Nội dung chính của bài viết
- 1. Tạo môi trường giao tiếp
- 2. Dạy con cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể
- 3. Kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm
- 4. Làm tấm gương sáng cho trẻ
- 5. Tăng hoạt động ngoại khóa, tiếp xúc bên ngoài
- 6. Tạo môi trường teamwork (làm việc nhóm) cho trẻ.
- 7. Dạy con học hỏi cách giao tiếp thông qua sách báo, Ti vi
- 8. Tạo môi trường cởi mở trong gia đình
- 9. Khuyến khích trẻ tham gia kể truyện, đọc thơ
- 10. Trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp
1. Tạo môi trường giao tiếp
Môi trường giao tiếp và sự tác động của người lớn rất quan trọng với sự phát triển khả năng giao tiếp của trẻ. Tạo môi trường dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em và giúp trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời.Bố mẹ và giáo viên luôn phải dùng nhiều trò chơi, câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ tự nhiên hơn.
Khi đưa con đi chơi công viên, nhà sách hay thăm hỏi những người thân, bé sẽ có dịp làm quen với nhiều người, học cách ghi nhớ phải xưng hô như thế nào? Phải trả lời các câu hỏi ra sao? Khi ra về phải nói những gì? Dần dần, bé sẽ có thói quen giao tiếp đúng. Cha mẹ khuyến khích bé ghi nhớ cuộc hội thoại của mình bằng cách hỏi bé vừa trò chuyện với ai? Nội dung cuộc trò chuyện là gì?

2. Dạy con cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể được hiểu một cách đơn giản là những biểu cảm của khuôn mặt hoặc hành động, cử chỉ của các bé. Cha mẹ có thể khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ bằng cách tăng các ngôn ngữ cơ thể
Việc cha mẹ kết hợp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ cơ thể sẽ tạo cho con cách tư duy linh hoạt hơn. Do đó cha mẹ hãy tích cực luyện tập cùng con phương pháp này nhé.
3. Kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm
Không phải đứa trẻ nào cũng hoạt ngôn từ bé và sẵn sàng chia sẻ khi được hỏi. Do đó, người lớn cần biết kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm của trẻ. Cách đơn giản là trò chuyện với trẻ nhiều hơn, sử dụng các câu hỏi mở,….
Ví dụ: Khi ăn, có thể hỏi: “Các con thích món nào nhất?”. “Ở nhà các con thích ăn gì?”, “Hôm nay con đi học có vui không?”…
Khi trẻ thấy được quan tâm, trẻ cũng sẽ thoải mái chia sẻ về mọi việc hơn.

4. Làm tấm gương sáng cho trẻ
Trẻ em thường bắt chước rất nhanh. Do vậy, phụ huynh, thầy cô cần có kỹ năng giao tiếp tốt để ứng xử khéo léo với trẻ. Người lớn cần là tấm gương sáng để trẻ học hỏi, noi theo. Trẻ có nhiều khả năng “làm như bố mẹ làm” bất kể bố mẹ nói gì. Những phụ huynh làm gương tốt cho con cái là những người cực kỳ giỏi giao tiếp với người khác.
5. Tăng hoạt động ngoại khóa, tiếp xúc bên ngoài
Hãy so sành một đứa trẻ thường xuyên được tham gia các hoạt động ngoại khóa với một đứa trẻ chỉ ở trong nhà, ít tiếp xúc, mọi người sẽ thấy rõ sự khác biệt phải không? Ngày nay, trẻ em thường được cho ra ngoài làm quen với thế giới bên ngoài từ sớm, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nhờ đó, trẻ sẽ năng động hơn, hiểu biết nhiều hơn

6. Tạo môi trường teamwork (làm việc nhóm) cho trẻ.

7. Dạy con học hỏi cách giao tiếp thông qua sách báo, Ti vi
Sách báo, phim ảnh, các chương trình được phát trên truyền hình…là những tài liệu bổ ích cho việc phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ. Cha mẹ có thể đọc truyện hoặc cùng con xem một chương trình truyền hình, sau đó bạn khuyến khích tính chủ ddoognj cũng như khả năng ghi nhớ của bé bằng cách đặt ra các câu hỏi như : “Com cảm thấy thế nào?”, “Con thấy nhân vật trong phim ra sao?”. “Con có muốn trở thành các nhận vật đó không?”…..
Tuy nhiên, nếu con bạn dưới 2 tuổi, bạn nên hạn chế cho bé ngồi trước màn hình ti vi, thay vào đó hãy đọc truyện và yêu cầu bé tái hiện lại câu truyện thông qua các câu hỏi giao tiếp bạn đưa ra.

8. Tạo môi trường cởi mở trong gia đình
Trẻ nhỏ còn phát âm chưa chuẩn, diễn đạt chưa đúng, lúc này chúng ta cần cha mẹ đọng viên. Mỗi câu chuyện kể cho con, cha mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe, nếu điều gì con làm chưa đúng hoặc phát âm chưa chuẩn, có thể chỉ bảo con
9. Khuyến khích trẻ tham gia kể truyện, đọc thơ

10. Trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp

Trẻ em như tờ giấy trắng, cha mẹ có thể viết lên tờ giấy đó những kiến thức và truyền đạt cho bé qua mỗi ngày. Qua bài viết, thầy cô và các phụ huynh có thể thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mần non. Đồng thời, mọi người cũng biết nhiều biện pháp để giúp bé hình thành, rèn luyện kỹ năng này. Thầy cô và phụ huynh hãy cùng kiên nhẫn giúp các con phát triển toàn diện nhé!