Nội dung chính của bài viết
Ngôn ngữ website là gì? Hiện nay có bao nhiêu loại ngôn ngữ website, nó có vai trò ra sao? Và cách để kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì là như thế nào? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1.Ngôn ngữ lập trình website là gì?
Khái niệm ngôn ngữ lập trình website
Ngôn ngữ lập trình website là ngôn ngữ được chuẩn hóa theo một hệ thống các quy tắc riêng quy định các đặc tính của một trang web (trang web thông tin, trang web bán hàng, sàn thương mại điện tử,…), là công cụ giúp các nhà lập trình tạo nên một website hoàn chỉnh.
Top 6 loại ngôn ngữ lập trình website phổ biến hiện nay
- Javascript
- Python
- C/C++
- Java
- PHP
- Ruby
2.Tại sao cần quan tâm tới việc website viết bằng ngôn ngữ lập trình gì?
Như đã nói ở trên, mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có một hệ thống quy tắc riêng quy định đặc tính của một trang web với những ưu nhược điểm khác nhau, nên tùy vào việc bạn muốn tạo trang web để phục vụ mục đích gì, lập trình viên sẽ chọn ngôn ngữ lập trình (kết hợp với HTML và CSS) cho thích hợp để hình thành một website với các tính năng cần thiết.
3. 7 cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ lập trình gì?
Kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ lập trình gì theo cách thủ công
- Kiểm tra footer
Xem dưới footer của website xem có ghi thông tin của website hay mã nguồn hay không.
Độ chính xác không cao do rất ít website để footer mặc định.
- Kiểm tra đường dẫn
Đường link website thường có đuôi của nền tảng thiết kế.
Ví dụ: Website được lập trình trên nền tảng wordpress với ngôn ngữ lập trình là PHP.

- Xét tổng quan giao diện
Mỗi nền tảng thiết kế web thường có các cấu trúc và cách trình bày giao diện hơi khác nhau. Thông thường theo cách này, các website nền tảng wordpress là dễ nhận biết nhất.
Nói tóm lại, kiểm tra bằng cách thủ công đòi hỏi các bạn phải có kiến thức nhất về lập trình website và các cách này có độ chính xác rất thấp. Vì vậy, để có độ chính xác cao hơn và ngay cả những người không có kiến thức chuyên sâu cũng kiểm tra được ngôn ngữ của website thì chúng ta có 3 công cụ dưới đây.
Kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ lập trình gì tự động
Sử dụng addon Extension hỗ trợ để kiểm tra nhanh chóng ngôn ngữ website với Wappalyzer có trên cả Chrome và Cốc Cốc. Wappalyzer cho biết địa chỉ website đang truy cập thuộc nền tảng nào.
Cách cài đặt:
– Bước 1: Vào Chrome, tìm Wappalyzer.

– Bước 2: Ứng dụng sẽ hiện trong phần Chrome Web Store. Chọn Add to Chrome để cài đặt và sử dụng.

Builtwith là công cụ cho phép kiểm tra cấu trúc của website một cách đơn giản.
Chỉ cần thực hiện các bước sau:
– Bước 1: Truy cập vào trang Builtwith.com
– Bước 2: Điền địa chỉ website muốn kiểm tra vào mục “Find out what websites are Built With” và chọn Lookup.
– Bước 2: Điền địa chỉ website muốn kiểm tra vào mục “Find out what websites are Built With” và chọn Lookup.

– Bước 3: Kéo xuống phần Framework có thông tin về nền tảng thiết kế website được sử dụng từ đó biết được website viết bằng ngôn ngữ gì.

What CMS một trong những công cụ kiểm tra nền tảng website phổ biến nhất hiện nay. What CMS có thể kiểm tra được nền tảng thiết kế của hầu hết các trang web với tốc độ nhanh, khả năng chính xác 100%.
Thực hiện các bước sau:
– Bước 1: Truy cập vào trang whatcms.org
– Bước 2: Điền địa chỉ vào ô Website URL và chọn Detect CMS.
– Bước 2: Điền địa chỉ vào ô Website URL và chọn Detect CMS.

– Bước 3: Thông tin về nền tảng web trong phần CMS Detector.

Sử dụng W3Techs để tra cứu thông tin website thông qua các bước sau:
– Bước 1: Truy cập vào website W3Techs
– Bước 2: Điền địa chỉ vào ô Enter url và chọn Site info.
– Bước 2: Điền địa chỉ vào ô Enter url và chọn Site info.

– Bước 3: Thông tin về website như nền tảng thiết kế, các ngôn ngữ lập trình được sử dụng,… sẽ được hiển thị như hình.

Với 7 cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì rất đơn giản đã nêu trên hi vọng có thể giúp các bạn nhanh chóng kiểm tra được ngôn ngữ của website bạn quan tâm, từ đó tiến hành những thay đổi hoặc chỉnh sửa các tính năng sao cho phù hợp với mục đích của bạn.
Nguồn tham khảo: Got it