Nội dung chính của bài viết
- 1. Kế hoạch kinh doanh là gì?
- 2. Vai trò của kế hoạch kinh doanh với doanh nghiệp
- 3. Các loại kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
- 3.1. Kế hoạch kinh doanh Khởi nghiệp (Start-Up Business Plans)
- 3.2. Kế hoạch kinh doanh Nội bộ (Internal Business Plans)
- 3.3. Kế hoạch kinh doanh Chiến lược (Strategic Business Plans)
- 3.4. Kế hoạch kinh doanh Khả thi (Feasibility Business Plans)
- 3.5. Kế hoạch kinh doanh Hoạt động (Operations Business Plans)
- 4. Các thành phần cơ bản trong một kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là thứ rất quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường. Hãy cùng tìm hiểu kế hoạch kinh doanh là gì cũng như những vai trò quan trọng mà nó mang lại cho doanh nghiệp trong bài viết này.
1. Kế hoạch kinh doanh là gì?
Còn gọi là Business Plan, là một bản kế hoạch được xây dựng đầy đủ, chi tiết quá trình, các hoạt động, chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, công ty trong một khoảng thời gian nhất định.
Thông thường thì người lên kế hoạch kinh doanh sẽ là người đứng đầu (chủ doanh nghiệp), giám đốc hoặc trưởng phòng kế hoạch, Marketing… Bản kế hoạch được xây dựng rõ ràng, chi tiết, sát với thực tế thì khả năng thành công sẽ cao hơn rất nhiều.

2. Vai trò của kế hoạch kinh doanh với doanh nghiệp
2.1. Thể hiện rõ đường lối, mục tiêu của doanh nghiệp
Mỗi công ty đều cần phải xác định được tầm nhìn, sứ mệnh cũng như giá trị cốt lõi trong phương thức hoạt động. Từ đó sẽ xây dựng được mục tiêu dài hạn của công ty. Và được thực hiện thông qua các kế hoạch các mục tiêu ngắn hạn được triển khai, kết hợp lại với nhau.
Và để cụ thể hóa, mô tả chi tiết công việc để đạt được những mục tiêu đó thì các doanh nghiệp cần phải lập ra kế hoạch kinh doanh. Nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng kết nối, liên kết giữa mục tiêu với chiến một cách dễ dàng.
2.2. Trọng tâm của chiến lược kinh doanh trong một doanh nghiệp
Ví dụ bạn muốn khởi nghiệp, muốn StartUp thì trước hết bạn phải biết thị trường mà mình đang hướng tới. Tiếp theo phải xác định được bản sắc cho doanh nghiệp của mình cũng như cách để xây dựng bản sắc đó một cách rõ ràng.
Nó sẽ được triển khai dựa trên thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới cũng như các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường đó.
2.3. Thể hiện mức độ ưu tiên
Một doanh nghiệp sẽ có nhiều kế hoạch ngắn hạn được sắp xếp lại với nhau theo trình tự thời gian với các công việc, mức độ ưu tiên khác nhau. Giống như việc để đi từ tầng 1 lên tầng 5 thì bạn phải đi từng tầng một, việc nhảy cóc là không thể.
Do đó khi lên kế hoạch kinh doanh cũng là lúc bạn xác định được công việc nào cần phải làm trước, ưu tiên theo mức độ quan trọng, từ đó sẽ có sự phân chia thời gian, nhân lực, công việc cho phù hợp.

2.4. Quản lý rủi ro & Tiết kiệm tối đa chi phí
Khi đã lên được sườn cơ bản cho một kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ tạo ra những tình huống, rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Từ đó xây dựng được kế hoạch dự phòng để đảm bảo tiến độ triển khai kế hoạch luôn trong tầm kiểm soát.
Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tính được cụ thể chi phí rủi ro, giảm thiểu tối đa những phát sinh quá lớn trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Đồng thời khi có kế hoạch rõ ràng thì các phòng ban, nhân lực thực hiện kế hoạch đó sẽ có cách sử dụng ngân sách một cách hiệu quả, tránh hiện tượng hao hụt cũng như “Vung tay quá trán” khi chi tiêu.
2.5. Thúc đẩy tinh thần trách nhiệm
Để kế hoạch kinh doanh được triển khai, thực hiện cũng như bám sát tiến độ thì tất cả nguồn nhân lực tham gia trong đó đều phải có tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy nhau cùng cố gắng, hoàn thiện mỗi ngày.
2.6. Thu hút nhà đầu tư
Các bạn hẳn đã biết tới chương trình Shark Tank Việt Nam, nơi những StartUp tìm tới để kêu gọi các Shark đầu tư vào doanh nghiệp của mình.
Và một thực tế rõ ràng rằng, những StartUp khi thuyết trình với một bản kế hoạch chi tiết, số liệu cụ thể, mục tiêu rõ ràng, chiến lược trọng tâm sẽ luôn thu hút được sự chú ý, đánh giá cao từ các Shark.

3. Các loại kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
3.1. Kế hoạch kinh doanh Khởi nghiệp (Start-Up Business Plans)
Nếu bạn là StartUp và kêu gọi vốn từ nhà đầu tư thì nên chú trọng việc xây dựng chi tiết các bước để thành lập doanh nghiệp mới với Kế hoạch kinh doanh Khởi nghiệp. Kế hoạch này bao gồm:
- Mô tả thông tin doanh nghiệp
- Các sản phẩm, dịch vụ
- Phân khúc thị trường
- Cơ cấu quản lý trong đội nhóm
- Báo cáo tài chính
- Thu nhập, lợi nhuận và dự báo dòng tiền
- Định giá của doanh nghiệp
- Mức kêu gọi đầu tư
Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết, có con số, công thức tính rõ ràng thì khả năng nhà đầu tư quyết định rót vót càng cao.
3.2. Kế hoạch kinh doanh Nội bộ (Internal Business Plans)
Dành cho một nhóm đối tượng cụ thể trong doanh nghiệp như phòng Marketing, phòng Bán hàng… Kế hoạch này sẽ mô tả thực trạng hiện tại của doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động cũng như khả năng sinh lời, rồi tính toán mức độ khả thi có cao không và thực hiện bằng cách nào.
3.3. Kế hoạch kinh doanh Chiến lược (Strategic Business Plans)
Thường có thời gian dài từ 5 năm trở lên và xoay quanh tầm nhìn, giá trị cốt lõi và sứ mệnh của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra mục tiêu dài hạn, ngắn hạn và các kế hoạch kinh doanh cần thiết để đáp ứng mục tiêu đó.
Kế hoạch này giống như một bức tranh mô phỏng lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và mỗi nhân viên chính là một gam màu, một phần không thể thiếu trong đó. Giúp truyền cảm hứng, tạo động lực để mọi người cùng nhau cố gắng, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
3.4. Kế hoạch kinh doanh Khả thi (Feasibility Business Plans)
Đây là một kế hoạch hay giải pháp dự phòng để biến một sản phẩm, dịch vụ tạo ra lợi nhuận nhanh chóng để khẳng định hay củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Kế hoạch kinh doanh khả thi sẽ trả lời 2 câu hỏi:
- Ai? Nhóm đối tượng nào sẽ mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp?
- Nhóm đối tượng đó có thể mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp hay không? Lợi nhuận như thế nào?
3.5. Kế hoạch kinh doanh Hoạt động (Operations Business Plans)
Chính là kế hoạch Nội bộ bao gồm tất cả những yếu tố liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. Một kế hoạch Hoạt động sẽ thể hiện được sự đóng góp, công việc của các nhân viên gồm chi tiết các mốc thời gian và Deadline cụ thể.

4. Các thành phần cơ bản trong một kế hoạch kinh doanh
- Mô tả tổng quát: Bao gồm mục tiêu, chiến lược cùng thông tin về ban lãnh đạo, các phòng ban, nhân viên, hoạt động và vị trí của doanh nghiệp.
- Sản phẩm và dịch vụ: Mà Doanh nghiệp sẽ cung cấp bao gồm giá cả, vòng đời sản phẩm và lợi ích, giá trị mang lại cho khách hàng.
- Phân tích thị trường: Một doanh nghiệp muốn thành công thì phải biết được thị trường của mình như thế nào? Đâu là đối thủ cạnh tranh cũng như điểm mạnh và điểm yếu của họ ra sao?… Từ đó sẽ tìm ra được hướng phát triển phù hợp cho doanh nghiệp.
- Chiến lược Marketing: Phần này sẽ mô tả cách thức mà doanh nghiệp tiếp cận, thu hút và giữ chân khách hàng. Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định được kênh truyền thông của mình, từ đó xây dựng lên các chiến dịch quảng cáo, Marketing phù hợp.
- Kế hoạch tài chính: Bao gồm tình hình tài chính hiện tại cũng như dự đoán trong tương lai.
- Ngân sách: Bao gồm các chi phí liên quan tới nhân sự, sản xuất, Marketing và bất ký chi phí nào liên quan tới hoạt động kinh doanh.
Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết “Kế hoạch kinh doanh là gì” sẽ giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng của một kế hoạch kinh doanh đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Là tiền đề, nền móng để bạn có thể xây dựng một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.
Nguồn: https://tiepthiinternet.com/