Nội dung chính của bài viết
Bạn thân mến!
Trên chiếc xe điện hàng ngày bạn đang sử dụng có những thiết bị dễ hư hỏng hơn so với những thứ khác, bạn có biết chưa. Việc bổ sung kiến thức về điều này sẽ giúp bạn bảo vệ xế yêu và bản thân mình tốt hơn đấy. Hãy cùng Xedientot.vn tìm hiểu nhé.
Bất kỳ một linh kiện xe điện nào hỏng hóc cũng sẽ khiến việc tham gia giao thông của bạn gặp khó khăn.
Trong số ấy, lại đặc biệt có những linh kiện dễ hư hỏng hơn những thứ khác. Với những linh kiện này, chúng ta cần đặc biệt chú ý bảo dưỡng thường xuyên. Đó là những chi tiết nào, mình cùng xem nhé.

Quan trọng số 1: Ắc quy
Ắc quy là bộ phận quan trọng cung cấp toàn bộ điện năng cho xe. Không cần giải thích nhiều, chúng ta có thể hiểu được tầm quan trọng của nó. Đây cũng là bộ phận dễ hư hỏng nhất.
Những dấu hiệu báo hiệu ắc quy bị hư
Khi quan sát bằng mắt thường:
Bạn sẽ thấy bình ắc quy bị phù, có sự thay đổi về hình dáng so với ban đầu, hay thậm chí có hiện tượng chảy nước. Những dấu hiệu này báo hiệu rằng bình ắc quy của bạn đang gặp sự cố.

Khi sử dụng xe, có những dấu hiệu sau:
-Sạc nhanh đầy một cách bất thường
-Sạc mãi không đầy
-Xe chạy được quãng đường ngắn hơn rất nhiều so với quy định. Điều này báo động khả năng tích trữ năng lượng của ắc quy bị giảm sút
-Ắc quy đã được sạc đầy nhưng khi vít ga lại bị sụt điện, không đi được: Điều này thể hiện khả năng tích điện của ắc quy đã hỏng
-Ắc quy xe điện bị nóng khi sạc: Bộ phận tích điện của xe điện được thiết kề từ 4 đến 5 bình ắc quy nhỏ cộng lại. Do đó, khi một bình ắc quy bị hỏng sẽ khiến các bình còn lại phải gắng gồng công suất của bình bị hỏng, việc sạc đầy sẽ lâu hơn, và sinh ra nhiệt.
Nguyên nhân và cách khắc phục
-Đầu tiên là do chất lượng bình ắc quy: Bạn mua phải bình ắc quy kém chất lượng, hoặc không rõ nguồn gốc, không phù hợp với xe điện của mình. Lời khuyên là hãy lựa chọn sản phẩm từ những nhà cung cáp có uy tín, sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
-Cắm sác quá lâu: Hệ thống bình ắc quy của xe điện có khoảng 4-5 bình nhỏ. Thời gian sạc ắc quy sẽ rút ngắn theo thời gian. VD: năm đầu tiên thường mất 6-8 giờ để sạc đầy. Đến năm thứ hai thời gian sạc rút xuống còn 2-3H. Nhiều người không biết điều này nên cắm sạc quá lâu, khiến pin nhanh bị chai.
-Thường xuyên để xe dưới trời nắng nóng: Pin, ắc quy rất dễ chai, Bởi pin/ắc quy được hoạt động bằng phương thức hoạt hóa, nếu để nắng nóng chiếu vào sẽ khiến dung dịch trong đó bị tác động dẫn đến hoạt động không cao và nhanh bị hao.

Bảo dưỡng ắc quy thế nào?
-Cách sạc điện: Để ý chỉ số thông báo vạch điện trên ắc quy. Chỉ khi còn 1,2 vạch điện hãy sạc. Không để cạn kiệt ắc quy mới sạc. Tuy nhiên, cũng không sạc quá nhiều lần trong ngày. Việc sạc quá thường xuyên sẽ khiến ắc quy nhanh hỏng. Cách 2 ngày sạc ắc quy một lần là con số hợp lý nhất.
-Nếu phát hiện một bình ắc quy bị hỏng, hãy thay ngay, tránh tiếc nuối mà sử dụng, sẽ gây hại đến những ắc quy khác. Cuối cùng, bạn sẽ mất nhiều tiền cho nhiều ắc quy hơn khi tất cả chúng đều bị hư.
-Khi đã chắc chắn ắc quy bị hư, bạn hãy trang bị ngay một bộ ắc quy xe điện mới. Hiện nay, giá ắc quy trên thị trường dao động từ 1,000,000 đến trên 2,000,000 đồng. Một con số không đắt để bảo vệ cho chiếc xe điện cũng như bản thân mình.
Quan trọng số 2: IC điều tốc
Nhắc đến linh kiện xe điện quan trọng không thể thiếu IC điều tốc. Bộ phận này có thể được ví như trái tim của xe điện, với những vai trò quan trọng sau: Điều khiển tốc độ xoay của động cơ, bảo vệ các hệ thống điện của xe: Đèn, còi…
Những dấu hiệu thông báo IC điều tốc bị hư
-Xe bị giật khi tăng ga
-Khi xe đang đi bình thường, bật khóa lên và không chạy nữa.
-Dẫn xe khó khăn. Để kiểm tra, bạn hãy dựng chân giữa xe điện lên, sau đó dùng tay quay bánh sau. Nếu có cảm giác nặng nề, khó xoay, điều này chứng tỏ IC của xe bạn đã hỏng.

Nguyên nhân và cách khắc phục
Hiện nay, khi thiết kế, nhà sản xuất thường đặt IC điều tốc dưới yên xe. Ưu điểm của thiết kế này là tạo tính thẩm mỹ cho xe, tuy nhiên nhược điểm là khiến IC điều tốc dễ bị nước vào khi lưu thông xe trong ngày mưa. Đây là điều quan trọng mà các bạn cần đặc biệt chú ý.
Ngoài ra, khi IC điều tốc bị hở cũng sẽ tạo điều kiện cho nước thấm vào trong, gây hư hại các linh kiện bên trong IC. Do đó, các bạn hãy thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe điện của mình nhằm khắc phục ngay những trục trặc nhỏ, nhằm phòng tránh những hư hỏng đáng tiếc có thể xảy ra.
Do tâm lý tiếc nuối: Khi IC đã đến tuổi thọ, có những dấu hiệu bị yếu, thợ báo cần thay nhưng bạn lại tiếc tiền, định chờ đến khi ắc quy hư hẳn rồi thay. Điều này dẫn đến hiện tượng IC không được cung cấp đủ điện áp để hoạt động. Cuối cùng, bạn vừa phải thay ắc quy, vừa phải thay IC.
IC giả: Bạn đã từng thay IC, do mua nhầm IC chất lượng kém, thay ở cơ sở không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Lời khuyên là hãy lựa chọn bảo trì xe điện ở cơ sở chất lượng, uy tín. Tại xedientot.vn, chúng tôi có hệ thống kỹ sư được đào tạo tay nghề vững chãi, đảm bảo khiến bạn yên tâm.
Bảo dưỡng IC
Khi xác định IC bị hư, bạn có thể tự bảo dưỡng IC theo hướng dẫn tại đây, hoặc liên hệ với những cơ sở sửa chữa uy tín nhất để được hỗ trợ tận tình bạn nhé.
Quan trọng số 3: Động cơ xe điện
Một trong những linh kiện xe điện quan trọng nhất, chính là động cơ. Động cơ xe điện được chia làm hai phần chính là phần vỏ và phần lõi.
Phần vỏ động cơ nằm bên ngoài có chức năng bảo vệ động cơ khỏi những tác nhân gây hư hỏng từ bên ngoài.
Phần lõi động cơ được trang bị nam châm giúp động cơ có thể quay khi có dòng điện đi qua lõi động cơ.

Dấu hiệu động cơ xe điện bị hỏng
-Bánh sau xe điện kẹt cứng, không di chuyển được: Do động cơ xe điện thường được trang bị ở bánh sau, nên khi xảy ra hiện tượng này, các bạn có thể nghĩ đến nguyên nhân động cơ xe đã bị hỏng.
-Khi khởi động, bánh xe chỉ quay 1/3 rồi dừng.
-Trong quá trình chạy, động cơ phát ra tiếng động lạ. Một chiếc xe điện lành lặn khi chạy sẽ không phát ra tiếng động. Trường hợp xe điện phát ra tiếng động lạ, lại đến từ động cơ, bạn có thể nghĩ đến việc động cơ xe của mình có vấn đề.
-Động cơ xe nóng bất thường hoặc chạy chậm: Hãy bình tình! Từng bước một kiểm tra toàn bộ động cơ xem xe có bị nước vào hay không. Dùng khăn lau khô toàn bộ xe cả bên ngoài lẫn bên trong. Nếu tình trạng vẫn còn, hãy mang xe đến các trạm bảo hành uy tín để sửa chữa.
Nguyên nhân và cách khắc phục
Động cơ xe điện thường được làm bằng nam châm vĩnh cửu, rất khó hư hỏng. Nguyên nhân đầu tiên mà các bạn nên nghĩ đến là động cơ bị ngấm nước quá lâu. Hãy nhớ lại lịch sử di chuyển của bản thân xem mình có thường đi qua những khu vực ngập nước, hay để xe ngoài mưa quá nhiều hay không.
Nguyên nhân thứ hai khiến động cơ xe điện bị hỏng là do thường xuyên chở quá tải trọng cho phép. Điều này sẽ tạo nên một áp lực lớn lên động cơ xe điện. Khi buộc phải hoạt động quá sức trong một thời gian dài thì sớm hay muộn, động cơ sẽ hỏng.

Bảo dưỡng động cơ
Linh kiện xe điện luôn cần chúng ta chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên, nhất là đối với một bộ phận quan trọng như động cơ xe. Bất cứ một chi tiết nào trên xe bị hỏng cũng đều khiến chúng ta khó chịu. Riêng với động cơ, một khi đã hỏng, thì xe của bạn sẽ dừng hoạt động.
Để tránh tình trạng này xảy ra, hãy hạn chế việc điều khiển xe điện trong trời mưa, chở xe quá tải. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra, vệ sinh động cơ để phát hiện những lỗi nhỏ nhất, từ đó sửa chữa kịp thời.
Quan trọng số 4: Tay ga
Tay ga, một linh kiện xe điện giúp bạn điều khiển xe di chuyển, tăng và giảm tốc. Trong quá trình sử dụng, tay ga có thể gặp những lỗi kỹ thuật sau, khiến bạn không thể điều khiển xe như ý nữa.
Dấu hiện nhận biết tay ga xe điện bị hỏng
-Tăng ga thì xe bị giật
-Mỗi lần vặn ga thì xe lên ga rất chậm, hoặc không lên.
Đó là những dấu hiệu cơ bản báo hiệu rằng tay ga của bạn đang có vấn đề, cần được bảo trì nhanh chóng.

Nguyên nhân tay ga hỏng và cách khắc phục
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tay ga xe điện bị hỏng, trong đó phổ biến nhất là 3 nguyên nhân sau đây:
-Xe điện đi mưa bị ngập nước, động cơ hư hỏng. Đây là nguyên nhân gián tiếp khiến tay ga xe điện không hoạt động được.
-Xe điện bị chạm dây: Trong quá trình sử dụng, xe điện của bạn bị vào nước hoặc va chạm khiến dây bị chạm, và tay ga không thể hoạt động
-Dây ga bị đứt: Khi lưu thông, do một số lý do: Vặn ga quá mạnh, va chạm giao thông…khiến dây ga bị đứt. Đây cũng là nguyên nhân rất hay xảy ra.
Cách khăc phục:
Khi tay ga bị vào nước, bạn có thể dùng máy sấy tóc hong sấy khô tay ga, đợi 30 phút, sau đó sử dụng. Nếu tay ga xe điện hoạt động bình thường, bạn đã thành công.
Trường hợp xe vẫn…bất động, lúc này bạn có thể cân nhắc mang xe đến các tiệm bảo hành uy tín để được hỗ trợ sửa chữa.
Bảo dưỡng tay ga
Hạn chế lưu thông xe điện trong ngày mưa gió là cách bảo quản xe điện tốt nhất, không chỉ cho tay ga mà cho toàn bộ các linh kiện xe điện khác trên xe.
Ngoài ra, lúc lên ga nên vừa phải, không nên vặn ga quá mạnh, quá gấp, sẽ khiến dây ga bị đứt.

Quan trọng số 5: Ổ khóa điện
Ổ khóa xe điện là nơi bạn bắt đầu cung đường vi vu cùng chiếc xe của mình. Chìa khóa đút vào, đề ga và lăn bánh.
Linh kiện xe điện này có chức năng như một công tắc điện, dùng để đóng mở hệ thống đèn hiển thị, pin, còi xe và cấp điện cho IC của xe.
Là một trong 5 bộ phận quan trọng nhất của xe, ổ khóa xe điện cũng rất dễ gặp hiện tượng hỏng hóc, như sau
Dấu hiệu nhận biết ổ khóa xe điện hỏng
Một ngày đẹp trời, bạn dắt chiếc xe của mình ra, vừa tra chìa khóa vào thì chợt nhận ra:
-Mình có thể tra hết chìa khóa vào ổ, nhưng lại không vặn chìa khóa được
-Không thể tra hết chìa khóa vào ổ.
-Bạn loay hoay thử với tất cả chìa khóa, nhưng ngạc nhiên chưa? Chìa khóa nào ổ khóa cũng chịu nhận, và đồng ý mở cho tất cả
-Ổ khóa xe điện của mình đã bị biến dạng, méo mó
Nếu có những dấu hiệu trên đây thì chứng tỏ ổ khóa xe điện của bạn đã bị hư. Chúng ta sẽ cần làm một số thứ để xử lý nó.
Trước tiên là xem tiếp phần bên dưới.

Nguyên nhân ổ khóa xe điện hỏng và cách khắc phục
-Theo thời gian sử dụng, ổ khóa do va chạm, ma sát nhiều nên sẽ trượt lẫy, khiến điểm tiếp xúc bị kém, dẫn đến không nhận chìa khóa hiện tại. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể đem đến các cơ sở bảo hành để sủa, hoặc tốt nhất là thay ổ khóa mới.
-Trường hợp do va đập, té ngã, hoặc có vật thể lạ tác động vào bên trong ổ khóa khiến ổ khóa bị hỏng các điểm tiếp xúc từ bên trong. Trường hợp này bắt buộc phải thay ổ khóa do các chi tiết quá nhỏ từ bên trong, không thể sửa được.
-Trong quá trình sử dụng, bạn móc quá nhiều vật dụng vào chìa khóa, khiến chìa quá nặng. Khi tiếp xúc lâu ngày với ổ khóa cũng khiến ổ khóa không còn nhạy như xưa, đến một lúc nào đó ổ khóa sẽ bị hư. Lúc này không còn cách nào khác là thay ổ khóa mới.
Bảo dưỡng ổ khóa xe điện
Với các nguyên nhân kể trên, hẳn bạn cũng phần nào hình dung ra được những cách để giữ cho ổ khóa bền lâu rồi hen.
Có một số mẹo sau đây, có thể giúp bạn phần nào trong việc bảo dưỡng se máy:
-Hạn chế điều khiển xe điện trong mưa, mưa vào ổ khóa lâu ngày sẽ nảy sinh sự cố.
-Không treo chìa khóa quá nặng.
-Không nhét vật lạ vào ổ khóa điện.

Tổng kết
Trên đây là tổng hợp những linh kiện xe điện quan trọng nhất và cũng dễ hư hỏng trong quá trình sử dụng xe điện.
Với những chia sẻ này, Xedientot.vn hy vọng sẽ giúp được bạn phần nào trong quá trình sử dụng xe điện, và có những trải nghiệm tốt nhất với con xe của mình.
Mọi thắc mắc về tình trạng hư hỏng, cũng như thông tin về mua bán các loại xe điện, quý khách hàng có thể liên hệ với Xedientot.vn để được hỗ trợ tận tình nhất.