Nội dung chính của bài viết
Ngày càng có nhiều nhà bán tham gia kinh doanh trên Shopee vậy những người mới bắt đâu sẽ cần lưu ý những khó khăn gì trước khi xác định bán trên nền tảng này?
Xây dựng shop và sản phẩm – khó khăn đầu tiên của người mới bắt đầu kinh doanh trên Shopee
Không đăng được sản phẩm thậm chí còn bị phạt
Để đăng tải một sản phẩm lên hệ thống của Shopee người mới bắt đầu kinh doanh sẽ cần phải tham khảo kỹ những quy định đăng sản phẩm. Nếu sản phẩm đăng bán vi phạm quy định, về cơ bản Shopee sẽ có những mức độ xử lý như sau:
- Tạm khóa sản phẩm: đây là mức độ phạt nhẹ nhất, bạn cần chỉnh lại thông tin đăng bán
- Xóa sản phẩm: nếu chỉnh sửa sản phẩm bị tạm khóa không đúng thời hạn hoặc chỉnh sửa chưa đúng quy định nhiều lần thì sản phẩm sẽ tự động bị xóa khỏi hệ thống Shopee
- Sao quả tạ: là công cụ tính điểm phạt của Shopee, điểm phạt càng lớn Shopee sẽ càng hạn chế hoạt động của shop
- Xóa shop: khi shop có nhiều sao quả tạ hoặc vi phạm lỗi nghiêm trọng Shopee sẽ xét đến việc xóa hoàn toàn shop đó ra khỏi hệ thống
Khó khăn khi tiếp cận khách hàng trên Shopee của người mới bắt đầu
Trước khi bắt đầu kinh doanh trên Shopee có rất nhiều người bán tưởng rằng chỉ cần tạo lập shop rồi đăng sản phẩm của mình lên là sẽ có khách mua và sẽ có thể bán được hàng nghìn sản phẩm như các shop lớn khác. Thực tế thì không phải như vậy, trên các diễn đàn hiện có nhiều nhà bán phải than rằng không có khách dù đã bán một thời gian.
Một khó khăn khác mà người mới bán hàng trên Shopee cần biết là kể cả khi sản phẩm của bạn đã chuẩn SEO về tên, hình ảnh và nội dung mô tả… thì cũng không có nghĩa là khách hàng sẽ tìm thấy sản phẩm của bạn. Lý do là vì Shopee có quy định về thứ tự ưu tiên hiển thị sản phẩm, nếu không nắm vững được thông tin này các sản phẩm của shop mới sẽ khó mà tiếp cận được khách hàng.
Khó khăn khi vận hành kinh doanh trên Shopee với người mới bắt đầu
Quản lý chi phí vận hành và dòng tiền khi bắt đầu kinh doanh trên Shopee
Dù có bán được nhiều hàng trên Shopee nhưng người mới bắt đầu sẽ gặp nhiều trường hợp không có lãi do không kiểm soát tốt các chi phí. Chi phí khiến nhà bán mới khó kiểm soát nhất chính là chi phí hoạt động trên sàn và chi phí quảng cáo của sàn.
Đối với chi phí hoạt động trên sàn, theo thời gian Shopee sẽ ngày càng nâng cao mức phí sàn cùng nhiều chương trình buộc nhà bán trích bỏ nhiều tiền hơn.
Đối với chi phí quảng cáo, Shopee thường trừ tiền quảng cáo nếu khách hàng click xem sản phẩm của bạn dù mua hàng hay không. Vậy nên nếu lựa chọn hình thức quảng cáo không giới hạn mà không quản lý tốt thì nhiều người mới bắt đầu kinh doanh trên Shopee sẽ gặp phải trường hợp phí quảng cáo bị đội lên cao và bán không lãi.
Quản lý đơn hàng – chuyện khó khăn thường gặp khi kinh doanh Shopee của người mới bắt đầu
Trong thực tế, có rất nhiều phát sinh hoặc rắc rối mà người kinh doanh Shopee sẽ gặp phải khi quản lý đơn hàng, điển hình có thể kể đến như đơn vị vận chuyển không đến lấy hàng đúng quy định, khách hàng đặt đơn rồi không nhận hàng, hàng trong quá trình vận chuyển bị thất lạc hoặc hư hỏng…
Với những trường hợp như ở trên thì trước khi bắt đầu bán trên Shopee người mới bắt đầu nên chuẩn bị trước tinh thần và sẵn sàng có phương án giải quyết nhằm hạn chế tổn thất cho shop của mình.
Nhiều đối tượng lừa đảo – vấn đề cần đối mặt khi bán hàng trên Shopee mà người mới bắt đầu nên biết
Các hình thức lừa đảo trên Shopee hiện nay là vô cùng đa dạng, đối tượng có thể đóng giả là khách hàng thực hiện trả giá sản phẩm với giá cực kỳ rẻ, nếu nhà bán lơ là chấp nhận thì có nghĩa là sẽ phải bán hàng với giá lỗ. Mặt khác nếu không gửi đúng hàng cho đối tượng lừa đảo để không tổn thất về hàng, shop dễ bị đối tượng đánh giá kém, khiến chỉ số bán hàng của sản phẩm và của shop giảm.
Cũng có trường hợp nhiều khách hàng đã nhận được sản phẩm đẩy đủ và nguyên vẹn vẫn cố tình khiếu nại hư hỏng để shop đứng ra bồi thường thiệt hại. Trong những trường hợp như vậy Shopee gần như không hỗ trợ người bán xác minh mà thường ưu tiên lợi ích của người mua. Do đó người bán mới sẽ cần rất thận trọng và chuẩn bị sẵn kịch bản ứng phó với những tình huống đó/
Tư vấn không ngừng nghỉ 24/7
Khác với công việc bán hàng truyền thống, thời gian hoạt động mua sắm diễn ra trên Shopee là 24/7, thậm chí những khung giờ nghỉ ngơi lại là thời gian lý tưởng cho hoạt động này diễn ra. Nhiều trường hợp khách hàng sẵn sàng mua hàng tại nơi khác vì không thấy shop phản hồi ngay câu hỏi của mình.
Do đó, người mới bắt đầu kinh doanh sẽ cần lưu ý bố trí thời gian hợp lý để tư vấn và xử lý đơn hàng hiệu quả, tránh làm giảm tương tác với khách hàng và ảnh hưởng không tốt đến chỉ số hoạt động của shop.
Thị trường cạnh tranh khốc liệt – thách thức lớn nhất khi kinh doanh trên Shopee của người mới bắt đầu
Có thể nói thị trường kinh doanh trên nền tảng online nói chung và trên Shopee nói riêng là cực kỳ khốc liệt. Bằng chứng là thị trường này có sự tham gia của hàng triệu triệu các nhà bán lớn nhỏ khác nhau và các đối thủ có thể sẵn sàng dùng đủ các thủ đoạn để vượt qua bạn.
Cạnh tranh về sản phẩm
Trên sàn Shopee gần như là rất khó để bạn có thể bán độc quyền sản phẩm, khi thấy sản phẩm của bạn kinh doanh đang có xu hướng bán tốt, sẽ có rất nhiều đối thủ sẵn sàng sử dụng tool copy để sao chép thông tin sản phẩm của bạn nhằm biến nó thành thông tin của mình rồi đầu tư mạnh quảng cáo hơn. Hậu quả là khách hàng có thể sẽ lầm tưởng và mua sản phẩm từ đối thủ của bạn.
Một hình thức cạnh tranh về sản phẩm khác chính là đối thủ sẽ làm nhái thương hiệu sản phẩm của bạn và bán với giá rẻ gấp nhiều lần. Như vậy, những khách hàng quan tâm đến yếu tố giá cả sẽ dễ quyết định mua sản phẩm của đối thủ hơn là của bạn.
Đối thủ sẵn sàng chơi xấu – khó khăn nan giải của người mới bắt đầu kinh doanh Shopee
Trước khi kinh doanh trên shopee người mới bắt đầu cần phải chuẩn bị tâm lý và kịch bản khi bị đối thủ chơi xấu nhằm hạ bệ uy tín sản phẩm và shop mình.
Một trong những hình thức phổ biến mà đối thủ thường thường áp dụng hiện nay có thể nhắc tới đó là đóng giả là khách hàng mua sản phẩm của bạn rồi đánh giá chất lượng sản phẩm kém. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến chỉ số vận hành của shop trên Shopee mà còn khiến cho khách hàng không muốn mua sản phẩm khi nhìn thấy những phê bình gay gắt ấy.
Một hình thức phổ biến khác chính là đối thủ đặt nhiều đơn hàng ảo trên shop của bạn rồi không nhận hàng gây tổn thất hàng trong quá trình vận chuyển hoặc đẩy shop của bạn vào trạng thái buộc phải hủy đơn hàng hoặc phải xử lý khiếu nại từ đó khiến chỉ số hoạt động hiệu quả của shop bị giảm thậm chí là bị Shopee phạt dù lỗi không thuộc về bạn.
Kết luận
Bán hàng Shopee luôn là tạo nên nhiều cơ hội hấp dẫn đối với nhiều người nhưng sẽ có rất nhiều khó khăn cần những người mới bắt đầu kinh doanh trên Shopee phải vượt qua. Chỉ có nắm vững thông tin thị trường, chuẩn bị kỹ lưỡng chiến lược kinh doanh mới tạo được nền tảng phát triển giúp người mới bắt đầu tận dụng tốt những cơ hội kinh doanh trên nền tảng 4.0 này.