Nội dung chính của bài viết

1. Xuất nhập khẩu là gì
Xuất nhập khẩu (Import-Export) là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu đang được nước ta quan tâm và ưu tiên nhằm giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường, tạo mối quan hệ làm ăn với các quốc gia khác để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Có thể xem xuất nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương, có sự tác động rộng rãi đến nhiều ngành nghề khác. Xuất khẩu là một ngành không thể thiếu với mọi quốc gia vì mang lại nguồn ngoại tệ cao để tăng cường nhập khẩu hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho người dân…
2. Những ai nên học xuất nhập khẩu?

Nghề xuất nhập khẩu này phù hợp với cả con trai và con gái và cũng tùy vào từng vị trí công việc. Vì vậy bạn đừng lo lắng vì sợ mình không hợp với nghề này nhé.
- Các bạn sinh viên ngành kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế, kinh tế đối ngoại,… muốn học và đi thực tế để học thêm kiến thức bên ngoài trường Đại Học.
- Các bạn đã đi làm nhưng muốn chuyển sang ngành liên quan đến xuất nhập khẩu.
- Các bạn đang làm ở công ty xuất nhập khẩu nhưng kiến thức chưa vững, muốn bổ sung thêm.
- Các công ty có nhu cầu đào tạo nhân viên xuất nhập khẩu
Tuy nhiên không phải chỉ một khóa học xuất nhập khẩu thực tế là bạn có thể làm tốt được, bạn cần phải đi thực tập, cần trải nghiệm trước ở những vị trí đơn giản như theo dõi đơn hàng chẳng hạn. Khi bạn đã hiểu và biết cách thực hiện, bạn mới nên chính thức làm sales hay làm một nhân viên chứng từ cứng tay. “Học phải đi đôi với hành” thì mới hiệu quả được.
3. Học Xuất Nhập Khẩu Ra làm gì?
Xuất nhập khẩu đang là ngành nghề khá mới mẻ với nhiều người Việt. Các trường như đại học Ngoại Thương, Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương Mại, học viện Ngân Hàng,… cũng có đào tạo chuyên ngành xuất nhập khẩu nhưng tên ngành học lại là Kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế,… khiến nhiều bạn không biết ngành đó chủ yếu đào tạo để làm xuất nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu được đánh giá là ngành sẽ rất tiềm năng trong những năm tới bởi cơ hội nghề nghiệp, khả năng thăng tiến và chế độ đãi ngộ tốt. Vậy nghề xuất nhập khẩu là gì và công việc xuất nhập khẩu là gì, bao gồm những vị trí công việc nào?

Học xuất nhập khẩu xong, bạn có thể làm 1 trong số các ngành như:
3.1 Nhân viên mua hàng (Purchasing Official)
- Đàm phán với nhà cung cấp B2B hoặc B2C (qua Internet và các nguồn thông tin khác);
- Dự toán chi phí nhập khẩu(các loại cước, trucking, thuế nhập khẩu,…),
- Phân tích bảng báo giá.
- Soạn thảo Hợp đồng mua/bán hợp đồng ngoại thương (Purchase Order);
- Chuẩn bị các chứng từ thanh toán ( mở L/C, chuyển tiền..);
- Thực hiện các công việc cần thiết về vận tải,…
3.2 Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales XNK)
- Tìm kiếm, đàm phán với những khách hàng (nội địa hoặc nước ngoài) – Sales Oversea.
- Thực hiện các công việc để xuất/nhập khẩu hàng: Booking; mở Tờ khai hải quan, xin một số giấy phép: C/O, kiểm dịch,…
- Gửi hàng mẫu (nếu cần)
- Ký hợp đồng với khách hàng
- Thông báo kế hoạch, thời gian chuyển hàng cho bộ phận Logistics
3.3 Nhân viên chứng từ – dịch vụ khách hàng (CS)
- Làm việc trong bộ phận chứng từ thuộc phòng xuất nhập khẩu của 1 công ty.
- Liên hệ đại lý/hãng vận chuyển lấy booking; Liên hệ và gửi booking cho khách hàng
- Lấy hướng dẫn lập bill và làm bill gửi khách hàng; Lấy xác nhận thông tin bill của khách hàng và phát hành bộ bill gốc (copy); Gửi bộ bill cho khách hàng
- Theo dõi quá trình hàng đi/đến; Thông báo cho KH thông tin hàng đi/đến
- Lập chi tiết thanh toán và chuyển kế toán phát hành hợp đồng VAT
- Theo dõi và phối hợp cùng kế toán quá trình thanh toán của khách hàng
3.4 Nhân viên hiện trường (Ops)
- Là những người trực tiếp đi đến kho bãi; cảng hàng không hoặc cảng biển để làm các thủ tục thông quan và nhận hàng từ công ty vận tải.
- Nhân viên hiện trường thường làm việc cho các công ty Forwarder, dịch vụ khai báo Hải quan.
3.5 Nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế
- Phải có kiến thức chủ yếu trong mảng Thanh toán quốc tế, hiểu các quy định, các chuẩn mực trong Thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng và khách hàng.
- Các phương thức thanh toán thông dụng như: Điện chuyển tiền, Thư tín dụng – L/C.
4. Để trở thành nhân viên xuất nhập khẩu tốt, nên trang bị gì?
Để trở thành nhân viên xuất nhập khẩu giỏi, có nên tự học hay không? Cần trang bị những gì trước khi đi xin việc?

Đầu tiên, bạn cần trang bị cho mình kiến thức xuất nhập khẩu
- Đây là yếu tố cơ bản và cần thiết nhất nếu muốn trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu. Bạn có thể học chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng, hoặc học tại các trung tâm đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu uy tín hiện nay.
Thứ hai, bạn cần biết ngoại ngữ
- Tiếng Anh gần như bắt buộc: giao tiếp là điều đầu tiên cần có, đọc hiểu và viết email – thư tín thương mại, đàm phán, giao dịch trực tiếp.
- Biết thêm ngôn ngữ khác là lợi thế ( khi ứng tuyển vào công ty của Hàn, Nhật, Trung trong các khu công nghiệp, khu chế xuất…)
- Tùy vị trí mà yêu cầu ngoại ngữ khác nhau, trong đó cao nhất là sales quốc tế (xuất khẩu), còn nhân viên hiện trường cần đọc hiểu các chứng từ là đủ.
Thứ ba, Sử dụng B2B web/apps/tìm kiếm thông tin trên internet
- Đây là yêu cầu bắt buộc dành cho Sales quốc tế.
- Phải sử dụng thành thạo Alibaba, B2B webs, cùng nhiều trang web và các thông tin trên internet trong việc chào bán, PR, Marketing hình ảnh và thương hiệu cho hàng xuất khẩu, tìm kiếm nhà cung cấp cho hàng nhập khẩu.
- Apps hiện nay như Viber, whatsapp, Line, Tango, Wechat…đã quá thông dụng trong việc giao dịch, làm việc mà không qua email.
Thứ tư, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán là những kỹ năng rất quan trọng cho dù ngành nghề nào cũng cần thiết. Nó giúp cho quá trình giao tiếp nội bộ, hội nhóm và đàm phán khách hàng diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ hơn
Thứ năm, kỹ năng văn phòng
- Thành thạo các kỹ năng văn phòng như Word, Excel, Powerpoint hay các phần mềm hỗ trợ công việc khác như Ecus,…
Thứ sáu, kỹ năng mềm
- Kỹ năng quản lý và sắp xếp thời gian, công việc: báo cáo, tổng hợp, lên kế hoạch, deadline…
- Đặt và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất
- Làm việc độc lập, cá nhân một cách chủ động nhất
- Làm việc Teamwork tốt. Bạn chỉ tốt khi cộng tác theo nhóm được với người khác để hoàn thành mục đích chung.
5. Kiến thức ngành Xuất Nhập Khẩu cần biết

5.1 Quy Trình Và Chính Sách Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa, Dịch Vụ
- Cần nắm rõ chính sách với từng mặt hàng, dịch vụ của công ty mình, loại hàng nào được phép xuất/nhập?
- Điều kiện để xuất/nhập khẩu loại hàng đó.
- Cần xin cấp phép của bộ, ngành quản lý nào?
- Nắm rõ quy trình xuất nhập khẩu diễn ra như nào.
5.2 Tục Hải Quan
- Bao gồm: chính sách về hải quan, pháp luật cùng các thông tư, nghị định, quyết định, các xử phạt hành chính…
- Tìm hiểu về cách áp mã HS code, tính thuế xuất nhập khẩu cùng trị giá hải quan.
- Nắm rõ các quy định thông quan tại chi cục, cửa khẩu, sân bay.
- Nắm rõ nguyên lý về kế toán trong các công việc quyết toán, hoàn thuế, VAT,…
5.3 Giao Nhận Vận Tải
Giao nhận vận tải nội địa:
- Nắm rõ mục đích, cách vận hành và các loại phương tiện và chi phí liên quan.
- Cần tìm hiểu các danh mục cảng biển, cảng sông ở Việt Nam.
Giao nhận vận tải quốc tế:
- Cần nắm rõ các loại phương tiện vận tải, phí cùng phụ phí liên quan.
- Danh sách sân bay, cảng biển chính ở các quốc gia liên kết cùng các hình thức vận tải quốc tế .
Cần lưu ý các chứng từ vận tải quốc tế như SI, booking, BL,…
5.4 Hợp Đồng, Giao Dịch, Đàm Phán
- Là giấy tờ bao gồm: nội dung,điều khoản, hình thức, các lưu ý khi ký kết hợp đồng.
- Biết xây dựng các phương án kinh doanh, chi phí hàng xuất/nhập các lô hàng để đàm phán giá hợp lý.
- Biết giao dịch, đàm phán ngoại thương một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và thành công, có lợi nhất cho doanh nghiệp, bao gồm cả giao dịch online và trực tiếp gặp gỡ.
5.5 Thanh Toán Quốc Tế
- Là kiến thức nền tảng khi tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu.
- Cần biết các phương thức, công cụ để thanh toán quốc tế và những lợi ích, rủi ro của nó
- Nên tìm hiểu về phương thức thanh toán quốc tế thông dụng.
- Ví dụ: L/C – Letter of Credit, T/T – Telegraphic transfer, Collection hay CAD…
5.6 Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
- Là thứ vô cùng quan trọng, là giấy tờ có giá trị trước pháp luật.
- Cần phải biết hoàn thiện chứng từ xuất/nhập khẩu thanh toán tùy theo từng phương thức thanh toán đã đặt ra ban đầu.
- Xin giấy phép chuyên ngành, công bố hợp quy, kiểm định, kiểm tra chất lượng,…
6. Khóa học Xuất Nhập Khẩu tại Hà Nội
Mình là sinh viên ngành Kinh Tế Quốc Tế của một trường đại học tại Hà Nội cho nên nghề nghiệp sau này của mình có liên quan đến xuất nhập khẩu. Mình cũng đã tìm hiểu rất nhiều khóa học xuất nhập khẩu để học hỏi thêm ngoài kiến thức ở trường đại học. Dưới đây là một vài khóa học Xuất nhập khẩu mà các bạn có thể tham khảo qua nhé.
6.1 Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online – VinaTrain

Thông tin chi tiết và đăng ký học: Tại đây
Thông tin liên hệ:
- Chi nhánh Hà Nội: Số 185 Nguyễn Ngọc Vũ – Hà Nội
- Chi nhánh TPHCM – Quận 1: 190B Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, Tphcm
- Hotline: 0964.23.7168 Ms Hải Anh
6.2 Nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics – Hà Lê

Thông tin chi tiết và đăng ký học: Tại đây
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 5, Số 86 đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Tư vấn khóa học: 098 577 4289
Email: mrhalexnk@gmail.com