Hướng dẫn cách xử lý giá thể mụn dừa mới nhất năm 2021

Mụn dừa là nguyên liệu Làm giá thể phù hợp với nhiều loại cây như rau mầm, rau thủy canh, hoa lan. Tuy nhiên, nhiều người chưa có kinh nghiệm khi dùng giá thể mụn dừa, cây bị còi cọc hoặc lụi mà không biết nguyên nhân do chính mụn dừa thô chưa qua xử lý. Ecolafa sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý mụn dừa để trồng cây đạt hiệu quả cao nhất nhé! 

Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu mụn dừa là gì.

Mụn dừa là gì?

Mụn dừa là phần bột trong vỏ quả dừa (chiếm 70% khối lượng vỏ dừa). Vỏ dừa được cấu tạo gồm phần xơ – gọi là xơ dừa và phần bột – gọi là mụn dừa. Vỏ dừa đem nghiền nát, sau đó sàng, lọc loại bỏ phần xơ, ta sẽ thu được mụn dừa (1).

Mụn dừa làm giá thể trồng cây

Tại sao mụn dừa chưa qua xử lý làm chết cây?

Mụn dừa thô chứa lượng lớn tannin, lignin, natri, kali làm cản trở quá trình hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây, các chất này ở nồng độ cao sẽ làm chết cây. Chỉ số EC (độ dẫn điện) của mụn dừa thô là khoảng 2 – 6 mS/cm – quá cao đối với cây trồng (2).

Mụn dừa chưa xử lý có thể làm chết cây

Làm thế nào để nhận biết mụn dừa đã xử lý?

Rất khó để phân biệt mụn dừa thô và mụn dừa đã xử lý phù hợp với cây trồng chỉ bằng nhận biết cảm quan bên ngoài. Vì vậy, tốt nhất bạn nên mua các sản phẩm mụn dừa đã xử lý của các nhà sản xuất uy tín. Thông thường, mụn dừa thô có màu vàng nhạt, mụn dừa đã qua xử lý có màu nâu đỏ.

dùng máy đo EC và pH để xác định mụn dừa chưa qua xử lý

Để nhận biết chính xác, bạn có thể dùng máy đo chỉ số pH và EC. Mụn dừa đã chưa qua xử lý thường có độ pH 5,5 – 6,5 và độ EC > 1. Mụn dừa đã xử lý tốt để làm giá thể trồng cây thường có độ pH 6 – 7 và độ EC <= 0,5.

Cách xử lý mụn dừa trước khi làm giá thể trồng cây.

Xử lý mụn dừa thô để có mụn dừa tốt để làm giá thể không khó nhưng hơi mất thời gian, vì vậy nếu bạn là người bận rộn, hãy mua các sản phẩm mụn dừa chất lượng cao nhé! Quy trình xử lý mụn dừa thô gồm 4 bước.

Mục đích của bước này là để các hợp chất các-bon hi-đrát dễ phân hủy đạt đến độ ổn định, giúp mụn dừa đạt được dộ bền và ổn định cần thiết, đồng thời diệt các mầm bệnh,  nấm, mốc trong mụn dừa. Các sản phẩm mụn dừa bán sẵn thường được phơi khá lâu trong quá trình sản xuất, nhưng để yên tâm hơn, bạn có thể phơi mụn dừa từ 1 - 3 ngày nhé. Còn nếu bạn tự làm mụn dừa từ vỏ dừa thì bước này là bắt buộc.
Mục đích của bước này là để loại bỏ ion Na+, K+, lignin trong mụn dừa thô. Bạn ngâm mụn dừa thô trong nước vôi trong từ 5 - 7 ngày. Bạn sẽ thấy nước vôi trong chuyển từ màu trắng đục sang màu vàng nhạt. Sau đó, bạn xả sạch mụn dừa bằng nước.
Mục đích của bước này là để loại bỏ nốt tanin và các muối tan trong nước còn sót lại trong mụn dừa sau bước 2. Bạn ngâm mụn dừa trong nước sạch từ 2 - 3 ngày, đến khi nào nước có màu nâu đậm là được.
Sau khi ngâm mụn dừa xong, bạn hãy xả sạch mụn dừa bằng nước sạch từ 3 - 5 lần là mụn dừa đã sẵn sàng để dùng làm giá thể trồng cây rồi đấy! Nếu bạn muốn bảo quản để dùng trong thời gian dài thì hãy phơi khô, cất trong bao kín, để ở nơi thoáng mát là được.

Lời kết

Bạn đã biết rõ mụn dừa là gì, tại sao phải xử lý mụn dừa trước khi làm giá thể trồng cây và quy trình xử lý mụn dừa rồi đúng không! Cách xử lý rất đơn giản nhưng lại tốn khá nhiều thời gian.

Vì thế, Ecolafa có sản phẩm mụn dừa đã qua xử lý, dùng ngay để làm giá thể trồng cây, phù hợp với các loại rau thủy canh và hoa lan, giúp bạn tiết kiệm thời gian chăm sóc cho khu vườn của mình. Ecolafa lại đang ưu đãi 20% cho sản phẩm này đấy, nhận ngay voucher bên dưới nhé!

Xem thêm:

Xác định độ pH trong giá thể xơ dừa trồng cây
Chỉ số EC trong giá thể quyết định điều gì?
Sử dụng giá thể trồng cây – 4 sai lầm & 4 câu hỏi thường gặp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *