Nội dung chính của bài viết
Mục tiêu của Marketing được các doanh nghiệp, tổ chức xây dựng trong suốt quá trình dài. Với mong muốn cung cấp và truyền tải thông điệp thiết thực đến khách hàng.
Mục tiêu của Marketing là gì?
Mục tiêu của Marketing là các những điều, mà doanh nghiệp xây dựng và hướng đến trong suốt thời gian dài. Với mục đích đem lại những giá trị thiết thực và thiết lập mối quan hệ với khách hàng.
Mục tiêu của Marketing là gì?
Đối với một người làm Marketing giỏi, họ hiểu rằng một chiến dịch Marketing tốt là chiến dịch chứa mục tiêu của Marketing có thể đo lường được. Những người làm Marketing phân tích rõ các mục tiêu của Marketing một cách cụ thể sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn với những người không làm.
Mục tiêu của Marketing có vai trò gì?
Đối với mỗi chiến dịch, mục tiêu của Marketing được coi là kim chỉ nam. Có thể hiểu mục tiêu của Marketing là nền tảng để xây dựng các chiến lược phù hợp. Nếu mục tiêu của Marketing không được thiết lập, các hoạt động khác sẽ trở lên vô nghĩa. Bên cạnh đó, mục tiêu của Marketing còn là động lực để doanh nghiệp và người làm Marketing cố gắng đạt được.
Xác định mục tiêu của Marketing
Để xác định được mục tiêu của Marketing dựa trên 3 dạng mục tiêu chính:
Mục tiêu Marketing
Mục tiêu Marketing
Mục tiêu Marketing đóng vai trò quan trọng, hướng tới sự thay đổi hành vi người tiêu dùng. Các giá trị tác động được thể hiện như sau:
- Tăng lượng tiêu thụ bằng cách thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm.
- Gía trị sản phẩm tăng lên khi phát triển tính năng mới của sản phẩm. Điều doanh nghiệp cần làm là khuyến khích khách hàng chấp nhận mức giá đó.
- Thâm nhập thị trường đạt kết quả tốt hơn khi chiến lược Marketing thú hút được người tiêu dùng sử dụng sản phẩm.
- Mức độ trung thành đạt được hiệu qủa khi thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm bằng điểm mạnh và các chương trình ưu đãi.
Việc xây dựng mục tiêu của Marketing thường hướng tới mục đích tăng khách hàng tiềm năng; tăng tương tác; nhận diện thương hiệu; hay tái định vị thương hiệu thông qua truyền thông.
Mục tiêu kinh doanh
Mục tiêu kinh doanh là mong muốn thúc đẩy kinh doanh, gia tăng doanh số; vì thế nó rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Khi có được mục tiêu kinh doanh, chúng ta sẽ dễ dàng đưa ra các mục tiêu Marketing; để giải quyết các vấn đề về doanh số.
Mục tiêu kinh doanh
Các tiêu chí để thiết lập mục tiêu kinh doanh:
- Thị phần tăng trưởng và mở rộng khi số lượng hàng hóa bán ra nhiều hơn đối thủ.
- Doanh số tăng khi lượng bán đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra.
- Sự tăng trưởng giúp mở rộng thị phần, thúc đẩy như cầu mua hàng và gia tăng doanh số.
Mục tiêu truyền thông
Để sản phẩm được người tiêu dùng biết đến; mỗi doanh nghiệp đều cần thu hút khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông. Và sự nhận thức của khách hàng với doanh nghiệp, sản phẩm là mục tiêu truyền thông chính mà doanh nghiệp hướng tới. Truyền thông là cách giúp nâng cao nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp hoặc sản phẩm.
Để thiết lập mục tiêu truyền thông cần có các yếu tố sau:
- Channel Quality là mức độ tương tác của khách hàng với kênh truyền thông của doanh nghiệp. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ truyền thông của kênh.
- Awareness thường có 3 cấp độ. Cấp độ đầu tiên là Top mind – thương hiệu đầu tiên xuất hiện trong nhận thức của người tiêu dùng. Kế đến là Spontaneous/ Promoted – các thương hiệu ở vị trí thứ 2,3 trong nhận thức của người tiêu dùng. Và cuối cùng là Aided – các thương hiệu cần gợi nhắc.
- Key Attribute thường gắn liền với giá trị thực tiễn, giá trị cảm xúc và giá trị quan của doanh nghiệp. Tất cả các giá trị kể trên đều là tài sản của doanh nghiệp.
- Creative Quality là mức độ sáng tạo của các sản phẩm truyền thông, quảng cáo, TVC,…
- Retention rate đánh giá được tỷ lệ quay lại của khách hàng.
3 nhóm mục tiêu của Marketing
Mục tiêu của Markeeting chia làm 3 nhóm chính:
3 nhóm mục tiêu của Marketing
1. Nhóm quản trị Marketing
Quản trị Marketing gồm các mục tiêu như sau:
- Tăng lợi nhuận là xác nhận mức giá tối đa khách hàng có thể chi trả; giảm tối thiểu chi phí sản xuất; quảng cáo; vận chuyển và kho bãi
- Marketing hiệu quả với các hoạt động như: đào tạo đội ngũ bán hàng, sản xuất; tìm kiếm công nghệ mới có hiệu xuất cao; cải tiến quy trình thực hiện.
2. Nhóm xây dựng và cung cấp giá trị
Nhóm xây dựng và cung cấp giá trị có 3 mục tiêu chính:
- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng các hoạt động như: cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trải nghiệm người dùng; khảo sát thị trường; cung cấp nguyên vật liệu chất lượng; thu thập dữ liệu người dùng.
- Tiếp cận khách hàng bằng các hoạt động: tìm kiếm khách hàng mới; xây dựng kênh phân phối phù hợp; mở rộng quy mô phân phối.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng để đạt được kết quả cao cần: phân loại khách hàng; chăm sóc khách hàng trong suốt quá trình tư vấn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
3. Nhóm quảng bá và truyền thông
Ở nhóm này được chia thành 4 mục tiêu chính:
- Truyền tải thông điệp là thông báo đến khách hàng về dòng sản phẩm, nhãn hiệu mới; sự kiện hay các chương trình khuyến mãi; giá trị lợi ích mà khách hàng nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ.
Nhóm quảng bá và truyền thông
- Xây dựng thương hiệu là các hoạt động nâng cao độ nhận diện thương hiệu; định vị và xây dựng giá trị của thương hiệu; nâng cao uy tín doanh nghiệp thông qua các hoạt động cộng đồng.
- Thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm mới; tham gia các sự kiện, hội nghị của doanh nghiệp; cài đặt ứng dụng trên điện thoại.
- Gợi nhớ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ; gia hạn thanh toán, dịch vụ.
Mục tiêu của Marketing rất quan trọng đối với một dự án. Vì thế, để có thể xây dựng chiến lược Marketing chi tiết; thì SMART GOAL là phương án được nhiều người lựa chọn và hiệu quả. Dưới đây là cách xây dựng mục tiêu theo tiêu chuẩn SMART.
Thiết lập mục tiêu của Marketing theo tiêu chuẩn SMART
Theo nguồn thông tin của Wikipedia; thì việc sử dụng thuật ngữ SMART đã được biết đến vào năm 1981; trong ấn bản “Management Review” của George T. Doran. Điều khiến thuật ngữ này được mọi người công nhận là nhờ vào tính chi tiết và dễ hiểu của nó.
Thiết lập mục tiêu của Marketing theo tiêu chuẩn SMART
Mô hình SMART giúp chúng ta hiểu chính xác cần làm gì để đạt được mục tiêu nhanh chóng và dễ dàng nhất. Cùng tìm hiểu bí mật của 5 chữ cái S.M.A.R.T nhé.
S – Specific (Cụ thể)
Bước đầu tiên, bạn cần phải biết chính xác bạn làm gì, muốn gì và tại sao lại làm chúng. Bước này giúp chúng ta làm rõ những mơ hồ của bản thân về một dự án, hay một mục tiêu nào đó. Ví dụ, thay vì mong muốn mình có thể bán được nhiều đơn hơn; thì hãy đặt mục tiêu bán được 1000 đơn mỗi tháng cho 1000 người sống tại Tp. HCM,.. Một mục tiêu rõ ràng, cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được.
M – Measurable (Có thể đo lường được)
Mục tiêu của bạn cũng cần đo lường được. Có thể hình dung như sau: Mục tiêu của bạn bán được 1000 đơn hàng, sống tại TP. HCM,.. bạn có thể đo lường bằng hoá đơn mua hàng. Tuy nhiên, mục tiêu của bạn phải là một con số cố định, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng đo lường được.
A – Attainable (Có thể đạt được)
Khi thiết lập một mục tiêu, bạn cần xem xét nguồn lực hiện tại của mình. Sẽ rất khó đạt được mục tiêu; khi bạn thiết lập một mục tiêu ngoài khả năng thực hiện của mình.
Attainable (Có thể đạt được)
Nếu bạn đặt mục tiêu bán được 10.000 đơn hàng trong vòng 1 tháng; nhưng bạn chỉ có 1.000 đơn có sẵn; bạn chỉ có 1 nhân viên kinh doanh; và thị phần của doanh nghiệp còn hạn hẹp. Thì đây là một mục tiêu không khả thi và rất khó thực hiện được.
R – Relevant (Thực tế)
Một mục tiêu thực tế là điều cự kỳ quan trọng. Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian mà không thu lại được gì; khi mục tiêu của bạn quá hoang đường và phi thực tế.
Ví dụ: đặt mục tiêu trở thành công ty lớn nhất Việt Nam trong vòng 3 năm; trong khi doanh nghiệp của bạn mới hoạt động được 1 năm.
Hãy thiết lập một mục tiêu thực tế, phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Time – Thời gian cụ thể
Khi nào bạn bắt đầu thực hiện mục tiêu? Cần bao lâu để đạt được mục tiêu? Các mốc thời gian chia nhỏ như thế nào?,.. Đây là những câu hỏi bạn cần trả lời khi thiết lập mục tiêu cho bất cứ dự án nào.
Có mục tiêu của Marketing chi tiết và cụ thể là bước khởi đầu đúng đắn cho mỗi dự án. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải theo dõi và đo lường các tiến độ của mục tiêu. Đây là cách hiệu quả và nhanh nhất, giúp doanh nghiệp của bạn tăng tốc và đạt mục tiêu dài hạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết về trade Marketing ở link dưới đây.
>> Đọc thêm: Trade Marketing là gì? Công việc của người làm Trade Marketing?