Nội dung chính của bài viết
Trong công nghiệp trồng trọt, một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng đó chính là phân bón hữu cơ. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện hàng loạt những loại phân bón hữu cơ khác nhau khiến bà con cảm thấy mông lung và không biết nên chọn loại phân nào phù hợp. Vậy hiểu thế nào cho đúng về các loại phân bón hữu cơ hiện nay, hãy cùng Ecolafa tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phân bón hữu cơ là gì? Công dụng của phân hữu cơ
Khái niệm phân bón hữu cơ
Là những loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn gốc, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hữu cơ, các loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng.
Công dụng của phân hữu cơ
Ưu điểm
Lợi ích đầu tiên chính là cung cấp những dinh dưỡng thiết yếu dành cho cây trồng. Bên cạnh đó còn gia tăng độ bền vững của đất. Sử dụng phân hữu cơ giúp cây trồng phát triển được tốt hơn, nâng cao năng suất.
Và bởi vì được cấu tạo bởi các yếu tố tự nhiên, phân hữu cơ thân thiện hơn với môi trường. Đảm bảo độ an toàn cho cây trồng và thành phẩm cuối cùng đạt chuẩn về độ sạch.
Nhược điểm
Các loại phân hữu cơ thường nhả chất dinh dưỡng tương đối chậm rãi. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và phát triển của cây trồng. Một số loại phân nếu không chế biến kỹ có thể tạo ra các chất độc làm hại đến đất và cây trồng.
Với các loại phân bón công nghệ cao sẽ mang giá thành cao. Ngoài ra đòi hỏi nhà nông phải có kiến thức để sử dụng đúng cách. Đối với các loại phân vi sinh nếu bón lâu ngày trong đất dễ gây tổn hại đất.
Phân bón hữu cơ gồm những loại nào?
Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:
- Phân bón hữu cơ truyền thống: phân chuồng, phân xanh, phân rác,….
- Phân bón hữu cơ công nghiệp: phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng
Phân hữu cơ truyền thống
Có nguồn gốc từ phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, rác thải, phân xanh…được chế biến bằng các kỹ thuật ủ truyền thống. Những loại phân bón hữu cơ truyền thống nhìn chung thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp
Các loại phân hữu cơ truyền thống
Mỗi loại phân hữu cơ lại có những ưu nhược điểm riêng để phù hợp với mục đích sử dụng, tuy nhiên phân hữu cơ truyền thống thường có hiệu lực chậm, nếu không chế biến cẩn thận không những mang mầm bệnh đến cho cây trồng lại còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Phân hữu cơ công nghiệp
Là những loại phân bón hữu cơ được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau theo quy trình công nghiệp với khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất ra loại phân bón có chất lượng tốt hơn, đầy đủ dưỡng chất so với nguyên liệu đầu vào và các loại phân bón hữu cơ truyền thống.
Mục đích bón phân cho đất và cây trồng
– Việc bón phân hữu cơ nhằm để cải thiện vật lý đất, tránh sự thất thoát của phân, làm tăng các vi sinh vật có trong đất để làm cho sinh vật đất mạnh lên giúp cho cây trồng khỏe mạnh hơn.
– Bón đúng cách cũng giúp cho việc sử dụng phân hữu cơ đạt kết quả tốt nhất. Trước khi bón phân hữu cơ cho cây cần phải xới đất cho cây để giúp đất có thể hấp thu và không bị thất thoát phân nhiều.
– Trong các loại phân hữu các nhà khoa học khuyên nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh là tốt nhất, nhưng cần có điều kiện cần thì vi sinh mới có thể phát huy tác dụng. Trong đất cần có đủ thức ăn cho vi sinh thì mới tốt như có thể bón phân gà, các loại phân có chứa Acid Amin nhiều, bã đậu nành,… rất tốt cho cây. Tuy nhiên cũng nên bón phân hữu cơ đúng theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, nếu bón thừa cũng không tốt cho cây trồng khiến cây bị chết, ngộ độc phân.