Nội dung chính của bài viết
- 1. Giáo dục giới tính là gì?
- 2. Tại sao phải giáo dục giới tính cho con?
- 3. Giáo dục giới tính cho trẻ theo độ tuổi
- 4. 8 phương pháp giáo dục giới tính cho con
- 4.1 Nói với con về giáo dục giới tính càng sớm càng tốt nhưng không được vội vã
- 4.2 Trung thực và cởi mở giữa cha mẹ và con cái:
- 4.3 Đưa ra câu hỏi và câu trả lời phù hợp với lứa tuổi:
- 4.4 Giáo dục giới tính cho trẻ qua sách báo, truyền hình, internet…:
- 4.5 Dùng ngôn từ đơn giản và đáng tin cậy
- 4.6 Cả bố và mẹ đều phải tham gia:
- 4.7 Hướng dẫn sử dụng bao cao su là cách để giáo dục giới tính cho trẻ:
- 4.8 Dạy trẻ “Quy tắc quần lót”, “Quy tắc 5 ngón tay”:
- 5. Hậu quả khi không giáo dục giới tính cho trẻ

1. Giáo dục giới tính là gì?
Giáo dục giới tính là việc cung cấp thông tin về cơ thể, sự phát triển cơ thể, giới tính, tình dục và các mối quan hệ, cùng với việc xây dựng kỹ năng để giúp trẻ giao tiếp và đưa ra quyết định sáng suốt về tình dục và sức khỏe tình dục của mình.
Giáo dục giới tính cho trẻ là một phần của giáo dục sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm thông tin về tuổi dậy thì và sinh sản, kiêng cữ, tránh thai và bao cao su, các mối quan hệ, phòng chống bạo lực tình dục, xu hướng tình dục, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục…

Cha mẹ và gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục giới tính cho con cái. Bởi cha mẹ là người gần gũi cũng như là người đầu tiên phát hiện được sự trưởng thành về mặt sinh lý của con mình, ý thức cho con về mặt tâm, sinh lý tình cảm, Hơn nữa cha mẹ là người ảnh hưởng nhất đối với con, được coi là mẫu mực cho con trông vào.
Cha mẹ không nên dựa hết vào hệ thống trường học để dạy giáo dục giới tính. Nếu con được dạy giáo dục giới tính ở trường, hãy cùng con bạn xem lại. Hỏi con về những gì chúng đã học được, thái độ và cách hiểu của chúng…
2. Tại sao phải giáo dục giới tính cho con?

3. Giáo dục giới tính cho trẻ theo độ tuổi
3.1 Giáo dục giới tính cho trẻ dưới 3 tuổi
3.2 Giáo dục giới tính cho trẻ từ 3-5 tuổi
3.3 Giáo dục giới tính cho trẻ ở độ tuổi 6-8 tuổi

3.4 Giáo dục giới tính lứa tuổi Thiếu niên: 9 đến 12 tuổi
3.5 Giáo dục giới tính lứa tuổi Thanh thiếu niên: 13 đến 18 tuổi

4. 8 phương pháp giáo dục giới tính cho con
4.1 Nói với con về giáo dục giới tính càng sớm càng tốt nhưng không được vội vã
Trẻ cần được giáo dục giới tính càng sớm càng tốt, tuy nhiên nếu con bạn chưa sẵn sàng mở lòng với cha mẹ khi đề cập đến vấn đề này thì cũng đừng quá vội vàng; Nên nói chuyện một cách tự nhiên, khéo léo từng chút một để không làm trẻ sợ hãi, ngại ngùng.
Chìa khóa của việc này đó là bắt đầu cuộc hội thoại theo một ngữ cảnh nhất định nào đó và giải thích cho con bằng những từ ngữ đơn giản. Hãy cố gắng để trở thành một người bạn tin cậy của con để con không ngần ngại khi nói với bạn những vấn đề mà con quan tâm hay gặp phải.
4.2 Trung thực và cởi mở giữa cha mẹ và con cái:
Trung thực và cởi mở giữa cha mẹ và con cái là rất quan trọng, đặc biệt là khi con bạn ở tuổi vị thành niên. Cha mẹ giao tiếp cởi mở là tiền đề để nuôi dạy những đứa trẻ tự tin, tích cực về cơ thể và hiểu được giá trị của mình.

Nếu cha mẹ nói chuyện và lắng nghe con mình từ khi còn rất nhỏ, chúng sẽ có những thói quen rất hữu ích khi ở tuổi thanh thiếu niên. Con sẽ cảm thấy thoải mái khi nói về những gì con đang làm và với ai, sẽ khuyến khích trẻ kể cho cha mẹ nghe về các chi tiết trong cuộc sống của chúng khi chúng lớn hơn.
Tránh chỉ trích và đổ lỗi. Nếu bạn tức giận về điều gì đó mà con bạn đã làm, hãy giải thích lý do tại sao bạn không muốn chúng làm lại điều đó. Thu hút cảm giác đồng cảm của chúng để chúng cảm thấy được an toàn, được che chở.
4.3 Đưa ra câu hỏi và câu trả lời phù hợp với lứa tuổi:
Điều này có nghĩa là giải thích mọi thứ theo cách mà con bạn có thể hiểu được dựa trên độ tuổi và mức độ phát triển của chúng. Đừng làm cho con quá tải thông tin.
Tìm hiểu những gì con đã biết và con đã nghe nó từ đâu. Bằng cách này, bạn có thể sửa bất kỳ thông tin sai lệch nào ngay từ đầu.
4.4 Giáo dục giới tính cho trẻ qua sách báo, truyền hình, internet…:
Hiện trên thị trường có rất nhiều cuốn sách hay, phù hợp với lứa tuổi về giới tính, tình dục và sinh sản cho cả cha mẹ và trẻ em. Cha mẹ cần tìm hiểu và chọn lọc những cuốn sách phù hợp với trẻ; Cùng con đọc và thảo luận sẽ giúp con tiếp cận được những thông tin tích cực, chính xác.
Ngoài ra còn có rất nhiều các video, clip, các chương trình truyền hình đã được xây dựng và làm rất công phu, chi tiết; Cha mẹ hãy nắm bắt cơ hội để tiếp cận cũng như đề cập đến vấn đề giới tính, tình dục: Khi một chương trình TV đặt ra các vấn đề về giới tính, về hành vi tình dục, hãy sử dụng nó làm bàn đạp để thảo luận, khai thác những suy nghĩ, quan điểm của con, từ đó hướng con đến những giá trị cốt lõi có trách nhiệm đối với bản thân mình: Ví dụ như khi đang xem chương trình truyền hình nói về phụ nữ mang thai, phụ huynh có thể hỏi: “Đố con biết mang thai là gì?”.
Chủ động cho con xem những chương trình, những Video phù hợp với độ tuổi: Ví dụ, Nếu con hỏi về việc mẹ sinh con ra như thế nào, cha mẹ có thể cho con xem những video về hành trình của một chú “nòng nọc” đi tìm trứng; Sự hình thành của một em bé trong bụng mẹ; Quá trình em bé sinh ra đời và lớn lên. Dần dần những cuộc trò chuyện về chủ đề giáo dục giới tính giữa bạn và con sẽ trở nên dễ dàng và cởi mở hơn.
4.5 Dùng ngôn từ đơn giản và đáng tin cậy
Nếu phải trình bày về vấn đề chuyên môn, phụ huynh nên giải thích ở mức độ mà con có thể hiểu được. Một đứa trẻ mầm non sẽ chẳng thể hiểu được cơ chế rụng trứng, tuy nhiên trẻ có thể tỏ ra thích thú khi biết được phụ nữ cũng có trứng để sinh con.
Nếu một số thắc mắc của trẻ bạn không biết phải trả lời bé như thế nào, đừng tùy tiện “vẽ” ra thông tin, hãy thẳng thắn nói với con rằng hiện tại bạn cũng chưa hiểu rõ về vấn đề này và hẹn con một dịp nào đó sẽ giải đáp. Ngay sau đó, phụ huynh nên tìm hiểu thông tin rõ ràng và giải đáp lại cho bé một cách chính xác.
4.6 Cả bố và mẹ đều phải tham gia:
Khi cả bố và mẹ đều tham gia vào việc giáo dục giới tính cho trẻ thì trẻ sẽ thấy rằng tất cả mọi người đều có thể tham gia thảo luận bình đẳng về vấn đề này. Điều này sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho con khi nói chuyện về những vấn đề nhạy cảm liên quan đến giới tính cũng như biết cách giao tiếp tế nhị hơn trong các mối quan hệ thân mật khi con trưởng thành.
4.7 Hướng dẫn sử dụng bao cao su là cách để giáo dục giới tính cho trẻ:
Dạy con cách sử dụng bao cao su không phải là khuyến khích bé quan hệ tình dục khi chưa đủ tuổi. Mà đây là một phần quan trọng trong việc giáo dục giới tính, giúp bé tránh được nguy cơ do quan hệ tình dục không an toàn.
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ em thì từ 14-16 tuổi là giai đoạn cần thiết để trẻ cần được dạy về an toàn tình dục và tính năng của bao cao su. Cha mẹ hãy bắt đầu nói chuyện về những chiếc bao cao su với con mình một cách tự nhiên, cởi mở như những người bạn.

Cha mẹ nên giúp trẻ hiểu rằng việc sử dụng bao cao su cũng bình thường như việc chọn mua quần áo. Hãy hướng dẫn bé về thương hiệu bao cao su nên mua, loại bao cao su an toàn đối với sức khỏe, cách đeo bao cao su đúng, cách tháo bao cao su sau khi quan hệ và cách xử lý khi bao cao su bị rách… Khi được trang bị đầy đủ kiến thức, trẻ sẽ không cần phải giấu giếm cha mẹ để tự tìm hiểu và thực hành nữa. Qua đó, nguy cơ quan hệ không an toàn do thiếu hiểu biết cũng giảm đi đáng kể.
Cha mẹ cũng có thể lồng ghép những kiến thức về hậu quả của quan hệ tình dục không an toàn thông qua những câu chuyện thực tế, nếu có nhân vật thật mà cả con biết thì càng tốt. Khi con càng có được nhiều kiến thức về tình dục, con sẽ càng tránh được những hệ lụy từ việc quan hệ bừa bãi.
4.8 Dạy trẻ “Quy tắc quần lót”, “Quy tắc 5 ngón tay”:
Để giúp trẻ tránh bị xâm hại tình dục, một trong những quy tắc bố mẹ có thể dạy con là “quy tắc đồ lót”, “quy tắc 5 ngón tay”. những quy tắc này cực đơn giản, sẽ giúp trẻ có thể tránh xa những đối tượng nguy hiểm và bảo vệ chính bản thân mình.
Tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em NSPCC (Anh) đã xây dựng bộ “Quy tắc đồ lót” – “Talking PANTS” để hướng dẫn các phụ huynh giáo dục con tự bảo vệ mình trước yêu râu xanh.

“Quy tắc 5 ngón tay” trong giao tiếp giúp trẻ tự bảo vệ mình
Bàn tay của bé có 5 ngón và cũng được chia thành 5 vòng tròn giao tiếp. Cha mẹ có thể dạy con xác định được 5 nhóm người thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, từ đó đưa ra định hướng giao tiếp phù hợp, giúp trẻ tránh bị lạm dụng, mua chuộc hay xâm hại tình dục.

5. Hậu quả khi không giáo dục giới tính cho trẻ
Hiểu không đủ, không đúng về giới tính dẫn đến nhiều nguy cơ xấu.
Không có kinh nghiệm giữ gìn bản thân trước cạm bẫy xã hội.
Dễ lây nhiễm các bệnh xã hội, bệnh liên quan đến tình dục.