Nội dung chính của bài viết
Những chậu cây xanh trong nhà đem lại cảm giác ấm cúng dễ chịu cho căn phòng. Cây cối trồng trong nhà vừa là vật trang trí đẹp mắt, vừa có công dụng thanh lọc không khí, giúp bạn cải thiện sức khỏe và tăng khả năng tập trung.Bằng việc tạo môi trường tốt và cung cấp lượng nước và chất dinh dưỡng thích hợp cho cây, bạn có thể đảm bảo cây cối trồng trong nhà có thể sinh trưởng tốt. Dưới đây, Ecolafa sẽ tiết lộ bí quyết chăm sóc cây cảnh trong nhà một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Tìm hiểu cây trồng
Có rất nhiều thông tin chi tiết về cách chăm sóc loại cây của bạn, bao gồm các hướng dẫn về độ ẩm, ánh sáng và lượng nước tưới phù hợp. Vì có nhiều loài cây trồng trong nhà khác nhau, điều quan trọng là bạn cần biết môi trường nào là lý tưởng cho loài cây bạn đang trồng.
Xác định xem cây của bạn là loại cây cho lá hay cây cho hoa. Cây cho lá khác với cây cho hoa và có nhu cầu về dinh dưỡng, nước và ánh sáng khác nhau.
Chọn cây dễ chăm sóc. Một số cây nhiệt đới đòi hỏi môi trường đặc thù để có thể phát triển tươi tốt, trong khi một số cây khác như phong lữ, trầu bà và cây tỏi rừng có sức chịu đựng cao và dễ chăm sóc. Hầu hết các cây xương rồng và cây mọng nước cũng thường có hình dạng lạ mắt và nhiều cây cho lá cũng dễ trồng.
* Lưu ý: Không phải tất cả các cây được bán với tên gọi cây trồng trong nhà có thể tồn tại lâu dài. Nhiều cây bán trên thị trường được gọi là cây trồng trong nhà lại không thực sự phù hợp với môi trường trong nhà. Thực ra nhiều người vô tình mua phải các loài cây này và thường thì cây chết khi họ đem về chăm sóc khiến họ nản lòng và không bao giờ muốn mua cây trồng trong nhà nữa.
Vị trí đặt chậu cây cảnh
Hầu hết cây trồng trong nhà sẽ lớn nhanh trong chậu có nhiều ánh sáng, thoát nước tốt ở nhiệt độ đều và độ ẩm cao thích hợp. Tuy nhiên, lại có một số cây có nhu cầu riêng biệt.
Ví dụ, cây có hoa và những cây có lá đốm thì cần nhiều ánh sáng hơn so với những cây có lá xanh và nhẵn, trong khi đó họ dương xỉ lại thích ở nơi tối hơn. Xương rồng, cây mọng nước và cây ăn thịt lại thích được đặt ở bậu cửa có ánh sáng nhưng lại tránh đặt trên bậu cửa chính nam vào mùa hè nơi chúng dễ bị héo.
Phong lan thích ánh sáng mặt trời gián tiếp, nhiều không khí trong lành và độ ẩm cao. Nói chung, nếu điều kiện sinh trưởng không tốt, không phù hợp, cây có hoa sẽ ít ra hoa và để cây có lá bị ố, trắng được xanh trở lại, cần phải cải thiện điều kiện ánh sáng.
Cung cấp nước đều đặn cho cây
Quan trọng nhất của chăm sóc cây cảnh trong nhà là cung cấp đủ lượng nước cho cây. Để làm được điều này, người trồng cần nắm vững đặc tính của cây cảnh là cây thích ẩm ướt hay chịu hạn. Cây ưa ẩm cần lượng nước nhiều hơn, các cây mọng nước thì phải tưới nước cách nhau và giữ đất khô thoáng.
1. Giữ cho đất trồng cây ẩm nhưng không ướt
Đất quá khô hoặc quá ướt có thể làm hại rễ và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây. Trong một số trường hợp, việc tưới quá nhiều hoặc quá ít có thể giết chết cây. Không có quy tắc tưới cây nào có thể áp dụng cho tất cả các loại cây trong nhà. Thay vào đó, việc bạn cần làm là xác định loài cây bạn đang trồng và tuân theo các hướng dẫn về tần suất tưới.
- Nếu mốc bắt đầu xuất hiện trên mặt đất hoặc có nước đọng dưới đáy chậu thì nghĩa là bạn đã tưới quá nhiều.
- Tưới cây khi bạn thấy đất nhạt màu đi hoặc nứt nẻ.
- Các cây mọng nước đòi hỏi các đợt đất khô hoàn toàn giữa những lần tưới.
- Nếu thấy có nước đọng bên trong hoặc dưới đáy chậu cây, bạn cần chắt hết nước ra để cây không bị ngâm trong nước. Nước đọng có thể giết chết cây.
2. Chọc ngón tay vào đất để kiểm tra độ ẩm dưới mặt đất

- Xin nhắc lại, mỗi cây có nhu cầu nước khác nhau. Hướng dẫn trên thích hợp với phần lớn cây cối, nhưng không phải là tất cả.
- Các dấu hiệu thiếu nước bao gồm: lá chậm phát triển, chuyển màu nâu và khô ở viền lá, các lá mọc phía dưới chuyển màu vàng và quăn lại.
- Các dấu hiệu cho thấy tình trang dư thừa nước bao gồm: lá chuyển màu, cây không đâm chồi mới, rụng lá và các mảng thối rữa mềm nhũn xuất hiện trên cây.
3. Dùng nước ở nhiệt độ phòng.
Nhiệt độ 20° C là thích hợp nhất để tưới cây. Bạn có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước hoặc lấy nước để bên ngoài và chờ cho nước đạt đến nhiệt độ phòng.
- Nếu nước quá nóng, rễ cây có thể bị tổn hại và cây bị sốc, dẫn đến nguy cơ chết cây.
- Nước quá lạnh sẽ khiến cây ngủ đông và cản trở sự phát triển của cây hiện tại và về sau
4. Chọn chậu có độ thoát nước tốt.
Khả năng thoát nước của chậu trồng cây là rất quan trọng, vì việc tưới quá nhiều hoặc quá ít nước đều có thể làm hư hại hoặc giết chết cây. Bạn cần đảm bảo chậu trồng cây phải có các lỗ thoát nước dưới đáy.
- Chậu có chất liệu như nhựa, kim loại hoặc thủy tinh sẽ hấp thụ nước kém hơn nhiều so với chậu gốm hoặc đất sét, vì vậy bạn cũng cần nhớ điều này khi chọn chậu trồng cây.
- Nhớ rằng chậu trồng cây phải có lỗ thoát nước dưới đáy. Nếu bạn dùng loại chậu trang trí (không có lỗ thoát nước), nước có thể đọng lại và làm chết cây.
Chăm sóc cây trồng trong nhà
1. Chọn một vị trí trong nhà nhận được đủ ánh nắng mặt trời.
- Tránh đặt cây trực tiếp dưới nắng mặt trời. Thay vào đó, bạn cần cung cấp đủ ánh sáng gián tiếp cho cây bằng cách đặt chậu cây ở trong phòng có nhiều ánh sáng. Bóng đèn huỳnh quang có thể thay thế cho ánh sáng mặt trời đối với một số cây.
- Cây cho hoa cần ánh sáng 12-16 giờ mỗi ngày.
- Cây cho lá cần được cung cấp ánh sáng 14-16 giờ mỗi ngày.
2. Đừng di chuyển cây quá nhiều.
Cây cối thích nghi với môi trường xung quanh khá chậm, vì vậy tốt nhất là bạn đừng di chuyển chúng quá nhiều. Bạn cũng không nên đặt cây vào nơi nhiệt độ thay đổi rõ rệt.
Việc đột ngột dời cây từ chỗ tối ra nơi tràn ngập ánh nắng mặt trời cũng tác động xấu đến cây. Nếu muốn di chuyển cây, bạn nên đem cây ra vị trí mới mỗi ngày 1 tiếng, và dần dần tăng thời gian cho đến khi cây hoàn toàn thích nghi.
3. Tăng độ ẩm trong phòng.
Không khí khô có thể có lợi cho một số loài cây như xương rồng, nhưng phần lớn cây cối cần độ ẩm, đặc biệt là loài cây nhiệt đới. Bạn có thể mua máy tạo ẩm phun sương đặt trong phòng và nhớ đặt ở khoảng cách đủ gần để cung cấp độ ẩm cho cây nhưng không làm ướt lá và hoa của cây.
- Một lựa chọn ít tốn kém hơn máy tạo ẩm là khay sỏi. Rót nước vào khay sỏi sao cho nước ngập gần đến bề mặt sỏi. Nước sẽ giúp làm ẩm phòng khi bay hơi.
- Bạn cũng có thể rót nước cất vào bình xịt và phun sương để cung cấp thêm độ ẩm cho cây.
- Lá cây héo úa, chuyển màu nâu và các nụ hoa còi cọc là các dấu hiệu cho thấy cây thiếu độ ẩm.
- Việc trồng cây thành cụm cũng giúp tăng độ ẩm.
4. Bổ sung phân bón cân đối 10-10-10 vào chậu cây.
Phần lớn cây trồng trong nhà sẽ sinh trưởng tốt với phân bón cân đối 10-10-10. Cây trồng trong nhà cần lấy chất dinh dưỡng từ đất và phân bón để sinh tồn. Nếu bạn không thay chậu cho cây hoặc không bổ sung chất dinh dưỡng vào đất thì cuối cùng cây sẽ chết. Con số đầu tiên biểu thị cho nitơ, số thứ hai là photpho, và số cuối cùng là kali.
- Nếu trồng cây cho hoa, bạn có thể mua phân bón có hàm lượng kali cao.
- Nếu trồng cây cho lá, bạn nên mua phân bón hoặc đất trồng cây có hàm lượng nitơ cao.
- Cây cối cũng cần các chất dinh dưỡng vi lượng được bổ sung vào đất hoặc phân bón để sinh tồn.
- Loài xương rồng hoặc các cây mọng nước đòi hỏi hỗn hợp đất đặc biệt để thoát nước hiệu quả. Chúng cũng cần được trồng trong chậu có nhiều lỗ dưới đáy để ngăn ngừa độ ẩm tích tụ lại trong đất quá nhiều vốn có thể giết chết cây
5. Thường xuyên cắt tỉa cây.
Một số loài cây cần được cắt tỉa rễ từng đợt, vì vậy bạn cần tìm hiểu xem nên cắt tỉa cây bao lâu một lần. Cây không được cắt tỉa có thể mọc thiếu kiểm soát, và rễ cây có thể thò ra khỏi chậu. Bạn hãy thường xuyên cắt tỉa để cây phát triển khỏe mạnh và để đỡ phải thay chậu.
- Cắt bỏ những cành chết vốn thường thu hút sâu bọ.
- Cắt chéo một góc 45° bên trên nút lá để kích thích cây đâm chồi mới và mọc sum suê hơn.
6. Không rót trà hoặc cà phê vào chậu trồng cây trong nhà.
Cà phê hoặc trà sẽ thu hút ruồi đến và gây hại cho cây. Đường cũng tạo ra môi trường thuận lợi cho các côn trùng sinh sôi.
Mặc dù nhiều người khẳng định rằng bón cà phê là tốt cho cây, nhưng thực ra việc này có thể giết chết những cây không chịu được nồng độ axit cao.
Tổng kết
Trên đây ecolafa đã tiết lộ bí quyết chăm sóc cây cảnh trong nhà một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Các bạn nhớ chia sẻ để lưu lại và áp dụng thành công nhé.