Phụ nữ mang thai có nên mổ U NANG BUỒNG TRỨNG không? – 4 biến chứng thường gặp

U nang buồng trứng là bệnh lý không hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, u nang buồng trứng khi mang thai lại gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là việc mổ u nang buồng trứng khi mang thai..

U NANG BUỒNG TRỨNG LÀ GÌ?

U nang buồng trứng là khối u xuất hiện bất thường bên trong buồng trứng. Đây là bệnh lý khá thường gặp ở phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Các biểu hiện của u nang buồng trứng thường không quá rõ ràng nên các chị em thường không phát hiện ra cho đến khi khối u trở lên lớn hơn và gây ra các biến chứng xấu.

Tuy nhiên, u nang buồng trứng có thể dễ dàng được phát hiện qua siêu âm, nên nhiều mẹ bầu đến lúc có thai mới phát hiện ra mình bị u nang buồng trứng, dẫn đến tâm lý hoang mang, lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
U nang buồng trứng khi mang thai

Các dạng u nang buồng trứng

U NANG BUỒNG TRỨNG KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Có nhiều dạng u nang buồng trứng, mặc dù phụ nữ khi mang thai có thể bị bất kỳ dạng u nang nào, nhưng phần lớn đều là các khối u lành tính, có khá ít trường hợp bị u ác tính.

Tuy nhiên, để chắc chắn mẹ bầu có 1 thai kỳ an toàn, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian khám thai thường xuyên hơn để theo dõi sự phát triển của khối u, và can thiệp sớm nếu có biến chứng bất thường.

u nang buồng trứng khi mang thai

Các mẹ bầu cần thăm khám thai thường xuyên nếu có u nang buồng trứng

Hầu hết các khối u lành tính có thể tự tiêu biến trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên đối với các khối y lớn và không tự tiêu biến được, các bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết, nếu cần can thiệp bằng phẫu thuật sẽ chỉ định sau tuần 13 của thai kỳ.

Các biến chứng được ghi nhận có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi do u nang buồng trứng khi mang thai bao gồm: u chèn ép thai nhi, u bị vỡ và xoắn gây sảy thai, sinh non, nhau tiền đạo, và u hóa ác tính.

U chèn ép thai nhi

U nang buồng trứng khi phát triển đến một kích thước nhất định sẽ chèn ép thai nhi, ảnh hưởng đến không gian phát triển của thai nhi. Đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ, u nang lớn khiến cho bé khó quay đầu, hậu quả là mẹ khó có thể sinh thường được, mà sẽ được chỉ định mổ bắt thai.

U nang buồng trứng khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các biểu hiện thai nghén của mẹ bầu nặng hơn bình thường, và luôn trong tình trạng chướng bụng, nặng nề, khó chịu

U bị vỡ và xoắn 

Biến chứng có thể gặp khi mẹ bầu bị u nang buồng trứng đó là u bị vỡ và xoắn dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non tăng cao. Trong quá trình theo dõi thai kỳ, nếu phát hiện u nang tử cung có nguy cơ bị vỡ, bác sĩ có thể chỉ định đình chỉ thai kỳ để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu.

U nang buồng trứng bị xoắn

U nang buồng trứng bị xoắn

Xoắn nang: hay gặp ở khối u có kích thước nhỏ, cuống dài, không dính, xoắn nang có thể xảy ra khi đang mang thai (nhất là trong những tháng đầu thai nghén), hoặc sau khi đẻ.

Vỡ nang: thường xảy ra sau khi nang bị xoắn hoặc sau chấn thương vùng bụng dưới.

Nhau tiền đạo

Khối u xuất hiện trong tử cung có thể ảnh hưởng đến vị trí của nhau thai khi mang bầu. Nhau tiền đạo là hiện tượng bánh nhau không bám ở vị trí đáy hoặc thân tử cung như bình thường, mà nằm ở vị trí chắn ngang đường đi của thai nhi khi sanh qua ngả âm đạo, nên thường sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Các biến chứng thường gặp khi mẹ bầu bị nhau tiền đạo đó là xuất huyết âm đạo, thiếu máu, nhiễm trùng, thậm chí tử vong.

Đối với thai nhi, nếu mẹ bị xuất huyết nhiều trong quá trình mang thai sẽ khiến cho em bé bị còi cọc, suy dinh dưỡng, suy thai, có thể dẫn đến sinh non.

U hóa ác tính

Tùy vào từng loại u mà tỷ lệ u hóa ác tính cao hoặc thấp khác nhau. Các khối u hóa ác tính nguyên nhân chủ yếu là do u nằm quá lâu trong ổ bụng mà không được phát hiện để chữa trị kịp thời.
Tuy nhiên trong thai kỳ, u nang buồng trứng vẫn có thể chuyển hóa thành ung thư. Vì vậy mẹ bầu cần theo dõi sát sao tình trạng của khối u trong quá trình mang thai để đảm bảo mình có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

MỔ U NANG BUỒNG TRỨNG KHI MANG THAI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Khi phát hiện u nang buồng trứng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu làm một số xét nghiệm cần thiết để dự đoán kích thước nang, loại nang, lành tính hay ác tính và theo dõi sự phát triển của khối u.
Mổ u nang buồng trứng giai đoạn này không được khuyến khích vì thai nhi trong 3 tháng đầu chưa phát triển đủ khỏe mạnh để thực hiện mổ lấy u. Ngoài ra, sau khi mổ mẹ cũng phải uống khá nhiều loại thuốc và có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Trừ các trường hợp bất khả kháng như khối u ác tính, hay biến chứng xoắn, vỡ u… thì bắt buộc phải mổ để bảo vệ sức khỏe của người mẹ.

Trong 3 tháng giữa của thai kỳ

Trong quá trình theo dõi thai kỳ, nếu được chỉ định u nang buồng trứng cần phải mổ thì sẽ được thực hiện vào thời gian sau 13 tuần vì lúc này rau thai đã tiết đủ hoocmon để nuôi dưỡng thai, nếu là nang hoàng thể thì thường giảm kích thước hoặc không phát triển nữa, có thể không cần phải mổ.
Nếu u phát triển to nên trong 3 tháng giữa thai kỳ, thì nên mổ ngay.
Mổ u nang buồng trứng khi mang thai

Mổ u nang buồng trứng khi mang thai có thể thực hiện sau tuần 13 của thai kỳ

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ

Với khối u lành tính và được chỉ định mổ lấy thai, các bác sĩ có thể kết hợp lấy khối u buồng trứng trong quá trình mổ lấy thai.
Với khối u ác tính không thể được chỉ định mổ càng sớm càng tốt, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn tiêm trưởng thành phổi và mổ bắt thai khi em bé đủ trưởng thành và có thể sống khỏe mạnh khi nuôi lồng kính.
Mổ nội soi u nang buồng trứng cho phụ nữ mang thai
Phòng ngừa u nang buồng trứng khi mang thai
Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, và không phải đối mặt với bất kỳ nguy cơ nào liên quan đến u nang buồng trứng hay các bệnh lý nguy hiểm khác, mẹ bầu nên đi khám sức khỏe trước khi mang thai để đảm bảo mình đủ điều kiện sức khỏe cho 9 tháng 10 ngày mang bầu.
Nếu bạn cần được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến u nang buồng trứng khi mang thai, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được các chuyên gia giải đáp trực tiếp.
Nguồn: – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT ngày 29/01/2015)
– https://thaythuocvietnam.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *