Có nhiều lý do để bạn tự hỏi làm sao biết website viết bằng ngôn ngữ gì. Bạn có thể là một người tò mò muốn biết về các công nghệ đằng sau 1 website là gì, hoặc bạn có thể là 1 nhân viên bảo mật IT và đang nghiên cứu điều gì đó, hoặc bạn cũng có thể là người đang thực hiện 1 nghiên cứu thị trường nào đó… Dù là lý do gì đi nữa thì ngay trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn 7 cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì tiện lợi nhất. Hãy cùng khám phá nhé.
1. Các ngôn ngữ lập trình Website phổ biến hiện nay
Cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều ngôn ngữ lập trình website cũng được phát triển rất mạnh mẽ, chúng tôi xin liệt kê ra 7 ngôn ngữ lập trình mà hiện nay các developers đang sử dụng nhiều nhất để xây dựng website:
- Python
- Javascript
- C++
- Java
- PHP
- SQL
- Ruby
Đối với người làm về công nghệ, các ngôn ngữ lập trình kể trên không quá xa lạ, nhưng với một người không phải trong lĩnh vực này thì danh sách trên sẽ hỗ trợ bạn trả lời câu hỏi làm sao biết website viết bằng ngôn ngữ gì. Nào, bây giờ hãy đến với phần chính của bài viết bên dưới nhé.
2. 7 công cụ để làm sao biết website viết bằng ngôn ngữ gì
2.1. Netcraft.com
Netcraft Site Report có lẽ là công cụ lâu đời nhất để làm việc này, bạn sẽ thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích từ công cụ này, chẳng hạn như:
- Các thông số kỹ thuật nền tảng của website: lượt xem đầu tiên, tiêu đề, xếp hạng, ngôn ngữ, miêu tả.
- Mạng kết nối: địa chỉ IPv4 / IPv6, công ty đăng ký tên miền, chủ sở hữu mạng, quốc gia lưu trữ
- SSL / TLS – tình trạng lỗ hổng như POODLE, chi tiết chứng chỉ SSL, giao thức, khóa công khai, loại chứng chỉ & chi tiết chuỗi

- Hosting – nơi lưu trữ trang web
- Chi tiết về SPF
- Bảo mật – xếp hạng rủi ro, danh sách chặn
- Công nghệ của website – CDN, CMS, phần mềm, RSS, nén, mã hóa ký tự và nhiều hơn nữa…
2.2. BuilWith.com
BuildWith, một công cụ nghiên cứu các thông tin về công nghệ trực tuyến. Công cụ này sẽ rất ấn tượng với bạn vì nó sẽ cho bạn biết các công nghệ được sử dụng để tạo trang web, và tất nhiên rất dễ dàng để kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì và công cụ này cũng cho bạn biết số liệu thống kê về các xu hướng công nghệ của thế giới thông qua các biểu đồ rất đầy đủ thông tin & dễ hiểu.

Builtwith được xem là công cụ để bạn có thể trả lời câu hỏi làm sao biết website viết bằng ngôn ngữ gì tiện lợi & đầy đủ nhất.
Ngoài các thông tin về công nghệ của website, BuiltWith cũng cho bạn biết rằng website có sử dụng quảng cáo nào không. Thật thú vị khi tìm hiểu cách mà công cụ này track thông tin về website & thể hiện ra kết quả cho chúng ta từ mức độ chi tiết nhất trở lên đúng không nào.
2.3. Wappalyzer.com
Wappalyzer sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra công công nghệ mà trang web của đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng, và tất nhiên việc kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì chỉ nằm trong nháy mắt.
Công cụ này chuyên xem xét các công nghệ như mạng quảng cáo, nền tảng thương mại điện tử, CMS, phân tích và các công nghệ khác, đồng thời báo cáo lại chúng ngay lập tức cho bạn, để bạn luôn được cập nhất các thông tin mới nhất.
Bạn có thể tra cứu bất kỳ trang web nào trên internet và cũng có thể lập danh sách chúng trong tài khoản của mình. Điều này giúp bạn nghiên cứu, tổ chức và thực hiện các hành động cần thiết cho các dự án của riêng bạn.

Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể kiểm tra tối đa 1.000 trang web cùng một lúc. Chỉ cần tải lên danh sách các trang web của bạn cùng một lúc. Bạn cũng có thể sử dụng API của họ để thực hiện truy cập có lập trình.
Điều tiện lợi nhất của Wappalyzer là nó sẽ thông báo cho bạn bất cứ khi nào công nghệ trang web của đối thủ cạnh tranh của bạn thay đổi. Ví dụ: khi họ chuyển sang nền tảng Thương mại điện tử mới hoặc hệ thống quản lý nội dung, bạn sẽ là người đầu tiên biết về nó.
Ngoài tất cả các tính năng tuyệt vời này, công cụ này còn có tiện ích mở rộng trình duyệt cho Chrome, Firefox và Edge để bạn có thể xem nhanh các công nghệ được sử dụng bởi các trang web bạn truy cập.
2.4. WhatRuns
WhatRuns là một tiện ích mở rộng miễn phí cho trình duyệt chrome, nó sẽ hiển thị cho bạn các công nghệ được sử dụng trên một trang web. Thực tế là đây chỉ là một tiện ích mở rộng của trình duyệt nên nó sẽ rất đơn giản để dùng. Nó làm cho mọi trang web trên internet trong suốt như thủy tinh, cho phép bạn xem mọi thứ, chẳng hạn như phông chữ, nền tảng CDN, plugin WordPress, công cụ phân tích, v.v.

Bạn có tùy chọn theo dõi / hủy theo dõi các trang web và được thông báo bất cứ khi nào họ ngừng sử dụng hoặc bắt đầu sử dụng bất kỳ công nghệ nào. WhatRuns có hàng nghìn ứng dụng và công nghệ để giúp bạn nhận ra ngay lập tức ai có thể đang sử dụng chúng.
Điều thú vị là bạn thậm chí không cần đăng ký tài khoản để sử dụng dịch vụ của tiện ích này. Chỉ cần tải xuống tiện ích này trên chrome và bắt đầu xem kết quả nó thể hiện cho bạn thấy.
2.5. PageXray
PageXray cũng là một tiện ích mở rộng miễn phí trên trình duyệt Chrome, nó giúp hiển thị các plugin của trang web và các công nghệ khác một cách có tổ chức. Chỉ cần nhấp vào một nút và ở đó bạn sẽ có các biểu tượng được hiển thị cho biết trang web đang sử dụng những gì.

Công cụ này rất liền mạch và hoạt động khá tốt. Đây mặc dù không phải là giải pháp tuyệt vời nhất hiện nay, nhưng bạn có thể yên tâm rằng công cụ này có thể đáp ứng được các yêu cầu của bạn ở mức cơ bản.
2.6. W3Techs.com
Trang web W3Techs.com/sites là 1 công cụ rất hữu ích để giúp bạn kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì, cung cấp nhiều thông tin về công nghệ của website đó. Cụ thể, bạn sẽ có được các thông tin sau về website:
- Xếp hạng mức độ phổ biến
- CMS được sử dụng như WordPress, Joomla, Drupal, v.v.
- Ngôn ngữ lập trình được sử dụng như PHP, Node.js, javascript, v.v.
- Các đánh dấu mà website sử dụng
- Mã hóa ký tự
- Định dạng tệp hình ảnh
- Các phần tử trang web – CSS bên ngoài, CSS nội tuyến,
- Chi tiết chứng chỉ nén, SPDY, HTTP / 2, HSTS, SSL,

Và cuối cùng, W3Techs sẽ cho bạn biết được điểm công nghệ của website dựa trên mức độ phổ biến và lưu lượng truy cập.
2.7. Snov.io
Đây là công cụ cuối cùng chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn để kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì. Snov.io là 1 tiện ích miễn phí trên trình duyệt Chrome, bạn có thể dễ dàng cài đặt và sau đó công cụ sẽ tự động thông tin về công nghệ cũng như ngôn ngữ lập trình mà website bạn đang truy cập.

Lời kết: Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể dễ dàng trả lời câu hỏi làm sao biết website viết bằng ngôn ngữ gì, dù lý do kiểm tra của bạn là gì đi nữa. Nếu vẫn còn điều gì thắc mắc trong quá trình sử dụng các công cụ này, và các công cụ SEO khác, bạn có thể liên hệ đội ngũ chuyên gia tư vấn của chúng tôi tại: LINK