Nội dung chính của bài viết
Thay vì vứt bỏ rác thải nhà bếp gây ô nhiễm môi trường, mỗi nhà có thể tận dụng để tự làm phân bón vi sinh. Cung cấp chất dinh dưỡng sạch bón cho cây trồng. Các loại rác thải nhà bếp như hoa quả, cơm canh dư thừa hoặc hư hỏng, các vỏ như vỏ quả chuối, vỏ cam, xác cà phê, xác trà, vỏ trứng, các loại rau già… đều là nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng.
Đặc biệt, lá, thân, quả và vỏ chuối rất giàu kali và lân, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho các loại cây được trồng để lấy hoa và quả. Bên cạnh đó Phân bón vi sinh còn có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại cho cây, vừa mang lại lợi ích về kinh tế lại giúp bảo vệ môi trường đất.
Phân bón vi sinh là gì?
Phân bón vi sinh là phân hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích.Thay vì mua phân bón cho cây trồng các bạn có thể tận dụng nguồn rác thải từ nhà bếp để làm phân bón vi sinh cho cây, khi bạn muốn tự trồng rau sạch để sử dụng làm thức ăn.
Rác thải nhà bếp rất đa dạng có thể là vỏ chuối, vỏ cam, vỏ trứng, hoa quả dư thừa hoặc hư hỏng…hoàn toàn có thể được sử dụng để làm phân xanh bón cho cây trồng an toàn và chất lượng. Chỉ cần 1 chút kiên nhẫn là có thể hoàn thành.

Bón phân vi sinh vào đất như một vị cứu tinh, giúp cung cấp dinh dưỡng trong đất. Giúp tăng độ phì nhiều và tăng một lượng lớn vi sinh vật phân giải trong đất. Phân bón vi sinh có cơ chế trực tiếp là sản xuất Phytohormone; Cố định đạm, tăng khả năng cung cấp sắt, hòa tan photphat, siderophore, sản xuất amoniac,…
Công dụng của các loại phân bón vi sinh
1. Loại cố định đạm (Nitơ)
Vi sinh vật phân giải lân (photpho)
Photpho rất cần thiết đối với cây trồng, nó tham gia vào việc hình thành màng tế bào, axit nucleic, làm nhanh quá trình chín quả ở cây, làm tăng sự phát triển của rễ. Cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất, phân bón vi sinh có chứa các vi sinh vật chuyển hóa, phân giải hợp chất lân thành dạng dễ tiêu trong đất. Giúp cây trồng nâng cao năng suất, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt.

Loại phân giải chất hữu cơ (xenlulozo)
Phân bón vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây
Phân bón vi sinh gồm một nhóm nhiều loài vi sinh vật khác nhau, trong đó có vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, có tác dụng kích thích tăng trưởng cây trồng. Phân bón vi sinh này có tác dụng tổng hợp lên toàn bộ cây trồng từ rễ, thân, lá,…Giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất, làm tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng trọng của lượng hạt, giúp thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh…
Tham khảo thêm <<< phân bón hữu cơ eco amin
Phân bón vi sinh silicat
Là phân bón có chứa vi sinh vật hòa tan được các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá…để giải phóng các dưỡng chất như ion kali, ion silic vào trong đất trồng.
Nguyên vật liệu để ủ phân bón vi sinh tại nhà
- Thùng ủ phân (tùy vào lượng phân bón cần dùng và nguyên liệu ủ)
- Dụng cụ để khuấy như gậy, thanh tre,..
- Vòi nước
- Đất trồng không có phân hay chất hóa học và lá cây khô
- Rác thải từ nhà bếp (rau, vỏ trái cây, vỏ trứng bả cà phê, bất cứ thứ gì được làm từ bột mì, vỏ trấu, cùi bắp, giấy, trà túi lọc, gia vị cũ…)
Hướng dẫn tự làm phân bón vi sinh Các bước thực hiện làm phân bón vi sinh
Cách 1: Ủ phân bón vi sinh nâu: bao gồm các loại như rơm, mùn cưa, bã trà túi lọc, lá cây khô, vỏ trứng…
- Rải nguyên liệu để ủ phân bón vi sinh từng lớp một xuống thùng ủ, cứ mỗi lớp nguyên liệu là một lớp đất và lá khô lên trên. Để tránh thu hút ruồi, lớp cuối cùng trên mặt nên là lớp đất. Thêm nước, nên để độ ẩm từ 40 – 60%, tránh tình trạng ẩm quá hoặc khô quá thì các vi sinh vật không thể phân hủy được.
Đặt thùng ủ phân bón vi sinh gần nơi có vòi nước để bạn dễ dàng thêm nước vào khi thấy hỗn hợp quá khô.
Đậy kín nắp thùng ủ.
Ba ngày một lần bạn nên mở nắp kiểm tra và khuấy đều phân ủ. Nếu phân ủ của bạn bốc mùi hôi như rác cũ bạn nên bớt nước và thêm một ít lá cây khô vào. Nếu khô thì thêm nước và nguyên liệu xanh vào.
Sau khoảng 2-4 tuần ủ, là bạn đã có được 1 thùng phân bón vi sinh nâu sẵn sàng để bón cho cây trồng. Nếu muốn quá trình ủ nhanh hơn bạn có thể thêm vào thùng ủ men hoặc chế phẩm vi sinh vật (mua ở cửa hàng phân và thuốc trồng trọt). -
Cách ủ phân bón vi sinh nâu - Cách 2: Ủ phân bón vi sinh xanh ( bao gồm các loại như rau quả thừa, lá cây tươi, bã cafe, bã đậu, vỏ chuối…)
- Có thể gom và cắt nhỏ tất cả các loại rau quả bị hỏng, thừa, vỏ quả sau khi gọt, các cuống rau, bã cà phê, bã chè, và cỏ, lá rụng, cho hết vào thùng ủ cùng để ở góc vườn. Để ủ phân bón vi sinh, trước tiên phải có dụng cụ chứa rác hữu cơ như thùng gỗ, thùng xốp, hoặc thùng nhựa lớn đục nhiều lỗ nhỏ xung quanh để có không khí, tốt nhất nên làm hai cửa phía dưới để lấy phân thành phẩm ra ngoài.
Hàng ngày, có thể bỏ các loại rác hữu cơ vào thùng. Nếu trong thùng khô quá thì cho thêm một ít nước để tăng độ ẩm. Rác hữu cơ sẽ được phân hủy và xẹp dần xuống, sau 60 ngày, rác sẽ phân hủy thành phân bón vi sinh có độ mịn, tơi xốp, màu đen không mùi. Phân này đem bón cho cây, hoa, rau màu vô cùng tốt, rau xanh mướt, hoa nở to đẹp, cây mau lớn, cho nhiều trái.
-
Cách làm phân vi sinh từ rác thải nhà bếp
Các cách sử dụng Phân bón vi sinh
Phân bón vi sinh là loại phân có thể dùng để bón cho toàn bộ các loại cây trồng khác nhau từ cây ăn quả, chè, lúa, ngô, rau xanh, cây cảnh,…Vì tác dụng của nó chậm hơn so với phân hóa học nên đối với những loại cây trồng ngắn ngày, phân bón vi sinh chủ yếu được dùng để bón lót nhiều hơn là bón thúc.

1- Dùng trực tiếp Phân bón vi sinh
Khi cây trồng còn non và phát triển thân lá, nên lựa chọn những rác thải có nhiều đạm như vỏ hoặc đu đủ, chuối, cam bị hư hỏng, cuộng rau lá xanh như rau muống, cải, để tạo dung dịch tưới trực tiếp vào đất. Có thể cắt nhỏ vỏ chuối và vùi vào đất cạnh gốc cây hoặc xay nhuyễn rồi hòa với nước tưới vào đất bổ sung dinh dưỡng cho cây khi chúng ra hoa và quả.
2. Tạo Dung Dịch Lên Men
Có thể tạo chúng thành dung dịch đã được lên men bằng cách cắt nhỏ vật liệu này cho vào chum/vại cùng với đường tỷ lệ 1: 0,5 để lên men trong 1 tuần, sau đó chắt dịch cốt ra chai để ở nơi mát. Mỗi lần sử dụng lấy 20 – 30 g dịch cốt pha với 10 lít nước phun lên lá.
Dung dịch đã lên men là phương pháp an toàn nhất. Khi cây ra hoa, quả cần bổ sung thêm ka li từ lá, thân, quả hoặc vỏ chuối. Tiện nhất là vỏ chuối ăn xong có thể cắt nhỏ trộn vào đất cạnh gốc cây. Cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối cho cây trồng, giúp cây phát triển khỏe mạnh, chống chịu được sự tấn công của sâu bệnh hại

- Chú ý: Chọn nơi nắng tốt nhất và đặt thùng ủ trên đất thay vì trên nền xi-măng để bảo đảm các vi khuẩn hữu ích và giun có thể đi vào thùng ủ.
- Lưu ý khi sử dụng phân vi sinhMuốn đạt được hiệu quả khi dùng phân bón vi sinh thì bạn nên hạn chế dùng phân hóa học. Bản chất của phân bón hữu cơ vi sinh đó là tồn tại rất nhiều vi sinh vật có ích còn sống vì vậy chúng ta KHÔNG được sử dụng các chất, thuốc, phân … có tính oxy hóa cao để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh vì như thế sẽ gây chết các vi sinh vật đó. Thời gian tốt nhất để tạo khoảng cách cho 2 lần sử dụng những loại thuốc hoặc phân khác nhau đó là 2 tuần. Phân bón vi sinh bao gồm những loại vi sinh vật sống hoạt động nên cũng không để lâu được. Bạn cần phải bảo quản nó ở nơi thoáng mát, nếu mùa hè thì để được 1 tháng, mùa đông thì để được 1,5.
Kết Luận:
Mong rằng bài viết trên đây sẽ hữa ích và giúp bạn tự làm phân bón vi sinh tại nhà từ rác thải nhà bếp hàng ngày, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm kinh tế và thu hoạch được những sản phẩm sạch. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm, hãy gọi ngay đến đường dây nóng của chúng tôi hotline: 0918040161. Chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn hoàn toàn miễn phí. Hoặc bạn có thể gửi những thắc mắc của mình về địa chỉ Email: info@ecolafa.com.
Xem thêm<<< Phân bón cây rau – Cách sử dụng phân bón hữu cơ cho cây rau đúng cách