Nội dung chính của bài viết
U nang buồng trứng là căn bệnh thường găp ở mọi lứa tuổi, đăc biệt ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Một số dạng của u nang buồng trứng hoàn toàn không nguy hiểm và dần biến mất. Tuy nhiên, cũng có cả dạng nguy hiểm thậm chí dẫn tới vô sinh.
Vậy nguyên nhân mắc bệnh u nang buồng trứng là gì? Và cách điều trị u nang buồng trứng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tiepthiinternet tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. U nang buồng trứng là gì?
2. Nguyên nhân hình thành u nang buồng trứng
- Phụ nữ đã từng sảy thai là nguyên nhân dễ mắc bệnh u nang buồng trứng.
- Nữ giới sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp trong thời gian dài. Các loại thuốc này ức chế sự rụng trứng hoặc ngăn chặn trứng bám vào niêm mạc tử cung, chính vì thế nó đã tác động tới nội tiết của nữ giới.
- Sử dụng nhiều loại thịt, trứng, sữa đều có thể dẫn đến sự thay đổi hormone trong trong cơ thể, hình thành nên các nang tại buồng trứng.
- Sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống cũng gây mất cân bằng nội tiết. Ăn quá nhiều thịt đỏ, đồ ăn chiên rán và ít thực phẩm giàu chất xơ đều không tốt cho sức khỏe sinh sản của nữ giới.
- Ngoài ra, bệnh cũng có nguyên nhân bởi các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang,…

Theo nghiên cứu, những nữ giới gặp phải tình trạng béo phì hoặc thường xuyên gặp căng thẳng, stress trong công việc làm việc quá sức có tỉ lệ mắc u nang buồng trứng cao hơn ở nữ giới có tinh thần thoải mái và cơ thể cân đối. Do đó, vấn đề cân nặng, stress cũng có thể kích thích sự phát triển của u nang.
3. Dấu hiệu u nang buồng trứng cần đặc biệt chú ý
-
Kinh nguyệt có dấu hiệu bất thường: Khi có bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân, không loại trừ nguyên nhân do u nang buồng trứng. Một số bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt như: kinh nguyệt đến sớm, đến muộn, vô kinh hoặc lượng máu kinh ra nhiều, ra ít khác thường,…
- Đau bụng và cảm giác đầy bụng: Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp khi nữ giới bị u nang buồng trứng. Tùy vị trí của u nang (buồng trứng trái hay buồng trứng phải) mà chị em sẽ cảm thấy đau bụng ở bên tương ứng. Ngoài ra, chị em cũng thường xuyên cảm thấy đầy bụng như ăn no.
- Chảy máu âm đạo, đau lâm râm vùng âm đạo: Nhiều nữ giới bị chảy máu âm đạo bất thường, thường xuyên thấy đau lâm râm vùng âm đạo khi đi khám đã phát hiện u nang buồng trứng. Do đó, chị em đừng chủ quan khi thấy dấu hiệu này.
- Đau thắt lưng, đau chân: U nang có thể phát triển to và đè lên các dây thần kinh sau xương chậu nên gây ra những cơn đau âm ỉ vùng thắt lưng, lưng và chân.
- Tiểu nhiều hoặc không buồn đi tiểu: Sự phát triển của u nang ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Nếu u nang phát triển to, chèn ép lên bàng quang sẽ khiến bạn buồn đi tiểu thường xuyên. Nếu u nang làm tắc ống tiểu thì người bệnh lại không có cảm giác buồn đi tiểu.
- Đau khi quan hệ tình dục: Nếu bạn quan hệ tình dục và cảm thấy đau ở một bên so với bên kia, thì bạn cần nghĩ đến u nang buồng trứng. Một số u nang khi phát triển với kích thước lớn, có thể nằm ngay ở cổ tử cung gây cản trở. Do đó, bạn sẽ xuất hiện cảm giác đau đớn khi quan hệ.
- Tăng cân không rõ nguyên nhân: Mặc dù không phải là triệu chứng điển hình của bệnh, tuy nhiên nếu bạn tăng cân bất thường đi kèm với một số triệu chứng kể trên thì bạn nên nghi ngờ và đến gặp bác sĩ để được thăm khám và phát hiện sớm

4. U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng thường được chia làm 2 loại: U nang cơ năng và u nang thực thể.
U nang buồng trứng cơ năng thường là u lành tính, có thể tự biến mất và không gây nguy hiểm. Ngược lại, u nang buồng trứng thực thể thường tiến triển chậm, âm thầm qua nhiều năm. Khi triệu chứng rõ rệt tức là u đã to và chèn ép vào các tạng xung quanh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng.
- Xoắn u nang: Có thể xảy ra với bất kỳ loại u nào, những u nhỏ, có cuống dài, không dính là những u dễ bị xoắn. Do tuần hoàn máu đến buồng trứng bị ngưng trệ nên khi u xoắn bệnh nhân đau bụng dữ dội, liên tục, có thể buồn nôn, nôn, đôi khi có thể choáng vì đau. Khối u phình to khiến bụng chướng, ấn đau hạ vị và hai hố chậu, có phản ứng thành bụng. Thăm âm đạo thấy khối u căng, ít di động, ấn đau nhói.
- Vỡ nang: Biến chứng xảy ra khi áp lực dịch trong khối u quá lớn, gây vỡ u nang. Bệnh nhân đột ngột đau bụng, đau liên tục, hạ vị và hai hố chậu ấn đau, có phản ứng. Một số trường hợp vỡ nang gây chảy máu trong, bệnh nhân có thể choáng mất máu. Thăm khám âm đạo thấy khối u khó xác định, tử cung đau khi di động. Sau khi vỡ nang, bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn, bụng trướng, có thể có phản ứng phúc mạc, thăm khám âm đạo thấy u dính, rất ít di động, ấn thấy đau. Nếu như không điều trị kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Chèn ép các tạng xung quanh: Biến chứng này thường muộn, khi u đã phát triển lâu, kích thước lớn. U chèn ép bàng quang gây đái rắt, chèn ép trực tràng gây táo bón, đôi khi chèn ép niệu quản gây ứ nước bể thận, thậm chí có những khối u buồng trứng rất lớn chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây tuần hoàn bàng hệ, phù hai chi dưới, cổ trướng. Ung thư hóa có thể xuất hiện ở nang nước.
5. Chữa trị u nang buồng trứng như thế nào?
- Đối với u nang buồng trứng lành tính thường là sau phẫu thuật bệnh sẽ dứt điểm, cách phẫu thuật này không làm triệt sản. Đối với phụ nữ lớn tuổi (đã có đủ con, hay sau tuổi mãn kinh) bác sĩ sẽ áp dụng khuynh hướng cắt bỏ khối u lẫn tử cung và phần phụ còn lại.
- Còn với nhóm u nang buồng trứng ác tính, cũng có nhiều phương pháp khác nhau trong điều trị. Phẫu thuật cắt bỏ trọn khối u, đồng thời làm xét nghiệm tìm tế bào ung thư di căn được áp dụng cho phụ nữ trẻ, hoặc chưa có đủ số con.

Có thể bạn quan tâm: Phòng khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội