Nội dung chính của bài viết
- 1. Digital Marketing là gì?
- 2. Digital Marketing có vai trò gì?
- 3. Ưu điểm của Digital Marketing so với Marketing truyền thống
- 4. Các nền tảng của Digital Marketing
- 5. Những ví dụ về chiến dịch Digital Marketing chuyên nghiệp?
- 6. Một vài khóa học Digital Marketing tại Hà Nội
- 7. Các trang web học Digital Marketing miễn phí

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc chuyển giao từ quảng cáo truyền thống sang Digital Marketing là điều tất yếu. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp vẫn quảng cáo theo phương thức truyền thống và chưa đạt hiệu quả. Cũng chính vì thế Digital Marketing ra đời và giải quyết những điều trên. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về Digital Marketing nhé.
1. Digital Marketing là gì?
Cụm từ Digital Marketing hiện đang rất thịnh hành và được mọi người tìm hiểu rất nhiều. Marketing chính là quá trình kết nối, tạo dựng mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng.
“Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin” – Asia Digital Marketing Association.
Các doanh nghiệp hiện nay sẽ không chỉ tiếp cận khách hàng theo phương thức truyền thống mà còn có thể tiếp cận qua các nền tảng điện tử như: Facebook, Email, Tiktok… Thông qua các nền tảng kỹ thuật số hiện đại, Marketing sẽ xây dựng, củng cố và phát triển hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp một cách linh hoạt hiệu quả hơn.
2. Digital Marketing có vai trò gì?
Hiện nay, Digital Marketing là phần quan trọng trong chiến lược marketing trong doanh nghiệp, nó đang đóng vai trò không thể thiếu trong việc tạo dựng hình ảnh và quảng bá cho doanh nghiệp.
3. Ưu điểm của Digital Marketing so với Marketing truyền thống
Đặc Điểm | Digital Marketing | Marketing Truyền Thống |
Kênh thực hiện | Sử dụng các kênh và chiến thuật Online marketing | Sử dụng các kênh thông thường như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, v.v |
Tiếp nhận thông tin | Digital Marketing có bản active (người nghe chủ động trong việc tiếp cận thông tin). | Marketing truyền thống là passive (người nghe thụ động trong việc tiếp cận thông tin) |
Tiếp cận khách hàng tiềm năng | Nhanh do có công cụ tìm dữ liệu những khách hàng có sở thích, quan tâm đến mặt hàng liên quan. | Chậm hơn Digital Marketing |
Sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng | Cao. Khách hàng có thể trực tiếp xem chi tiết sản phẩm và các ưu đãi khác, chỉ bằng một cú nhấp chuột | Thấp do khách hàng cần phải đến phòng trưng bày hoặc công ty để biết chi tiết về sản phẩm. |
Điều chỉnh quảng cáo | Có thể được thực hiện bất cứ lúc nào, ngay cả sau khi quảng cáo đã được chạy. | Không thể điều chỉnh khi quảng cáo được xuất bản mà phải làm quảng cáo mới |
Tính toán lợi tức đầu tư |
Dễ dàng tính toán cụ thể trong trường hợp sử dụng | Không thể tính toán cụ thể trong trường hợp sử dụng |
Chi phí | Ít tốn kém hơn lại hiệu quả hơn Marketing truyền thống | Marketing truyền thống vừa kém hiệu quả hơn và vừa tốn kém hơn Digital marketing |
Theo dõi và lưu trữ thông tin | Dễ dàng theo dõi và lưu trữ thông tin khách hàng, đâu là sản phẩm được xem nhiều nhất, có bao nhiêu khách hàng đang thực sự mua sản phẩm, ai quan tâm đến sản phẩm, v.v. | Rất khó để theo dõi và lưu trữ thông tin khách hàng |
Cách thức tiếp cận | Sử dụng cá nhân hóa. | Sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn hóa để nhắm mục tiêu khách hàng. |
Phương thức | Sử dụng Internet, các sản phẩm và dịch vụ đang được quảng bá có thể thu hút nhu cầu trên toàn cầu. | Phạm vi tiếp cận khách hàng trong Marketing truyền thống bị giới hạn giữa các quốc gia, lãnh thổ |
Kết quả | Có thể thu được kết quả nhanh chóng | Cần có thời gian để thu được kết quả của các hoạt động Marketing. |
Quyền lợi người tiêu dùng | Cho phép người tiêu dùng tránh hoặc bỏ qua những quảng cáo mà họ không thấy hữu ích hoặc họ không quan tâm đến. | Người tiêu dùng không thể bỏ qua quảng cáo, vì họ nhất định phải xem chúng |
4. Các nền tảng của Digital Marketing

Khi ai đó nhắc về Digital Marketing, chắc hẳn sẽ nghĩ đến việc quảng cáo, tiếp thị trên mạng xã hội, từ Facebook Ads đến Google Ads hay Zalo Ads hay các công cụ như SEO, đo lường theo dõi,..
Digital Marketing có rất nhiều nền tảng khác nhau, nhưng hiện nay có một số nền tảng phổ biến mà các bạn đã đang và sẽ trở thành Marketer cần biết như:
4.1 Website (nền tảng cốt lõi)
Trong 7 loại hình Digital Marketing, Website được coi là nền tảng cốt lõi, quan trọng nhất vì doanh nghiệp hay cá nhân sở hữu website là ông chủ thực sự.
Website giúp các thông tin cần thiết như giới thiệu, sản phẩm, dịch vụ, hỗ trợ, tư vấn, liên hệ,… được trình bày một cách chi tiết nhất, rõ ràng nhất và dễ xem nhất. Khách hàng truy cập đến website là tài sản thực sự có giá trị.
4.2 Social Media
Tiếp thị và tương tác với người dùng online thông qua các trang mạng xã hội để quảng bá thương hiệu và thúc đẩy tương tác và bán hàng.
Hiện nay có 1 số kênh Social Media phổ biến như:
- Zalo
- Snapchat
4.3 Digital Media
Xuất hiện khắp nơi xung quanh chúng ta, từ ứng dụng, tin tức, những mẫu banner trên mạng, hay những clip quảng cáo ngắn,… Digital Media gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh,… được truyền qua kênh kỹ thuật số.
Digital Media giúp tăng độ nhận diện cho thương hiệu trên các nền tảng Digital. Tuy nhiên, muốn Digital media hoạt động hiệu quả, chúng ta phải biết kết hợp tất cả các nền tảng với nhau.
4.4 Content
Có một câu nói về content mà mình nghĩ nó vẫn đúng từ trước đến nay, đó là “Content is King” . Đây là một khái niệm ngắn gọn nhưng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của Content.
Mục tiêu: Tạo ra nội dung thú vị, hấp dẫn người đọc, thu hút khách hàng mục tiêu đến với doanh nghiệp của bạn thông qua những câu từ, lời viết.
Bạn cần xác định được người đọc là ai? Họ đang mong muốn điều gì? Loại nội dung nào sẽ khiến họ mất hứng bỏ đi, và loại nội dung nào sẽ thu hút họ ở lại trang web lâu hơn?
4.5 Email
Bên cạnh sự phát triển của mạng xã hội, chúng ta vẫn có thói quen đón nhận và tin tưởng những nguồn tin chính thống như báo chí, email,… Vì vậy, Email Marketing cũng là một phần không thể thiếu trong các lĩnh vực của Digital Marketing.
Mục tiêu: Email Marketing thường được sử dụng để thông tin bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm,… đến đối tượng khách hàng tiềm năng, giúp tiết kiệm chi phí, giúp xây dựng thương hiệu, lòng tin và mối quan hệ với khách hàng.
Email Marketing liên quan đến những công việc như sáng tạo nội dung, thiết kế, nghiên cứu đối tượng khách hàng, đo lường hiệu quả,…
Mô hình Email Marketing hiện đại thì đã rời xa các loại thư spam và thay vào đó tập trung vào sự cá nhân hóa, tùy chọn theo phân khúc và nhận được sự đồng ý của khách hàng tiếp nhận email.
4.6 Mobile
Là công cụ giúp các mẫu quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp được hiển thị qua các thiết bị smartphone, tablets,… Các hình thức trong ứng dụng Mobile Marketing phổ biến có thể kể đến như Video, App, Game, mã QR,…
Hiện nay, với số lượng người sử dụng Mobile ngày càng cao, đây sẽ là nền tảng cực kỳ tiềm năng ở tương lai giúp các doanh nghiệp quảng bá và tạo dựng thương hiệu một cách hiệu quả.
4.7 Search
Đây là nền tảng tìm kiếm với những công cụ rất thông dụng như Google, Bing,… Nhiệm vụ của thương hiệu là phải có mặt khi người tiêu dùng tìm kiếm trên những công cụ này.
Mục tiêu: là đưa website của bạn có thứ hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, để từ đó website thu hút được nhiều lưu lượng truy cập miễn phí.
SEO liên quan đến công việc như sáng tạo content hữu ích, phát triển nội dung social, sử dụng công cụ SEO, tối ưu website,…
4.8 Game
Nền tảng này được chia thành 2 loại:
- In Game Ads (IGA)
- Gamification.
Gamification (Game hoá) là cách thương hiệu biến trải nghiệm của người dùng thành trò chơi, giúp khách trở nên thích thú và tăng khả năng chuyển đổi cho sản phẩm, dịch vụ.
IGA là là quảng cáo trên máy tính và trò chơi điện tử. IGA khác với quảng cáo thường thấy trong các game mà dùng để chỉ các trò chơi được tạo riêng để quảng cáo sản phẩm.
5. Những ví dụ về chiến dịch Digital Marketing chuyên nghiệp?
5.1 Chiến dịch: “Vodka Cá Sấu, Cảm xúc chỉ có thể tốt hơn!” – Orion Media

Ngay khi vừa ra mắt, video đã lọt vào TOP 3 chiến dịch truyền thông mạng xã hội dịp Tết 2016 vinh dự đứng bên cạnh những chiến dịch “khủng” với chi phí chiến dịch chi gấp 50 lần so chiến dịch Vodka Cá Sấu này.
Mặc dù chi phí không cao, nhưng Orion Media đã tạo ra 1 công thức “Phân phối nội dung bằng Nội Dung” – nghĩa là phải tạo ra hàng đống nội dung để phân phối chính nội dung này – chứ không phải chỉ việc Sản xuất nội dung và đẩy lên mấy kênh Media để truyền tải.
5.2 Chiến dịch: “Ra mắt sản phẩm Biti’s Hunter” – hãng Biti’s

Bằng việc hợp tác với nam ca Sơn Tùng M-TP, Biti’s Hunter đã thành công trong việc ra mắt và quảng bá sản phẩm mới “Biti’s Hunter Nameless”, làm mới các sản phẩm của mình thông qua việc nam ca sĩ tung ra MV mới, tăng doanh số bán hàng và hơn tất cả là xây dựng thành công thương hiệu giày nội địa của Việt Nam.
5.3 Chiến dịch: “Quảng cáo thương hiệu” của Điện Máy Xanh

Hình ảnh quảng cáo lạ mắt, âm thanh sống động, gây bất ngờ và tạo ra tranh cãi.
Giống như 1 loại scandal, những hình ảnh loạt người màu xanh trông có vẻ “dị hợm” với những màn nhảy nhót “lố lăng” đã tạo ra 1 sự tò mò, kích thích gây hứng thú cho người xem. Loat các tranh cãi được nổ lên, những phản hồi trái chiều cùng hiện tượng chửi phong trào hoặc hùa theo tạo nên một đề tài tranh cãi mới trên mạng xã hội.
Sử dụng khẩu hiệu dễ nhớ, lặp đi lặp lại
Mặc dù bài hát quảng cáo hơi khó nghe nhưng không thể phủ định, nó cứ xuất hiện lặp đi lặp lại trong đầu chúng ta, khiến cho chúng ta ghi nhớ 1 cách bị động. “Điện máy XANH, u-woa-u-woa-u-woa,… ”
Quảng cáo TVC, sau đó dựa vào mạng xã hội
Bắt đầu từ quảng cáo trên Tivi, sau đó trở thành chủ đề được mang ra bàn tán trên mạng. Tuy bị chê khá nhiều nhưng Điện Máy Xanh đã tận dụng cơ hội tốt đó, cập nhật các Trends của giới trẻ như Lạc Trôi, Rồng Pikalong,… khi tung ra ảnh chế với “người xanh” khiến cộng đồng mạng không ngừng chia sẻ, bàn luận.
Tận dụng những trang Fanpage có khả năng khởi tạo trào lưu, cùng với việc sử dụng hình ảnh người xanh kết hợp với các trào lưu đang nổi để lan truyền nội dung của mình trên mạng xã hội một cách nhanh chóng.
6. Một vài khóa học Digital Marketing tại Hà Nội
6.1 Khóa học Digital Marketing Plan Vinalink

Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 85 Vương Thừa Vũ – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 04-832.12345
- Email: vinalink@gmail.com
- website: www.vinalink.edu.vn
6.2 Khóa học Digital Marketing FPT Skillking

Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ:Cơ sở 1: 94 Lương Yên, Quận Hai Bà Trưng.
- Cơ sở 2:Số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2
- Hotline: (024) 7302 2239 | 0937 883 678
- Website: https://skillking.fpt.edu.vn
6.3 Khóa học MARKETING DIGITAL – PTI

Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Khóa học được tổ chức tại phòng học V.I.P Tầng 14 – Sảnh B – Tòa nhà Sông Đà – Đường Phạm Hùng – Nam Từ Liêm – Hà Nội
- Hotline: 0906 249 286
- Email: info@pti.edu.vn
- Website: https://pti.edu.vn/
7. Các trang web học Digital Marketing miễn phí
7.1 Google Digital Garage
Khóa học giới thiệu về Digital Marketing dành cho người mới bắt đầu. Khóa học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Digital Marketing trước khi tiếp cận sâu vào từng công cụ. Để lấy được chứng chỉ Google Digital Garage, bạn phải trải qua 23 chủ đề về Social Media, Email, SEO, SEM,…Chứng chỉ này rất có ích cho sinh viên và những người tìm việc, bởi nó sẽ khiến bạn trở thành một ứng viên tiềm năng đối với người tuyển dụng.
Thời gian học: 6,5 giờ.
Thông tin chi tiết và đăng ký: Tại đây
7.2 Google Skillshop
Là một trung tâm đào tạo toàn diện cho tất cả những người sử dụng công cụ và giải pháp chuyên nghiệp của Google. Skillshop sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức và giá trị chuyên môn của mình bằng chương trình đào tạo linh hoạt, theo yêu cầu trên Google Ads và nhiều chương trình đào tạo hấp dẫn khác.
Thông tin chi tiết và đăng ký: Tại đây
7.3 Linkedin
Không chỉ là mạng xã hội kết nối việc làm lớn nhất trên thế giới, mà ở đây còn có vô cùng nhiều các khóa học xin xò về Digital Marketing cùng nhiều chủ đề khác để các bạn có thể nâng cấp bản thân.
Thông tin chi tiết và đăng ký: Tại đây
7.4 Các Group Facebook

Hiện nay có rất nhiều các Group chia sẻ về kiến thức Marketing hay, giúp mọi người cùng nhau học tập và giải đáp các thắc mắc về Digital Marketing như: