Nội dung chính của bài viết
– Thời đại 4.0, kinh tế và nhiều kỹ thuật số phát triển hỗ trợ nhiều tiện lợi trong cuộc sống con người. Công nghệ kỹ thuật số giúp dễ dàng tiếp xúc nhiều phương pháp giáo dục, trẻ em tiếp cận nhiều luồng kiến thức hàn lâm và trực quan hơn nhờ công nghệ 4.0.Tuy nhiên với nhiều kênh thông tin ti vi, mạng internet, tài liệu, sách báo…) nhưng các em lại chưa đủ khả năng chọn lọc, phân tích cái gì là tích cực nên làm theo và cái gì tiêu cực cần tránh.
– Bên cạnh đó vai trò của Người chăm sóc còn khiếm khuyến về kiến thức, phương pháp giáo dục con cái hay bị động trong việc tập trung vào kinh tế, thời gian dành cho trẻ rất ít, thiếu sự quan tâm và phát triển nhân cách hay kiến thức kỹ năng cho trẻ.
– Bài viết sẽ phân tích Những vấn đề về giáo dục con cái ngày nay, những hậu quả không mong muốn khi áp dụng phương pháp giáo dục sai cách.
1. Phương pháp giáo dục sai lầm gây hậu quả không tốt
1.1/ Phương pháp giáo dục “thế giới cổ tích”
– Cuộc đời không phải là một câu chuyện cổ tích. Thực tế khá khắc nghiệt. Nhiều bậc cha mẹ cố gắng để con lúc nào cũng hạnh phúc, tiếp xúc với môi trường tiện nghi, tốt đẹp. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy cuộc đời là màu hồng. Và sau đó, khi gặp điều gì không như ý, con dễ bi quan, vỡ mộng.
– Vì vậy, hãy để con trải nghiệm cả thăng lẫn trầm trong các hoạt động hằng ngày và khi tương tác với người khác. Những điều đó giúp con mạnh mẽ hơn trong cuộc sống khi trưởng thành.
1.2/ Phương pháp giáo dục “Nghiêm khắc, không chấp nhận sự thất bại của con”
– “Phụ huynh độc hại” khiến trẻ đánh mất lòng tự trọng, luôn cảm thấy mình ngu ngốc, vô dụng, không xứng đáng với điều tốt đẹp hơn. Các bậc cha mẹ phải chấp nhận ghi nhận, công nhận sự thành công cũng như chấp nhận và động viên khi trẻ thất bại, điều này sẽ giúp bé tự tin và hình thành sự cảm thông, yêu thương cả thành công và thất bại của bản thân và người xung quanh.
1.3/ Đặt cảm xúc và định kiến của bản thân lên Phương pháp giáo dục con
– Phụ huynh bạo hành con về thể xác hay lời nói đều không quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Nếu trẻ cố bày tỏ cảm xúc, chúng thường gặp rắc rối lớn hơn. Vì thế, chúng học cách giấu nỗi đau, cảm xúc buồn bã, thất vọng hay oán giận. Điều này làm cho khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, dần dần bé sẽ không chia sẽ và sẽ lệch hướng tính cách phát triển bản thân trong cuộc sống
1.4/ Phương pháp “Treo thưởng cho mọi thứ”
– Trao phần thưởng chỉ để con tham gia một việc nào đó chính là bạn đang tước mất cơ hội thành công trong tương lai của con.Nếu trẻ từ chối ăn sáng và bạn dụ con bằng phần thưởng trước hay sau khi bé ăn, lần sau con sẽ không ăn nếu không được gì.
– Vì vậy, nếu có thưởng cho trẻ khi bé làm việc gì đó, hãy giải thích rõ với con rằng mẹ chỉ làm như vậy lần này và bạn mong con tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đó vào lần sau mà không cần phần thưởng. Đồng thời việc giải thích trước khi thưởng hay phạt trẻ giúp trẻ đi đúng hướng và hiểu việc hơn.
1.5/ Phương pháp giáo dục “trực thăng bảo vệ”
– Việc đưa ra lời đề nghị giúp đỡ trẻ quá nhiều có thể sẽ nuôi dưỡng sự lười biếng và khiến trẻ thiếu động cơ để phấn đấu khi trưởng thành. Chúng ta không thể lúc nào cũng bật TV hay lấy kem đánh răng vào bàn chải sẵn cho trẻ bởi vì bạn không phải lúc nào cũng ở cạnh con được.
– Trong cuộc sống thực tế, có nhiều tình huống mà xung quanh chẳng có ai để dựa vào ngoài bản thân. Càng sớm dạy con rằng trẻ có thể tự thức dậy và rót nước uống khi khát, con bạn càng có khả năng tự lập và thành công trong tương lai.
2. 9 tính xấu của con bắt nguồn từ phương pháp giáo dục sai lầm
– Bậc phụ huynh nên nhận thức rõ, tính cách của trẻ hình thành từ một quá trình giáo dục của người chăm sóc, thói quen hằng ngày của bé.
– Phụ huynh khi nhận thấy các tính cách sai lệch trong quá trình phát triển của bé cũng cần nghiêm túc xem xét lại bản thân và phương pháp giáo dục của mình để điều chỉnh kịp thời trước khi có những hậu quả không mong muốn.
Bài viết tham khảo : https://vnexpress.net/9-tinh-xau-cua-con-bat-nguon-tu-loi-cua-cha-me-3430098.html
Điều quan trọng nhất là hãy cho con bạn biết bạn vẫn sẽ yêu con dù con có thành công đến đâu.