bất kỳ. Việc này giúp tăng uy tín và chất lượng cho website, đồng thời nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.
2.2. Loại hình SEO từ khóa
Không như SEO tổng thể, SEO từ khóa chỉ tập trung tối ưu từ khóa để tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Nhưng để SEO từ khóa tốt thì SEO tổng thể cần được đảm bảo tối ưu 3 yếu tố: SEO onpage, SEO offpage, technical – kỹ thuật.
2.3. Loại hình SEO ảnh
SEO hình ảnh là khai báo thông tin chi tiết cho các công cụ tìm kiếm để lập chỉ mục, tối ưu việc hiển thị hình ảnh và giúp nó lên TOP ở mục “Tìm kiếm hình ảnh” dễ dàng hơn; từ đó giúp tăng lưu lượng traffic cho website.
2.4. Loại hình SEO app
Là mô hình SEO các ứng dụng lên TOP Google để khách hàng có thể tìm thấy và cài đặt ngay trên thanh tìm kiếm, qua việc tối ưu các nền tảng lớn như: Appstore hay CH Play.
Tất tần tật về quy trình triển khai của 1 dự án SEO từ cơ bản đến chuyên nghiệp
Quy trình triển khai một dự án SEO của các SEOer
3.1. Chọn lọc và phân tích từ khóa
Là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc triển khai 1 dự án SEO.
Để đưa ra bảng từ khóa hoàn chỉnh, người làm nghề SEO để SEO cho dự án cần nắm được nội dung chính của website là gì – một công việc đòi hỏi tư duy và kinh nghiệm cao bởi nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ những thao tác SEO sau này.
3.2. Chăm sóc nội dung website
Với nhiều thuật toán được đưa ra để siết chặt quy tắc trong nghề SEO, những kết quả hiển thị trên trang tìm kiếm cũng nhờ đó mà trở nên chất lượng hơn.
Một nội dung gây thiện cảm cho Google đồng nghĩa với thứ hạng website đang tăng lên hằng ngày, chứ không còn tình trạng đi link vô tội vạ hay kéo traffic về cho website như trước đây nữa.
3.3. Làm SEO onpage trên website
Người làm nghề SEO sẽ tối ưu nội dung giúp nó trở nên thân thiện hơn với bọ Google sau khi đã có đầy đủ bảng từ khóa và nội dung chất lượng.
Một số công việc quan trọng có thể kể đến như: Tối ưu thẻ Title, URL, dùng từ khóa chèn vào thẻ H1, H2, H3, tạo sitemap cho website,…
3.4. Làm SEO offpage bên ngoài website
Trái ngược với SEO onpage, SEO offpage sẽ được làm hoàn toàn bên ngoài website.
Thứ hạng của web sẽ được cải thiện đáng kể bằng cách sử dụng các liên kết, dẫn backlink từ bên ngoài về. Đồng nghĩa rằng, website của bạn sẽ có thứ hạng cao hơn nếu có một backlink vượt trội hơn đối thủ về cả chất và lượng.
Tiềm năng của nghề SEO là gì? Vì sao nó lại hot đến thế?
Nghề SEO có một ảnh hưởng rất lớn trong thị trường kinh doanh trên Internet
Điều này đã cho thấy tầm quan trọng của Internet lên mọi mặt trong đời sống con người.
SEO website có thể hiểu nôm na là quảng cáo trang web trên Google. Và nếu không seo web thì không không một ai sẽ biết đến bạn, bởi ngoài kia cũng có ti tỉ những website như thế.
Nếu bạn đang kinh doanh 1 sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà không có trang web, bạn sẽ bỏ lỡ một lượng khách hàng lớn từ Internet. Vì giờ đây người dùng Internet đang ngày một nhiều, kể cả những ông bà 60 hay 70 tuổi vẫn hay lên mạng đọc báo và lướt facebook hằng ngày.
Nấc thăng tiến trong nghề SEO và mức lương tối thiểu mà một SEOer nhận được
5.1. Kỹ thuật viên trong nghề SEO
Mức lương mà một người mới bắt đầu làm nghề SEO sẽ rơi vào khoảng 4-6 triệu đồng.
Kỹ thuật viên trong nghề SEO
5.1.1. Mô tả công việc cho kỹ thuật viên làm nghề SEO
Một số công việc phổ biến mà kỹ thuật viên SEO hay làm như: thực hiện SEO và đẩy từ khóa lên TOP, tìm kiếm & xây dựng liên kết chất lượng, theo dõi cập nhật thứ hạng từ khóa, quảng bá website lên mạng xã hội,…
5.1.2. Website tuyển dụng kỹ thuật viên SEO
Một số trang web tuyển dụng kỹ thuật viên làm nghề SEO được update liên tục như:
https://123job.vn/vi%E1%BB%87c-l%C3%A0m-k%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-vi%C3%AAn-seo
https://viectotnhat.com/tuyen-ky-thuat-vien-seo-1471354.html?
https://www.topcv.vn/brand/sangtaoviet/tuyen-dung/ky-thuat-vien-seo-cao-cap-j421368.html?ta_source=BrandIndexJobList
https://vieclam.tv/marketingpr/hanoi/eo5w
http://vworks.vn/cong-viec/55425/ky-thuat-vien-seo.html
5.2. Chuyên viên làm nghề SEO
Khi kinh nghiệm đã cứng, kinh nghiệm làm việc được nâng cao thì mức lương mà bạn sẽ nhận được là 7-9 triệu đồng.
Chuyên viên làm nghề SEO
5.2.1. Mô tả công việc cho chuyên viên làm nghề SEO
Công việc mà một chuyên viên SEO hay làm mỗi ngày như: Nâng cao kiến thức và tương tác cộng đồng, xây dựng liên kết và giám sát hoạt động, theo dõi thứ hạng/ lưu lượng truy cập/ tỉ lệ chuyển đổi, giám sát website “đối thủ”, cộng tác với đội Marketing,…
5.2.2. Website tuyển dụng chuyên viên SEO
Một số website tuyển chuyên viên làm nghề SEO được update mới liên tục có:
https://timviec365.vn/tag7/DS-viec-lam-tuyen-dung-chuyen-vien-seo-2070
https://careerbuilder.vn/viec-lam/Chuy%C3%AAn-vi%C3%AAn-SEO-k-vi.html
https://webgiacoin.com/viec-lam/chuy%C3%AAn+vi%C3%AAn+seo
http://www.vuavieclam.com/tuyen-dung/viec-lam/3057/chuyen-vien-seo-website.html
5.3. Nghề SEO Leader, SEO Manager
Với mức lương khá hấp dẫn từ 10-15 triệu đòi hỏi bạn phải làm việc với áp lực cao hơn, phải lên kế hoạch SEO/ KPI và giám sát nhân viên,…
Nghề SEO Leader/ SEO Manager
5.3.1. Mô tả công việc cho SEO Leader, SEO Manager
Các nhiệm vụ tổng thể mà SEO Manager sẽ làm bao gồm: theo dõi/ nuôi dưỡng một cộng đồng online, phân tích các backlink, lên chiến lược SEO, tổ chức và lập kế hoạch chiến dịch, giám sát trang web và phân tích người dùng, nghiên cứu từ khóa và phân tích thị trường, quản lý dự án Digital Marketing chung,…
5.3.2. Website tuyển dụng SEO Leader, SEO Manager
Một số trang web tuyển SEO Leader, SEO Manager:
https://gtvseo.com/tuyen-dung-seo-leader/
https://timviecnhanh.com/tuyen-seo-leader-nuoc-ngoai-100108029.html?svs=max_box&box=similarjob
https://careerbuilder.vn/vi/tim-viec-lam/seo-leader.35B6C95D.html
https://www.vietnamworks.com/seo-manager-kv
Những năng lực cần có để trở thành một SEOer thực thụ:
Để trở thành một SEOer giỏi không phải là điều dễ dàng. Trên thực tế, bạn cần phải tích cực học hỏi và chắt lọc kiến thức để rèn luyện kỹ năng ngày một “thuần thục hơn”.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về nghề SEO – một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn hơn bao giờ hết của giới trẻ.
Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi. Hãy đón đọc các bài viết khác của K3 Content tại đây nhé!