Nội dung chính của bài viết
Mỗi một đứa trẻ từ khi sinh ra đến lúc khôn lớn đều trải qua các giai đoạn phát triển hình thành tính cách và tâm sinh lý khác nhau. Nếu như cha mẹ không thấu hiểu tâm lý của bé, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong định hướng giáo dục trẻ. Chính vì vậy, Kidpod sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về giáo dục tính cách cho trẻ giúp bạn hiểu bé hơn nhé.
1. Giáo dục tính cách cho trẻ là gì?
Các mẹ không thể quyết định được tính cách của con mình nhưng không có nghĩa là mẹ không thể không làm gì với hành vi của trẻ. Giáo dục tính cách cho trẻ chính là việc dạy dỗ, rèn luyện, định hướng những thói quen và hành vi tốt để trẻ có một nền tảng tốt sau này.

Giáo dục tính cách cho trẻ là việc vô cùng cần thiết
Việc giáo dục tính cách cho trẻ là cả một quá trình dài và khó khăn vì bạn khó có thể thay đổi thói quen của bé một cách dễ dàng được. Nhưng qua quá trình này, mẹ có thể giúp bé nhận ra năng lực và kỹ năng tiềm ẩn để bé có cơ hội trải nghiệm và khám phá những gì phù hợp nhất với bé.
2. Những tích cách cần thiết mà cha mẹ cần giáo dục cho trẻ ngay từ bây giờ
Lễ phép là nền tảng cơ bản
Lễ phép, yếu tố cần có ở mọi đứa trẻ
Điều cần có ở một đứa trẻ chính là sự lễ phép trong cách cư xử. Đó không chỉ là điều cần có trong giao tiếp mà còn là cách thể hiện sự tôn trọng đối với những người lớn xung quanh. Và khi lớn lên, trẻ sẽ có thái độ đúng đắn trong cư xử với gia đình và xã hội. Đấy chính là nền tảng cho việc hỏi học dễ dàng hơn và là quy tắc cần có trong mọi cuộc giao tiếp.
Sự tự lập, cơ hội khẳng định làm chủ bản thân
Sự tự lập chính cũng là phần quan trọng trong việc giáo dục tính cách cho trẻ. Sự tự lập trong một khuôn khổ nhất định có ảnh hưởng trực tiếp trong việc hình thành nhân cách của bé trong tương lai.

Tự lập mang đến cho bé cơ hội để khẳng định bản thân theo cách riêng. Bé tự quyết định mọi hành động và phương tiện để có thêm kiến thức và kỹ năng làm chủ tương lai. Các bậc làm cha làm mẹ nên có một cái nhìn đúng đắn để trẻ phát triển tính cách này một cách sớm nhất.
Sự tự tin, yếu tố quyết định sự thành công
Bên cạnh sự tự lập, bé cũng nên được phát triển tính tự tin ngay còn khi trường mầm non. Sự tự tin giúp bé có đương đầu với khó khăn, thử thách trong cuộc sống, ngay cả khi không có bạn ở bên. Bé nên có niềm tin vào chính bản thân mình, tin tưởng vào những quyết định của mình trong cuộc sống.

Sự tự tin giúp bé có đương đầu với khó khăn khi không có ba mẹ ở bên
Sự tự tin còn hình thành trong trẻ kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề trong việc giao tiếp và kết nối với mọi người xung quanh. Hãy luôn tạo điều kiện, khuyến khích cho trẻ chủ động với mọi việc xung quanh.
Tính kỷ luật, chìa khóa dẫn đến vinh quang
Tính kỷ luật chính là tính cách quan trọng mà mọi đứa trẻ đều cần có trong thế kỷ 21 này. Dạy trẻ sự kỷ luật là nền tảng tạo cho bé thói quen tôn trọng nội quy, là người sống có nguyên tắc.

Kỷ luật, yếu tố không thể thiếu trong giáo dục tính cách cho trẻ
Để giáo dục tính cách cho trẻ về tính kỷ luật, hãy tạo ra những nguyên tắc và cùng tuân thủ điều đó. Nếu bé vi phạm, bạn nên có phương pháp nhẹ nhàng, cùng phân tích vấn đề đã diễn ra. Dạy trẻ từ những nguyên tắc nhỏ nhất như quy tắc bàn ăn, giao tiếp nơi công cộng, nguyên tắc đến nhà người khác,… Đấy là cách bạn đang giúp trẻ trưởng thành hơn, sống kỷ luật hơn.
Tinh thần lan tỏa tình yêu thương đến mọi người
Ngay từ khi còn nhỏ, bạn hãy cho trẻ sự “cho và nhận” tình yêu thương của mình đến với người khác. Đây là yếu tố tiền đề nuôi dưỡng tâm hồn bé, giúp bé có lòng tin vào cuộc sống hơn.

Giáo dục tính cách cho trẻ để nuôi dưỡng các mối quan hệ
Hãy đọc cho trẻ những câu chuyện về tình yêu thương, sự chia sẻ, lòng bác ái giữa con người với nhau. Một phương pháp hữu ích mà bạn có thể áp dụng để giáo dục tính cách cho trẻ để bé nuôi dưỡng các mối quan hệ và thúc đẩy tính yêu thương, đồng cảm lẫn nhau.
Tính hòa đồng, yếu tố cần có tạo nên sức mạnh đoàn kết
Hòa đồng trong giao tiếp với bạn bè, trong hoạt động làm việc nhóm là một đức tinh mà bé nào cũng cần. Bạn hãy giúp trẻ hiểu rằng việc hòa đồng, hợp tác với mọi người xung quanh sẽ mang đến những giá trị đặc biệt. Đó không chỉ là cách để phát triển mối quan hệ mà còn là một phương tiện giúp bé trong cuộc sống.
.jpg)
Tính hòa đồng trong hợp tác, chìa khóa thành công
Tính hòa đồng trong hợp tác giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với bạn bè, nhanh chóng giải quyết vấn đề với sức mạnh tập thể. Bên cạnh đó, tính cách này còn giúp trẻ trở thành người giao tiếp tốt, biết tôn trọng người khác. Cho nên, bạn hãy dạy bé cách lắng nghe trong các hoạt động nhóm, rèn kỹ năng làm việc chia sẻ hướng tới thành công.
3. Giáo dục tính cách cho trẻ bằng cách gì?
Tính cách nơi trẻ được hình thành qua quá trình học hỏi và rèn luyện và ba mẹ nên là những tấm gương cho bé noi theo.
Dành thời gian cho trẻ nhiều hơn
Dù công việc có bận rộn đến mấy thì bạn cũng nên dành chút ít thời gian mỗi ngày cùng con chia sẻ. Hãy là người đồng hành cùng trẻ trong quá trình giáo dục tính cách cho trẻ. Cùng trẻ học nhiều kiến thức bổ ích về lòng yêu thương, chia sẻ là cách nuôi dưỡng tâm hồn trẻ hiệu quả nhất.

Ba mẹ hãy dành thời gian với con để hiểu được tính cách của con
Hình thành các thói quen cho trẻ
Mọi tính cách đều bắt nguồn từ những thói quen nhỏ nhất. Bạn hãy cho trẻ biết cách sạch sẽ, đọc sách, tự dọn dẹp, biết quan tâm, giúp đỡ người khác,..Lâu dần, trẻ sẽ vẫn luôn duy trì những thói quen tốt này, là nền tảng tính cách cho trẻ.
Định hướng và chỉ dẫn cho trẻ
Sở thích và đam mê rất quan trọng với mỗi người. Bạn hãy quan sát, tìm hiểu xem bé thích gì và muốn làm gì. Từ đó, bạn hãy định hướng và chỉ dẫn cho bé những kỹ năng và kiến thức cần thiết để theo đuổi đam mê đó nhé. Bé sẽ có cảm giác luôn có ủng hộ từ bạn, tránh hình thành cho bé những cảm xúc tiêu cực khi bé gặp khó khăn.
Giáo dục tính cách cho trẻ qua sở thích của con
Tính cách của cha mẹ cũng ảnh hưởng tới việc giáo dục tính cách cho trẻ
Trẻ có xu hướng bắt chước người lớn. Vì thế, trong quá trình giáo dục tính cách cho trẻ, các bậc cha mẹ nên điều chỉnh cảm xúc của bản thân để bé có thể học được những đức tính đáng quý nhất. Những cư xử nhẹ nhàng, sự tôn trọng mọi người, giúp đỡ người khác là cách dạy trẻ hiệu quả nhất.
Tránh cho trẻ tiếp xúc những sự vật mạnh mẽ
Yếu tố xung quanh cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành tính cách nơi trẻ. Là cha mẹ, bạn hãy lắng nghe, quan sát hoạt động của bé mỗi ngày. Bạn nên cho trẻ tiếp cận với những món đồ chơi lành mạnh, những quyển sách bổ ích vừa có tính giải trí vừa mạng lại kiến thức cho bé.

Máy nghe nhạc Kidpod là công cụ hỗ trợ giáo dục tính cách cho trẻ
Bạn hạn chế cho trẻ coi những video, hình ảnh và đồ chơi có tính bạo lực, không đúng với độ tuổi của bé. Bởi vì những sự vật đó dễ hình thành trong tâm trí non nớt của bé những suy nghĩ, tích cách tiêu cực. Ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé.
Ba mẹ có thể dùng thiết bị nghe nhạc và kể chuyện cho bé với máy KIDPOD hơn 1000 audio dành riêng cho trẻ em và bạn hoàn toàn kiểm soát nội dung. Bé có thể học những đức tính qua các mẩu chuyện hay và hấp dân. Đặc biệt, KIDPOD có thể dùng cho bé đến 10 tuổi.
4. Kết luận
Ngày nay, việc giáo dục tính cách cho trẻ đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Kidpod tin rằng mỗi một người làm cha làm mẹ luôn đặt nhiệm vụ giáo dục đức tính cho bé là ưu tiên hàng đầu. Hy vọng qua những chia sẻ trên thì bạn có những hiểu biết nhất định để rèn luyện và phát triển tính cách tốt và phù hợp nhất dành cho bé.
71-Lê Văn Khoa