Tiết lộ phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng đầy đủ từ A – Z

Vingroup đang là một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất Việt Nam. Và người đứng sau những thành công đó chính là ông Phạm Nhật Vượng. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng – Bí quyết giúp ông chèo lái con thuyền Vingroup phát triển như ngày nay.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

1. Phạm Nhật Vượng là ai?

Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968, là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam và là Chủ tịch của tập đoàn Vingroup. Ngày 5/3/2021 vừa qua, ông Vượng tiếp tục lọt vào danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản 6,3 tỷ USD, xếp vị trí 344.

Mọi người ngưỡng mộ ông Phạm Nhật Vượng không chỉ về sự giàu có mà còn về nghệ thuật lãnh đạo, về những thứ mà ông đã làm cho cộng đồng, cho nhân viên.

2. Phong cách lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là người đứng đầu trong một doanh nghiệp, có vai trò chỉ đạo, phân công công việc cho cấp dưới. Phong cách lãnh đạo là phương pháp, cách thức mà nhà lãnh đạo đưa ra phương hướng, kế hoạch và tạo động lực cho các nhân viên cấp dưới. 

Mỗi nhà lãnh đạo sẽ có một phong cách lãnh đạo nổi bật cho riêng mình. Tuy nhiên tùy theo những hoàn cảnh khác nhau mà họ sẽ có những sự thay đổi cho phù hợp, và được gọi là “Lãnh đạo tình huống”.

Nhờ vào nghệ thuật lãnh đạo của mình, ông Vượng đã chèo lái con thuyền Vingroup vững mạnh
Nhờ vào nghệ thuật lãnh đạo của mình, ông Vượng đã chèo lái con thuyền Vingroup vững mạnh

3. Bật mí phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng

3.1. Không có suy nghĩ hưởng thụ khi làm việc

Nếu bạn làm việc với tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi, vừa làm vừa giải trí thì hiệu quả làm việc sẽ không cao bằng một người có thời gian làm việc, nghỉ ngơi rõ ràng. Hãy luôn giữ tinh thần của mình ở trạng thái cao nhất để xử lý tốt công việc và bất kỳ vấn đề nào xảy ra.

3.2. Làm việc với tinh thần đam mê, nghiêm túc với công việc

Khi làm việc với niềm đam mê thì chúng ta sẽ có tinh thần trách nhiệm, tự giác cao hơn. Và luôn cố gắng để cải thiện chất lượng công việc của mình mà không cần sự nhắc nhở, đốc thức. 

Chất lượng công việc của những người này cũng cao hơn những người làm việc với tinh thần làm đủ giờ, hết ca làm thì về, không cố gắng, nỗ lực trong công việc.

3.3. Nhanh không có nghĩa là không chất lượng, nó chỉ là lý do khi yếu kém

Bạn vẫn thường nghe câu “Nhanh ẩu đoảng” để ám chỉ những người làm việc nhanh và hiệu quả công việc kém. Và đây sẽ là lý do mà họ đưa ra khi chất lượng công việc kém.

Tuy nhiên với những người có chuyên môn, nắm rõ công việc, quy trình thì họ hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian làm việc mà hiệu quả mang lại vẫn rất cao. Cho nên để đánh giá hiệu quả công việc của một nhân viên thì phải xét trên chất lượng mang lại chứ không phải dựa vào quá trình làm nhanh hay chậm.

NEVER STOP LEARNLING là khẩu hiệu cho các nhà lãnh đạo
NEVER STOP LEARNLING là khẩu hiệu cho các nhà lãnh đạo

3.4. Lãnh đạo cũng cần phải học hỏi, đó mới là “nghệ thuật”

Không chỉ nhân viên mà ngay cả lãnh đạo cũng cần phải liên tục trau dồi, học hỏi để nâng cao kiến thức về nghệ thuật lãnh đạo cho bản thân để quản lý, hướng dẫn nhân viên tốt hơn.

Người lãnh đạo phải là người làm gương cho tất cả nhân viên. “Học, Học nữa, Học mãi” chính là tôn chỉ mà bất kỳ lãnh đạo nào cũng nên thực hiện, thúc đẩy tinh thần học hỏi cho mọi người trong doanh nghiệp.

3.5. Luôn luôn lắng nghe và xử lý những thắc mắc từ khách hàng

Nhiều doanh nghiệp luôn coi sản phẩm của mình là tốt nhất và khách hàng sẽ tự tìm tới họ. Tuy nhiên nếu bạn không chăm sóc khách hàng tốt, xử lý chậm trễ những phản hồi của khách hàng thì họ cũng sẽ dần tìm tới sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu khác.

Hãy luôn đặt khách hàng là trung tâm và ưu tiên xử lý nhanh chóng những vấn đề của họ. Khách hàng chính là người mang lại doanh thu, giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển bền vững.

3.6. Cần có quy trình làm việc, phân chia công việc rõ ràng

Lãnh đạo phải là người xây dựng lên mục tiêu, kế hoạch tổng cho doanh nghiệp. Từ đó phân chia công việc cho từng phòng ban dựa trên nhân lực, chi phí. Kế hoạch càng chi tiết thì công việc sẽ được tiến hành càng trơn tru, thuận lợi.

Ngoài ra người lãnh đạo cũng cần phải biết cách giám sát, đốc thúc nhân viên để công việc được thực hiện đúng tiến độ. Đây cũng là nghệ thuật mà nhà lãnh đạo cần phải trau dồi, nâng cao cho mình.

Các kiểu lãnh đạo phổ biến hiện nay
Các kiểu lãnh đạo phổ biến hiện nay

4. Các phong cách lãnh đạo phổ biến trong doanh nghiệp

4.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán

Hiểu một cách đơn giản là lãnh đạo sự đưa ra ý kiến, kế hoạch của mình và yêu cầu nhân viên phải thực hiện chính xác như họ đã đề ra. Nhân viên sẽ không tham gia xây dựng kế hoạch, không có cơ hội đưa ra đóng góp của mình.

Phong cách này chỉ hợp với những nhà lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, có được những thành công, tiếng nói trong lĩnh vực của họ. Những nhà lãnh đạo này luôn cầu nhân viên thực hiện chính xác theo yêu cầu được giao.

Ưu điểm

  • Nhân viên nhìn nhận vào vấn đề của mình do có sự nhận xét thẳng thắn, trực tiếp từ lãnh đạo.
  • Môi trường làm việc nghiêm túc, không có sự lười nhác.

Nhược điểm

  • Nhân viên cảm thấy khó chịu, có cảm giác gò bó.
  • Nhân viên không phát huy được tính sáng tạo của mình, làm việc bị động và lệ thuộc vào lãnh đạo.

4.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Bạn có thể hiểu là nhà nhân viên sẽ được tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng kế hoạch hay giải quyết một vấn đề nào đó. Nhà lãnh đạo cho phép nhân viên cùng mình phân tích và xử lý vấn đề nhưng họ vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Ưu điểm

  • Nhân viên cảm thấy nhận được sự tôn trọng từ nhà lãnh đạo.
  • Mang tới động lực làm việc tốt hơn cho nhân viên.
  • Nhân viên làm việc chủ động, sáng tạo hơn.
  • Gây dựng mối quan hệ tốt giữa nhà lãnh đạo và nhân viên.

Nhược điểm

  • Mỗi nhân viên sẽ có những suy nghĩ, ý tưởng khác nhau. Do đó nếu nhà lãnh đạo phân tích tình huống sai và lựa chọn những ý tưởng có tính khả thi không cao, không hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4.3. Phong cách lãnh đạo tự do

Khi nhà lãnh đạo có quá nhiều vấn đề cần giải quyết thì họ có thể ủy thác, trao một phần công việc cho nhân viên cấp dưới xử lý. Nhà lãnh đạo cần tin tưởng vào khả năng, trình độ của nhân viên trước khi quyết định ủy quyền cho nhân viên trực tiếp xử lý các vấn đề thay mình.

Khi có vấn đề, rủi ro xảy ra thì nhà lãnh đạo sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm cho quyết định của mình, chứ không phải là nhân viên được ủy thác.

Ưu điểm

  • Nhà lãnh đạo được giảm tải công việc để xử lý các công việc quan trọng hơn.
  • Khi nhân viên làm việc có chuyên môn, có trách nhiệm xử lý tốt công việc được giao thì doanh nghiệp sẽ hoạt động rất hiệu quả.
  • Nhân viên được ủy thác có cơ hội thăng tiến cao hơn.

Nhược điểm

  • Nếu nhà lãnh đạo đánh giá sai năng lực và giao công việc sai người thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp.

5. Ông Vượng thuộc nhóm phong cách lãnh đạo nào?

Dựa vào phần 3 và phần 4 ở trên, có thể thấy rằng ông Phạm Nhật Vượng là sự kết hợp của phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do.

Khi ông Vượng có sự phân chia, trao một phần công việc cho những nhân viên dưới quyền được tin tưởng. Đồng thời ông cũng cho nhân viên có không gian tự do sáng tạo, đóng góp ý kiến để doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Trên đây là bài viết “phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng” của chúng tôi. Hy vọng bạn sẽ áp dụng những phong cách này của ông Vượng để lãnh đạo doanh nghiệp, đội nhóm của mình hiệu quả hơn.

Nguồn: https://tiepthiinternet.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *