[Top 5] Phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất thế kỷ 21

Phương pháp dạy học hiện nay thì vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể cho phương pháp dạy học là gì? Phương pháp dạy học được định nghĩa như sau: cách làm việc giữa người dạy và người học, qua đó người học có thể nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng và hình thành năng lực cũng như thế giới quan.

1. Phương pháp động não

Phương pháp động não được sử dụng khi nội dung cần trao đổi ngắn và nhiều người biết. Phương pháp này dùng để giới thiệu nội dung bài giảng và kết hợp với các phương pháp khác.
Động não là quá trình tư duy và chia sẻ ý tưởng để tạo ra tối đa dữ liệu/ý kiến cho một chủ đề nhất định. Phương pháp động não là phương pháp dùng để thu thập nhiều ý kiến về một nội dung cụ thể, trong một thời gian ngắn, với tốc độ nhanh và khi thu thập các ý kiến không phê phán hoặc đánh giá mà kích thích khả năng tư duy và phản xạ của người học.
dong-nao
Động não là quá trình tư duy và chia sẻ ý tưởng
Cách sử dụng phương pháp này cần tiến hành theo 3 bước sau:
Bước 1: Người dạy nêu vấn đề hoặc đưa ra các câu hỏi cụ thể
Câu hỏi hoặc vấn đề người dạy đưa ra phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và chỉ nên đề cập đến một nội dung.
Bước 2: Người học suy nghĩ để đưa ra các ý kiến của mình và Người dạy thu thập các ý kiến.
Người học có thể nói hay ghi các ý kiến của mình vào giấy. Nếu yêu cầu người học ghi chép ý kiến thì người dạy phải chuẩn bị đầy đủ giấy (cỡ bằng ½ tờ A4) và bút từ trước.
Nên khống chế thời gian ngắn cho người học suy nghĩ, tốt nhất là 3-7 phút. Nếu vấn đề phức tạp thì thời gian suy nghĩ có thể từ 10-20 phút. Người dạy khuyến khích người học đưa ra ý kiến bằng cách cố gắng lấy ý kiến của tất cả mọi người, đưa ra các câu hỏi gợi ý và duy trì không khí và tốc độ nhanh. Không tỏ thái độ phản đối khi có ai đó nêu ý kiến chưa đúng. Nên dừng trao đổi ý kiến khi thấy không khí phát biểu đã lắng xuống và chuyển sang tổng hợp ý kiến.
Bước 3: Bổ sung, tổng hợp ý kiến và chốt lại vấn đề.
Ở bước này, người dạy cần bổ sung các ý kiến thiếu nếu cần thiết, chỉnh lại các ý kiến chưa đúng, loại bỏ đi các ý kiến sai, không liên quan và hướng các ý kiến vào nội dung cần trao đổi. Trong khi phân tích, sử dụng bút khác màu để nhấn mạnh trọng tâm, bổ sung, chỉnh sửa và khuyến khích ý kiến hay. Cuối cùng, Người dạy cần chú ý nhấn mạnh ý chính, hoặc nhắc lại các nội dung chính.
dong-nao-trao-doi
Trong khi phân tích, sử dụng bút khác màu để nhấn mạnh trọng tâm, bổ sung, chỉnh sửa và khuyến khích ý kiến hay

2. Phương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm khuyến khích người học tham gia tích cực, nhất là người ít nói, nhút nhát. Gia tăng tinh thần hợp tác và tương tác trong nhóm. Đồng thời tạo điều kiện để củng cố bài học và xây dựng mạng lưới như câu lạc bộ hoặc nhóm sở thích. Nó tạo cơ hội cho người học đưa ra các thắc mắc và nhận được giải thích từ các người học khác. Nó huy động trí tuệ, kinh nghiệm, của mọi người để cùng đạt mục tiêu chung vì có nhiều cơ hội hơn khi thảo luận với nhóm nhỏ.
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng để phân tích và giải quyết các vấn đề bài tập với nội dung trao đổi quan trọng, tương đối dài và nhiều người biết. Phương pháp áp dụng phù hợp khi có nhiều thời gian, địa điểm rộng, đủ văn phòng phẩm và số lượng người học không quá đông (ví dụ từ 6-30 người học).
thao-luan-nhom
Thảo luận nhóm khuyến khích người học tham gia tích cực, nhất là người ít nói, nhút nhát
Cách sử dụng phương pháp này cần tiến hành theo 5 bước sau:
Bước 1: Chia nhóm
Người dạy chia lớp thành các nhóm nhỏ, 6 người trong một nhóm là lý tưởng và quá đông nếu số thành viên lên đến 10. Chuẩn bị và xác định vị trí cho các nhóm thảo luận.
Có thể chia nhóm ngẫu nhiên bằng cách đếm có lặp lại một dãy số từ 1 đến số nhóm mà Người dạy muốn chia. Các người có số đếm giống nhau về cùng nhóm. Có thể chia nhóm không ngẫu nhiên bằng cách chia theo các tiêu chí như địa lý, tuổi tác, vị trí và thâm niên công tác, sở thích, giới tính….
Bước 2: Chuẩn bị cho thảo luận nhóm
Người dạy đưa ra câu hỏi/nội dung/yêu cầu cho từng nhóm và giới hạn thời gian thảo luận. Câu hỏi cần chuẩn bị trước với yêu cầu rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, tốt nhất là ghi sẵn ra các mẩu giấy để cho các nhóm gắp thăm. Đảm bảo tất cả các nhóm đã hiểu câu hỏi trước khi tiến hành thảo luận. Không nên để các nhóm thảo luận chung một nội dung/câu hỏi.
Có thể mời nhóm phân công nhóm trưởng và người trình bày kết quả. Nhiệm vụ trình bày kết quả có thể giao cho các người hay lấn át người khác hoặc các thành viên nhút nhát để khuyến khích sự tham gia của họ.
thao-luan-nhom (2)
Nhóm phân công nhóm trưởng và người trình bày kết quả
Bước 3: Người học tiến hành thảo luận.
Người học tiến hành thảo luận theo như hướng dẫn ở bước 2. Thời gian thảo luận thường từ 10-20 phút phụ thuộc vào nội dung.
Người dạy hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận bằng cách giải thích thắc mắc, gỡ bí, giúp các nhóm không đi chệch hướng… Người dạy cần thường xuyên theo dõi và nhắc nhở các nhóm về thời gian bằng cách thông báo thời gian còn lại. Nên nhớ một nguyên tắc trong quá trình hỗ trợ nhóm là không được làm thay, bổ sung trực tiếp các ý kiến mà nhóm còn thiếu.
Bước 4: Đại diện của các nhóm lên trình bày kết quả.
Phần trình bày của đại diện nhóm có thể nói, viết hoặc bằng các hình thức khác phụ thuộc vào nội dung và thời gian cho phép. Trong trường hợp nhiều nhóm cùng thảo luận một nội dung, bạn có thể yêu cầu một nhóm đại diện trình bày kết quả, còn các nhóm khác bổ sung để không lãng phí thời gian và nhàm chán khi tất cả các nhóm đều trình bày một vấn đề.
Bước 5: Người dạy tổng kết
Người dạy bổ sung các nội dung còn thiếu, phân tích kết quả, và tổng kết lại vấn đề tương tự như phương pháp động não.

3. Phương pháp quan sát thực tế

Phương pháp quan sát thực tế là quá trình trao đổi kiến thức và kinh nghiệm qua việc quan sát thực tế. Mục đích là phân tích những ví dụ điển hình về thực tế sản xuất và rút ra các bài học kinh nghiệm, đưa ra các khuyến cáo để cải thiện tình hình thực tiễn. Tương tự như phương pháp thảo luận nhóm, người dạy sẽ chỉ đóng vai trò hướng dẫn, theo dõi hỗ trợ các nhóm trong quá trình quan sát và tư vấn để người học đưa ra quyết định cuối cùng.
quan-sat-thuc-tien
Phương pháp quan sát thực tế là quá trình trao đổi kiến thức và kinh nghiệm qua việc quan sát thực tế.
Hướng dẫn và cách thực hiện phương pháp quan sát thực tế cũng tiến hành theo trình tự 6 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Người dạy xác định mục đích và nội dung quan sát để đưa ra tiêu chí cần quan sát chi tiết, cụ thể và phù hợp với mục đích đề ra. Khảo sát địa điểm từ trước và lựa chọn địa điểm nào phù hợp nhất với mục đích quan sát và khoảng cách so với lớp học. Chú ý, việc đảm bảo tuân thủ nguyên tắc vệ sinh không lây lan dịch bệnh.
Bước 2: Chia nhóm: (xem bước 1- phương pháp thảo luận nhóm)
Cử nhóm trưởng để giúp Người dạy quản lý nhóm và thư ký để ghi chép trong quá trình quan sát.
Người dạy đang hỗ trợ nhóm trong quá trình quan sát.
Bước 3: Đưa nội dung/yêu cầu và giới hạn thời gian quan sát
Người dạy đưa yêu cầu cho các nhóm và giới hạn thời gian (thông thường là 30 phút quan sát và tính thêm thời gian đi di chuyển).
Bước 4: Người học tiến hành quan sát
Người học tiến hành quan sát, hỏi thêm thông tin từ chủ hộ, thảo luận, thống nhất và ghi chép kết quả của nhóm để trình bày. Người dạy phải đi cùng nhóm để hỗ trợ và giúp nhóm trong quá trình quan sát. Nếu Người dạy có nhiều hiểu biết và kiến thức về nội dung quan sát là rất có lợi.
quan- sat- thuc- te
Thảo luận, thống nhất và ghi chép kết quả quan sát của nhóm để trình bày
 
Bước 5: Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát:
Sau khi các nhóm trình bày, Người dạy nên yêu cầu bổ sung từ các thành viên trong nhóm trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 6: Người dạy phân tích, tổng kết kết quả quan sát và tư vấn để đưa ra giải pháp hợp lý
Người dạy nên sử dụng quan sát thực tế như một bài tập tình huống để trao đổi nội dung chính. Do vậy, trong khi phân tích kết quả quan sát, Người dạy nên bổ sung hoặc đưa ra nội dung lý thuyết chính cần truyền tải. Khi đưa ra các gợi ý khắc phục các bất hợp lý nên cân nhắc để đưa ra các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện cụ thể.

4. Phương pháp thuyết trình

Thuyết trình là phương pháp tốt nhất khi sử dụng trong hoàn cảnh số lượng người học đông và hạn chế về thời gian và phương tiện giảng dạy. Thuyết trình là một phương pháp truyền thống mà người dạy sử dụng truyền tải thông tin từ bài giảng của họ đến người học.
Người dạy đóng vai trò như là một thuyết trình viên trình bày nội dung cần thiết và thông thường người học đóng vai trò là người nghe thụ động. Với phương pháp này, người học chỉ cần sử dụng tai và mắt để nghe và nhìn. Phương pháp thuyết trình thường được sử dụng với nguyên tắc là khuyến khích sử dụng giao tiếp, tương tác hai chiều để huy động tối đa sự tham gia của người học.
thuyet-trinh
Sử dụng giao tiếp, tương tác hai chiều để huy động tối đa sự tham gia của người học.
Cách sử dụng phương pháp này cần tiến hành theo 4 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị nội dung theo trình tự lô-gíc và các giáo cụ trực quan hỗ trợ cho nội dung trình bày. Nội dung cần phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và phù hợp với người học.
Bước 2: Giới thiệu
Giới thiệu chủ đề và các nội dung chính sẽ trình bày một cách ngắn gọn và ấn tượng để thu hút người học.
Bước 3: Trình bày nội dung và trả lời các câu hỏi của người học
Các nội dung trình bày theo thứ tự đã giới thiệu ở bước 2. Kết thúc phần trước và sau khi bắt đầu phần tiếp theo phải có phần chuyển tiếp. Trong khi thuyết trình nên:
• Nói với tốc độ vừa phải, âm lượng đủ nghe và rõ ràng. Nếu cảm thấy căng thẳng, có thể nói chậm rãi hơn hoặc dừng nói trong một vài giây để lấy bình tĩnh.
• Sử dụng ngôn ngữ hình thể để tạo không khí thân mật và cuốn hút người học. Sử dụng mắt để giao tiếp với tất cả các người học.
Lựa chọn vị trí phù hợp và dễ quan sát bao quát lớp.
• Sử dụng trang thiết bị và giáo cụ trực quan hỗ trợ bài như bảng, giáo cụ trực quan để huy động nhiều giác quan của người học.
• Sử dụng kết hợp các phương pháp khác như động não để tăng thông tin trao đổi hai chiều.
Để tăng cường thông tin hai chiều, sau khi trình bày xong tất cả các nội dung, Người dạy phải dành thời gian để người học đưa ra các câu hỏi và trả lời các câu hỏi của họ.
thuyet-trinh-2
Sử dụng trang thiết bị và giáo cụ trực quan hỗ trợ bài như bảng, giáo cụ trực quan để huy động nhiều giác quan của người học.
Bước 4: Tóm tắt và kết luận
Sau khi trả lời các câu hỏi của người học, Người dạy nên tóm tắt ngắn gọn và tổng kết nội dung vừa trao đổi để giúp người học nhớ lâu hơn.

5. Phương pháp tư vấn

Phương pháp này tạo cho người học tính chủ động và sáng tạo trong quá trình đưa ra quyết định. Như vậy vấn đề có thể được giải quyết một cách có hiệu quả và hữu ích cho người học. Phương pháp tư vấn thường được sử dụng với các nội dung liên quan đến giải quyết vấn đề hiện tại, khi người học đang yêu cầu và tìm kiếm các tư vấn. Sử dụng phương pháp này giúp nâng cao khả năng tự xác định vấn đề của người học/nông dân và hỗ trợ họ trong quá trình đề xuất nhu cầu của mình.
Tư vấn là việc cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan để giúp người cần tư vấn đưa ra quyết định. Tư vấn có thể là tư vấn cho nhóm hoặc cho cá nhân. Phương pháp tư vấn được sử dụng với nguyên tắc gợi ý hướng giải quyết mà không phải là quyết định thay cho người học. Do đó quá trình phân tích để đi đến tư vấn của người tư vấn (Người dạy) phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và thực tế.
tu-van (2)
Tư vấn là việc cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan để giúp người cần tư vấn đưa ra quyết định
Cách sử dụng phương pháp này cần tiến hành theo 6 bước sau:
Bước 1: Giới thiệu
Người tư vấn và đối tượng cần tư vấn cần bắt đầu với việc giới thiệu về mình và mục đích của tư vấn (đưa ra nhu cầu của mình).
Bước 2: Hỏi
Người tư vấn tìm hiểu về nhu cầu và khó khăn mà đối tượng cần tư vấn (người học) đang gặp phải. Đặt câu hỏi, quan sát và thái độ ứng xử trong giao tiếp là các kỹ năng quan trọng của người làm tư vấn.
Bước 3: Trả lời
Đưa ra các giải pháp cho các vấn đề mà đối tượng đang gặp phải. Phân tích và nêu ra các điểm lợi và bất lợi của các giải pháp đó. Để có hiệu quả sử dụng cao, sử dụng hiện trường trong quá trình tư vấn là cần thiết. Người tư vấn nên thăm, quan sát, hỏi và tư vấn ngay tại hiện trường để hiểu vấn đề rõ ràng hơn.
Bước 4: Giúp đỡ/hỗ trợ
Giúp người cần được tư vấn lựa chọn một giải pháp thích hợp bằng cách tìm hiểu các thông tin như dự định, mục đích và khả năng của đối tượng, mong muốn sử dụng giải pháp nào và lý do tại sao chọn giải pháp đó, khó khăn và bất lợi có thể xẩy ra khi dùng giải pháp đó.
tu-van
Giúp người cần được tư vấn lựa chọn một giải pháp thích hợp
 
Bước 5: Giải thích
Giải thích và hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về cách sử dụng đúng giải pháp đã lựa chọn. Đặc biệt chú ý đến các tác dụng tiêu cực. Nên đề nghị đối tượng nhắc lại để kiểm ra mức độ nắm bắt thông tin. Đưa tài liệu hướng dẫn kèm theo nếu có.
Bước 6: Hẹn quay lại hoặc phản hồi lại thông tin
Người dạy và người học ấn định thời gian cho cuộc gặp lần sau để đánh giá kết quả tư vấn.
Không phải bất cứ một cuộc tư vấn nào cũng tiến hành đủ 6 bước trên. Tuỳ theo hoàn cảnh, đối tượng
 
Các phương pháp này thì người học đều phải tham gia với vai trò chủ động trong môi trường học tích cực, trong khi người dạy đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, bổ sung, tổng kết và kết luận vấn đề. Trong khi sử dụng, mỗi phương pháp có những đặc điểm riêng. Hiệu quả của bài giảng phụ thuộc rất nhiều vào lựa chọn và áp dụng phương pháp có phù hợp hay không. Đại học sư phạm Hà Nội luôn là địa chỉ tin cậy để bạn nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, bạn có thể tham khảo link : Thông báo tuyển sinh Lớp Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm cho giáo viên các trường Trung cấp chuyên nghiệp. (hnue.edu.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *