[FREE] Khóa học Adobe Hấp Dẫn 2021

khoa-hoc-adobe-2021
                                                    Khóa học Adobe miễn phí hấp dẫn

Bạn có đang sử dụng công cụ Photoshop với biểu tượng ô vuông có chữ Ps, Illustrator với biểu tượng ô vuông có chữ Ai hoặc công cụ chỉnh sửa video như Premiere, After Effect? Vâng! Đó chính là phần mềm được sử dụng nhiều nhất của Adobe hiện nay. Bên cạnh đó, Adobe còn rất nhiều phần mềm hữu ích khác về thiết kế, dựng phim,… được đông đảo mọi người đón nhận.

1. Adobe là gì?

Tập đoàn Adobe (tiếng Anh: Adobe Systems Incorporated) là một tập đoàn phần mềm máy tính của Hoa Kỳ có trụ sở chính đặt tại San Jose, California, Hoa Kỳ.

Nếu là lần đầu tiên đến với Adobe, chắc chắn các bạn sẽ bị choáng ngợp trước số lượng các phần mềm ở đây. Adobe hiện đang là một trong 10 hãng sản xuất phần mềm lớn nhất trên thế giới hiện nay.

2. Các phần mềm thuộc Adobe

Adobe có rất nhiều loại phần mềm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tất cả các phần mềm này được quản lý chung trên nền tảng điện toán đám mây bằng Adobe Creative Cloud (Adobe CC).

cac-phan-mem-thuoc-adobe
                                                      Các loại phần mềm thuộc Adobe

Với hệ thống số phần mềm lớn, Adobe gần như bao phủ mọi loại thiết kế. Nó đáp ứng được đầy đủ tất cả những yêu cầu cần thiết và đã trở thành công cụ không thể thiếu trong thiết kế.

  • Adobe Photoshop
  • Adobe Lightroom
  • Adobe InDesign
  • Adobe Illustrator
  • Adobe Acrobat
  • Adobe Dreamweaver
  • Adobe Contribute
  • Adobe Muse
  • Adobe Flash Builder
  • Adobe Flash
  • Adobe Edge
  • Adobe Premiere Pro
  • Adobe Premiere Elements
  • Adobe After Effects
  • Adobe Prelude
  • Adobe Spark Video
  • Adobe Captivate
  • Adobe Presenter Video Express
  • Adobe Connect (cũng là nền tảng hội nghị web)
  • Adobe Marketing Cloud
  • Adobe Experience Manager (AEM 6.2)
  • Mixamo
  • Adobe ColdFusion
  • Adobe Content Server
  • Adobe LiveCycle Enterprise Suite
  • Adobe BlazeDS
  • PDF
  • tiền thân của PDF PostScript
  • ActionScript
  • Shockwave Flash (SWF)
  • Flash Video (FLV)
  • Filmstrip
  • Adobe Color
  • Photoshop Express
  • com
  • Adobe Spark

3. Nên học phần mềm Adobe nào?

Câu hỏi này thường xuất hiện khi các bạn bắt đầu tìm hiểu và muốn bắt đầu học về thiết kế. Có một vài trường hợp, vì có quá nhiều phần mềm nên khi đã học xong rồi, các bạn vẫn không biết nên chọn phần mềm nào để làm cả.

Để giúp bạn có câu trả lời dễ dàng hơn cho câu hỏi: “Tôi nên học phần mềm nào?”

Bước đầu bạn nên tìm hiểu rõ các chức năng của phần mềm và phân tích cụ thể tính chất công việc của bạn. Khi đã làm được 2 việc này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định mình cần gì và nên làm gì.

Dưới đây là chức năng của 1 vài phần mềm đang phổ biến với chúng ta hiện nay.

3.1 Adobe Photoshop (PS)

muc-dich-adobe-photoshop
                                                          Mục đích khi sử dụng Adobe Photoshop

Adobe Photoshop (Ps) là một phần mềm chỉnh sửa đồ họa được ra đời năm 1988 trên hệ máy Macintosh. Photoshop được đánh giá là phần mềm dẫn đầu thị trường về sửa ảnh dành cho các Designer,

Nếu nắm chắc được Photoshop trong tay thì người dùng có thể hô biến, chỉnh sửa, sáng tạo ra hàng vạn hình ảnh không thể ngờ đến.

Mục đích:

  • Chỉnh sửa và xử lý hình ảnh chuyên nghiệp
  • Thiết kế đồ họa
  • Tạo mẫu trên web và ứng dụng
  • Mô hình 3D, …

Ưu điểm: Nhiều tính năng

Nhược điểm: Phức tạp, thời gian học tập dài

Thiết bị: Mac, Windows, iPad

3.2 Adobe Lightroom (Lr)

muc-dich-adobe-lightroom
                                                       Lightroom được sử dụng để làm gì?

Adobe Lightroom (Lr) là một phần mềm chỉnh sửa và xử lý ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp do hãng phần mềm danh tiếng Adobe sáng tạo ra.

Lightroom hướng đến người dùng là các nhiếp ảnh gia, họ phải chỉnh sửa ảnh với khối lượng lớn, chỉnh sửa ảnh hàng loạt nhưng không có quá nhiều thời gian để cắt ghép phức tạp như trên Photoshop. Bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa ảnh ở trên Lightroom rồi mang sang Photoshop để cắt ghép, thêm các hiệu ứng phức tạp khác.

Mục đích:

  • Tổ chức và chỉnh sửa hình ảnh
  • Xử lý ảnh RAW,
  • Blend màu ảnh chất lượng.

Ưu điểm: Tính năng tổ chức vượt trội, giao diện dễ sử dụng hơn Photoshop

Nhược điểm: Không mạnh mẽ như Photoshop để chỉnh sửa hình ảnh.

Thiết bị: Windows, Mac, iOS, Android

3.3 Adobe Illustrator (Ai)

muc-dich-adobe-illustrator
                                                     Adobe Illustrator được dùng để?

Adobe Illustrator (AI) cũng là phần mềm được sử dụng phổ biến bởi Designer. AI là chương trình đồ họa vector tạo nền tảng cần thiết cho nghề thiết kế đồ họa. Hầu hết các thiết kế về logo, sách báo, tranh vẽ minh họa,… đều được thực hiện bằng Adobe Illustrator.

Được xây dựng trên nền tảng Vector, hệ màu CMYK, các sản phẩm thiết kế bằng AI thường được sử dụng trong lĩnh vực in ấn, tạo ra những sản phẩm thiết kế với chất lượng hình ảnh cao, màu sắc chuẩn, sắc nét.

Mục đích:

  • Vẽ minh họa
  • Thiết kế đồ họa bằng vector
  • Tạo bộ nhận diện nhãn hiệu
  • Ấn phẩm truyền thông

Ưu điểm: Giàu tính năng, khả năng sao chép vượt trội, thiết kế in ấn ở mọi kích thước

Nhược điểm: khó sử dụng, tốc độ căn chỉnh chậm

Thiết bị: Mac, Windows

3.4 Adobe Premiere Pro (Pr)

muc-dich-adobe-launcher
                                                      Mục đích của Adobe Premiere là gì?

Adobe Premiere Pro là một ứng dụng chỉnh sửa video theo thời gian được Adobe Systems phát triển và được phát hành như là một phần của chương trình cấp phép Adobe Creative Cloud. Lần đầu tiên đưa ra vào năm 2003, Adobe Premiere Pro là sự kế thừa của Adobe Premiere.

Mục đích:

  • Cắt, ghép, chỉnh sửa video
  • Thêm chữ, chèn hiệu ứng
  • Ngoài ra, bạn có thể chỉnh sửa màu sắc, âm thanh một cách dễ dàng.

Ưu điểm: đơn giản, dễ sử dụng, hỗ trợ nhiều chuẩn file có thể dựng film full HD

Nhược điểm: chất lượng phim khi dựng chỉ ở mức trung bình khá.

Thiết bị: Mac, Windows

3.5 Adobe After Effects (Ae)

muc-dich-adobe-after-effect
                                                        Adobe After Effect được sử dụng để?

Adobe After Effect là phần mềm đồ họa chuyển động số chuyên nghiệp được Adobe phát hành năm 2003. Phần mềm này chính là bí quyết đằng sau các bộ phim bom tấn Hollywood, các cảnh quay kỹ xảo đẹp mắt, hoành tráng, được sử dụng rộng rãi từ 2D animation, 3D motion graphics cho đến kỹ xảo điện ảnh.

Mục đích:

  • Chỉnh sửa, lồng ghép các hiệu ứng vào các hình ảnh chuyển động trong mỗi thước phim.
  • Dàn cảnh
  • Chỉnh màu
  • Chỉnh góc 3D

Ưu điểm: Giàu tính năng, tích hợp với Rạp chiếu phim 4D

Nhược điểm: Không đủ tinh vi để sản xuất phim đầy đủ

Thiết bị: Mac, Windows

3.6 Adobe InDesign (Id)

muc-dich-adobe-indesign
                                                      Mục đích sử dụng của Adobe Indesign

Adobe InDesign (Id) phần mềm thiết kế in ấn, dàn trang điện tử chuyên nghiệp, được sử dụng phổ biến trong việc thiết kế sách báo, tạp chí, thích hợp với các file ảnh lưu từ Photoshop. Bạn là một người làm việc trong môi trường cần tiếp cận thiết kế nhiều với các trang web thì không thể bỏ qua InDesign cho công việc của bạn.

Những nhà thiết kế chuyên nghiệp sẽ sử dụng Adobe InDesign để tạo ra các cuốn sách, chuyên nghiệp hơn rất nhiều so với Adobe Illustrator. Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng kết hợp InDesign và Illustrator để sử dụng thiết kế đồ họa.

Mục đích:

  • Quản lý file ảnh trong Indesign,
  • Thêm và sửa trực tiếp các file văn bản
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản tối đa
  • Phần mềm của sự sáng tạo

Ưu điểm: Kết hợp văn bản và đồ họa một cách đẹp mắt, dễ dàng tạo ebook và dàn trang số lượng lớn.

Nhược điểm: Hình ảnh bị hạn chế, Công cụ đồ họa không mạnh

Phiên bản: Mac, Windows

4. Các khóa học Adobe miễn phí

Ngoài những khóa học mất phí Online hoặc Offline, chúng ta cũng có thể học các khóa học miễn phí trên Youtube. Hiện nay có rất nhiều bạn dạy các bài từ cơ bản đến nâng cao về Adobe, giúp mọi người nhất là những bạn mới học Adobe có thể hiểu hết các công cụ, tập luyện và làm ra được các sản phẩm một cách tốt nhất.

Dưới đây là những nơi có chia sẻ hay về Adobe, các bạn có thể tham khảo:

4.1 Khóa học Adobe của Thùy Uyên Training

Thùy Uyên Training là kênh Youtube chia sẻ đến mọi người các kiến thức, bài học về Photoshop, Illustrator cùng những kiến thức khác về thiết kế đồ họa một cách đầy đủ, đi từ cơ bản đến nâng cao giúp các bạn hiểu và thực hành một cách dễ dàng.

khoa-hoc-adobe-thuy-uyen-tranning
                                                           Kênh Youtube Thùy Uyên Trainning

Kênh Youtube: Thùy Uyên Training

Group Facebook Photoshop: Học Photoshop Cùng Thùy Uyên

Group Facebook Illustrator: Học Illustrator Cùng Thùy Uyên

Thông tin liên hệ với Uyên tại:

  • Email: uyen@uyen.vn
  • Facebook: https://facebook.com/thuyuyentraining
  • Khóa học Online của Thùy Uyên: https://thuyuyen.training

4.2 Khóa học Adobe của Design AZ

khoa-hoc-adobe-design-az
                                                                   Kênh Youtube Design AZ

Design AZ là là kênh Youtube của thầy Khánh, với 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế. Đây là nơi chia sẻ cho các bạn về các bài học Photoshop, Illustrator, thiết kế đồ họa, Thiết kế logo, banner, standee, nhận diện thương hiệu,…

Kênh Youtube: Design AZ

Thông tin liên hệ:

  • Facebook: https://www.facebook.com/khanh.luukim
  • Zalo: 0903232722

4.3 Khóa học Adobe của Tự Học Đồ Họa

khoa-hoc-adobe-tu-hoa-do-hoa
                                                              Kênh Youtube Tự Học Đồ Họa

Đây cũng là một trong những kênh hàng đầu hiện nay trên YouTube chuyên hướng dẫn những những công cụ và thao tác chỉnh sửa hình ảnh, video một cách khoa học và bài bản.

Với mục tiêu đi tiên phong trong Ngành Thiết kế Đồ Hoạ MIỄN PHÍ hàng đầu, gồm các video hướng dẫn sử dụng Illustrator, Photoshop, PR, ID, AE…

Với những người mới bắt đầu học chỉnh sửa ảnh và video thì tự học bằng những video của kênh Tự Học Đồ Họa là một lựa chọn hợp lý.

Kênh Youtube: Tự Học Đồ Họa

Thông tin liên hệ:
Email: Duongtd2906@gmail.com
Fanpage: Tự Học Đồ Họa
Website: https://tuhocdohoa.vn/

4.4 Học qua Tiktok

Hiện nay trên Tiktok cũng có rất nhiều các kênh dạy các tips về Adobe hay như:

  • Kênh: Photoshop (@photoshop)
  • Kênh: Dân Thiết Kế (@design_tutorialss)
  • Kênh: Photoshop tutorial (@photoshoptutorial)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *