Kế hoạch chuẩn bị mang thai không phải của riêng ai trong nhà

Quá trình mang thai và sinh con nếu được chuẩn bị chu đáo và lên kế hoạch từ trước khi mang bầu sẽ giúp cho quá sinh mang thai và sinh nở diễn ra thuận lợi, giúp em bé sinh ra khỏe mạnh và dễ nuôi hơn. Vì vậy các bố mẹ hay lên kế hoạch tốt cho cuộc hành trình quan trọng này nhé.

CHUẨN BỊ VỀ SỨC KHỎE

Khám sức khỏe toàn diện

Sức khỏe của cả bố và mẹ đều có ảnh hướng đến quá trình thụ thai và sinh ra một em bé khỏe mạnh. Vì vậy để chuẩn bị cho kế hoạch mang thai của mình, các bố mẹ cần làm những việc sau:

  • Khám sức khỏe sinh sản

Kế hoạch chuẩn bị mang thai

Khám sức khỏe sinh sản trước khi mang thai

Việc khám sức khỏe sinh sản không chỉ giúp những ông bố bà mẹ tương lai xác định được tình trạng sức khỏe của mình có đủ điều kiện đảm bảo cho quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi, mà bạn còn có thể nhận được những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia, bác sĩ, giúp tăng khả năng thụ thai vào thời điểm mong muốn.

Vì vậy hãy tìm cho mình một địa chỉ cơ sở y tế uy tín, một chuyên gia, bác sĩ đáng tin cậy để được khám và đưa ra những lời khuyên hữu ích

  • Kiểm tra các bệnh di truyền

Việc xét nghiệm và sàng lọc các bệnh di truyền trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo quá trình mang thai và sinh nở diễn ra được an toàn, thuận lợi. Nếu trong lịch sử gia đình chồng hoặc vợ đã từng có lịch sử ai đó mắc 1 chứng bệnh di truyền, các bác sĩ sẽ tư vấn những biện pháp an toàn nhất để kiểm soát, hạn chế hoặc đưa biện pháp phù hợp nhất nếu bạn muốn có con.

Kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai

Kiểm tra các bệnh di truyền trước khi mang thai

Quá trình kiểm tra này cũng có thể phát hiện ra những khiếm khuyết trong gen di truyền của bố hoặc mẹ có thể ảnh hưởng đến đời con. Rất nhiều cặp vợ chồng xảy thai nhiều lần không rõ nguyên nhân, sau khi thăm khám và kiểm tra rất nhiều lần thì phát hiện ra là di khiếm khuyết trong gen của bố hoặc mẹ.

Y học hiện nay phát triển, rất nhiều bệnh hoặc khiếm khuyết trong gen của bố hoặc mẹ đều có thể được kiểm soát ở mức thấp nhất khả năng truyền sang con. 

  • Kiểm soát các bệnh mãn tính (nếu có)

Nếu bạn đang mắc phải một trong những chứng bệnh mãn tính như tuyến giáp, cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan B, động kinh… hãy đến những cơ sở y tế uy tín thăm khám kiểm soát tình trạng bệnh và được các chuyên gia, bác sĩ cho bạn những lời khuyên tốt nhất.

Dừng các biện pháp tránh thai

Kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai

Dừng các biện pháp tránh thai trước khi dự định mang thai ít nhất 3-6 tháng

Nhìn chung, hầu hết các biện pháp tránh thai đều không có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình mang thai. Tuy nhiên có một vài trường hợp đặc biệt, như một số loại thuốc tránh thai sau khi ngừng sử dụng một vài tháng thì cơ quan sinh sản mới hoạt động trở lại bình thường được. Vì vậy nếu có kế hoạch có thai, bạn cần ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai trước đi một vài tháng.

Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh

Sức khỏe, tâm lý của cả chồng và vợ đều có ảnh hưởng đến chất lượng của trứng và tinh trùng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ thai cũng như sức khỏe của em bé sau này.

Vì vậy, để có thể tăng khả năng có thai, và sinh ra những em bé khỏe mạnh các bố mẹ hãy xây dựng một số độ dinh dưỡng lành mạnh: bổ sung những thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng, tránh xa những đồ có hại cho sức khỏe như: đồ uống có cồn, cafe, thuốc lá, đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga… ít nhất 6 tháng trước khi mang thai.

Kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai

Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh trước khi mang thai

Ngoài ra, các bạn cũng cần có một chế độ tập luyện hợp lý, để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, và có một cân nặng lý tưởng trước khi mang thai. 

Nếu người mẹ bị béo phì thì có thể gặp một số biến chứng khi mang thai như tiều đường, tăng huyết áp thai kỳ, cùng nguy cơ sinh mổ, sinh non, sảy thai và dị tật thai nhi tăng cao. 

Bên cạnh đó các thành viên khác trong gia đình cũng cần giúp cho các bố mẹ tương lai giữ được tâm lý thư giãn, thoải mái, tránh gây áp lực, stress kéo dài ảnh hưởng đến khả năng  thụ thai và sức khỏe của em bé sau này. 

Bổ sung vitamin 

Kế hoạch chuẩn bị mang thai

Bổ sung vitamin và khoáng chất khi chuẩn bị mang thai

Trong vòng 3 tháng trước khi mang thai và 1 tháng trước khi sinh, người mẹ cần bổ sung viên sắt và axit folic để phòng tránh các dị tật về ống thần kinh. Ngoài ra, iot cũng rất cần thiết trước và trong quá trình mang thai.

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại vitamin được khuyến cáo nên dùng trước khi mang thai để cả mẹ và bé có được sức khỏe tốt nhất. Để được tư vấn tốt nhất với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, hãy liên hệ ngay với chuyên gia của chúng tôi tại đây

CHUẨN BỊ VỀ TÂM LÝ

Kế hoạch chuẩn bị mang thai

Chuẩn bị về tâm lý trước khi mang thai

Việc có thêm một thành viên mới trong gia đình có thể sẽ mang đến cho  cuộc sống gia đình của bạn một vài xáo trộn trong sinh hoạt, giờ giấc. Có thể bạn sẽ không còn nhiều thời gian riêng cho bản thân, cho bạn bè, cho những bữa tiệc hay cafe cuối tuần, mà sẽ rất bận rộn với lịch trình ăn uống ngủ nghỉ dày đặc và có thể hơi thất thường của một em bé sơ sinh.

Vì vậy hãy tìm hiểu những khóa học, hay đọc những cuốn sách, tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước để đảm bảo hai bạn không bị “bỡ ngỡ” khi xuất hiện thêm 1 thành viên mới trong nhà. 

Đồng thời, hãy đảm bảo rằng các bạn sẽ đồng cảm, chia sẻ những niềm vui, cũng như những bận rộn cùng nhau trong quá trình cùng nuôi con khôn lớn trường thành.

CHUẨN BỊ VỀ TÀI CHÍNH

Kế hoạch chuẩn bị mang thai

Chuẩn bị về tài chính trước khi mang thai

Khi mang thai, chi phí cho việc bồi bổ sức khỏe cho 2 vợ chồng, khám thai sinh nở, rồi chi phí phát sinh khi có em bé như ăn uống, bỉm sữa, đi lại, khám chữa bệnh… là rất lớn. Ngoài ra sau khi bé lớn hơn 1 chút, chi phí cho con đi học cũng chiếm một khoản không nhỏ. Vì vậy trước khi mang thai, các bạn cần chuẩn bị trước một khoản tài chính cho việc này. 

Việc cắt giảm chi tiêu không cần thiết, gửi tiền tiết kiệm, hoặc mua bảo hiểm có thể giúp bạn dự trù được một khoản tài chính cho tương lai, để đảm bảo sau này con sẽ có được những điều kiện tốt nhất từ ăn uống, sức khỏe, đến học hành, thực hiện ước mơ hoài bão lớn của con khi trưởng thành.

TĂNG KHẢ NĂNG THỤ THAI

Ngoài việc tăng chất lượng trứng và tinh trùng bằng những biện pháp đã nói ở trên, thì việc giúp tinh trùng gặp được trứng sẽ tăng khả năng thụ thai.

Kế hoạch chuẩn bị mang thai

Tăng khả năng thụ thai

Tinh trùng có khả năng sống trong dạ con từ 2-5 ngày tùy vào môi trường trong cơ thể của người mẹ. Trừng sau khi rụng chỉ tồn tại được trong tử cung từ 12-24 giờ. Vì vậy, việc quan hệ trong thời kỳ rụng trứng sẽ giúp tăng khả năng mang thai cao hơn.

Đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, thì thời kỳ rụng trứng là trong khoảng từ ngày thứ 12-16 trước khi chu kỳ tiếp theo bắt đầu. Để có thể biết được chính xác chu kỳ rụng trứng, bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ để biết được chính xác nhất.

Chúc các bố và các mẹ sớm có em bé như mong muốn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *